banner

Bệnh gút là bệnh gì thực phẩm tốt cho người bệnh gút

Thẩm định nội dung

Bác Sĩ Tạ Hồng Duyên

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên Chuyên khoa I sản - phụ khoa Đa khoa Quốc Tế Hà Nội, Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Bệnh gút đang dần trở nên phổ biến hơn mỗi ngày, tỷ lệ người trẻ bị mắc bệnh gout ngày một gia tăng. Sự thiếu nhận thức về cách phòng tránh bệnh là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gút tăng cao. Bệnh gút nguyên nhân do đâu, dấu hiệu nhận biết và mức độ nguy hại của bệnh gút là gì.

Bệnh gút là gì?

Bệnh gút hay bệnh gout còn gọi là bệnh thống phong là tình trạng sưng và đau đớn nhiều ở các khớp tay khớp chân, gút thường xảy ra ở khớp ngón chân, khớp ngón tay, đầu gối, cổ chân,… Bệnh gút nguyên nhân chính là do sự chuyển hóa acid uric trong máu bị rối loạn dẫn tới tinh thể muối urat hình thành ở các khớp gây ra tình trạng tắc nghẽn sưng và đau.

bệnh gút là gì

Để nhận biết bản thân có bị mắc bệnh gout hay không bệnh nhân cần phải xét nghiệm dựa vào chỉ số acid uric trong máu rồi mới kết luận chính xác được. Acid uric ngoài đóng vai trò là kích thích não bộ phát triển thì còn có nhiễm vụ là chất chống oxy hóa cực tốt. Tuy nhiên một khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao các axit acid không thể đào thải hết ra bên ngoài chất này sẽ bị lắng đọng tại các khớp và kết tủa thành muối urat, khiến các khớp bị viêm sưng và đau.

Bị bệnh gút nguyên nhân do đâu?

Ở người bình thường khỏe mạnh, chỉ số acid uric trong máu sẽ luôn giữ ở mức cố định là: 210 – 420 umol/L đối với nam giới và 150 – 350 umol/L đối với nữ giới. Khi chất acid uric trong thận không được thải hết ra ngoài hoặc trong chu trình tạo ra acid gặp vấn đề nghiêm trọng sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh gút.

nguyên nhân bệnh gút

Mặc dù, tinh thể urat ở các khớp bị dư thừa có thể tồn tại nhiều năm mà không gây biến chứng, tuy nhiên, khi urat ở mức độ quá nhiều sẽ gây viêm, gây đau nhức ở các khớp.

Ngoài ra, khi cơ thể của bạn tiêu thụ quá nhiều Purine một chất tự nhiên có ở trong thực phẩm (gặp nhiều ở động vật nuôi ngoài tự nhiên và một số loại rau, sữa,…) sẽ khiến cơ thể sản sinh ra nhiều chất acid uric dư thừa.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến phát sinh bênh gout ở người cần phải chú ý đến như:

Nguyên nhân bệnh gút thứ phát

Một khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh gout. Tuy nhiên, khi bản thân bạn đang bị mắc các bệnh lý liên quan đến máu như: Đau tủy xương; đa hồng cầu;… thì khả năng bị bệnh gút cũng cao hơn người bình thường.

Nguyên nhân bệnh gút nguyên phát 

Nguyên nhân nguyên phát bị bệnh gút là do những nguyên nhân cơ địa hoặc do yếu tố di truyền gây ra. Trong gia đình có người đã từng bị mắc bệnh gout thì bản thân tỷ lệ mắc bệnh gút là rất cao bên cạnh đó do chế độ ăn uống hàng ngày thiếu cân bằng cũng là một yếu tố quan trọng gây ra tình trạng bệnh gút ở người.

Dấu hiệu triệu chứng nhận biết bệnh gút

dấu hiệu bệnh gout

Bệnh gút được chia ra làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn của bệnh gout sẽ có các dấu hiệu, triệu chứng nhận biết khác nhau cụ thể:

  • Bệnh gout ở giai đoạn đầu nồng độ acid uric trong máu tăng cao bất thường
  • Giai đoạn 2 các khớp xương: khớp ngón chân, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay xuất hiện các cơn đau nhức không ngừng
  • Người mắc bệnh gout sẽ thấy các khớp xương trở nên sưng tấy đỏ và nóng.
  • Ở giai đoạn 3 người bệnh gút gặp khó khăn trong quá trình di chuyển cũng như trong sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh gút có nguy hiểm không?

Bệnh gout không phải là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng của người bệnh và có thể điều trị được. Tuy nhiên các hệ lụy mà bệnh gút gây ra cũng vô cùng phức tạp và khó chịu. Bệnh gút có thể gây đau nhức các khớp khiến người bệnh không thể tập trung làm việc, khó khăn trong khi đi lại và sinh hoạt, các cơn đau đến thường xuyên khiến người bệnh trải qua cảm giác rất khổ sở.

bệnh gút có nguy hiểm không

Nguy hại hơn, bệnh gout nếu như không được điều trị sớm và đúng phương pháp, người bệnh có thể đối mặt với các căn bệnh nguy hiểm hơn như:

  • Sỏi thận
  • Độ lọc của thận bị suy giảm
  • Nguy cơ cao bị hoại tử các khớp
  • Khớp bị thoái hóa
  • Tăng nguy cơ bị ung thư 
  • Khiến nam giới bị rối loạn cương dương

Các biến chứng do bệnh gout gây ra hoàn toàn có thể được khắc phục và khống chế trước nếu như người bệnh điều trị bệnh gút đúng phương pháp đồng thời có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

Bệnh gút nên ăn gì?

Đa số các trường hợp bệnh gút gây ra là do việc sử dụng thực phẩm không lành mạnh nhiều chất Purine . Đồng thời còn khiến bệnh chuyển biến ngày một nghiêm trọng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị. Vì thế bệnh gút nên ăn gì là một trong những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm.

Theo các chuyên gia y tế, người bị mắc bệnh gout cần bổ sung các thực phẩm dưới đây để ngăn chặn tiến trình phát triển của bệnh như:

Trái cây tươi

Người bị bệnh gout nên ăn nhiều trái cây tươi, nhất là những trái cây có hàm lượng vitamin C dồi dào như: cam; bưởi; dâu tây;… Hàm lượng vitamin C có công dụng giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Đồng thời còn có khả năng chống viêm, chống oxy hóa. Giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng.

Thịt trắng

Nhiều bệnh nhân thắc mắc bệnh gút có ăn được thịt gà không? Một trong những loại thịt trắng mà người bị gout cần ăn để cơ thể không bị thiếu chất đạm chính là ức gà. Các thành phần có trong ức gà có khả năng chống lại sự kết tủa của axit uric.

bệnh gút nên ăn gì

Lưu ý: khi ăn thịt gà, các bạn chỉ ăn ức gà và không nên ăn quá nhiều, thịt gà nên ăn dưới dạng là hấp hoặc luộc. Cần ăn kèm thêm rau xanh, thịt gà phải nấu chín, không ăn tái.

Ngoài ra, người bị mắc bệnh gout cần phải ăn thêm các loại thực phẩm khác như:

  • Trứng
  • Dầu oliu
  • Trà xanh
  • Rau củ
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Uống nhiều nước

Bệnh gút uống sữa được không?

Một trong những loại thực phẩm tốt cho người bệnh gout đó là các sản phẩm được làm từ sữa và sữa. Sữa là một trong những thực phẩm chứa rất ít purin. Hơn nữa, trong sữa có chứa một số protein có khả năng ức chế, kháng viêm. Đồng thời còn thức đẩy quá trình đào thải axit uric qua thận nhanh hơn so với bình thường.

Các bạn nên uống các loại sữa tách béo, sữa ít đường hoặc không đường để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, sữa đậu nành là loại sữa không tốt cho người bị mắc bệnh gout vì thế người mắc bệnh gút tuyệt đối không sử dụng sữa đậu nành.

Bệnh gút uống cà phê được không?

“Có” sẽ là câu trả lời dành cho những ai đang quan tâm đến vấn đề bệnh gout có được uống cà phê không? Trong các phê có chứa nhiều hợp có khả năng làm giảm nồng độ axit uric bằng cách tăng tốc độ cơ thể bài tiết axit uric. Thêm vào đó, cà phê còn cạnh tranh với enzym giúp phân hủy purin trong cơ thể. Khiến cho quá trình tạo ra axit uric bị suy giảm. Vì thế, khi bị mắc bệnh gout các bạn nên uống từ 1 ly cà phê hằng ngày.

Bệnh gút có ăn được ớt không?

Vitamin C là hoạt chất chống oxy hóa tuyệt vời có công dụng làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ớt chuông có hàm lượng vitamin C rất dồi dào. Vì thế, ớt là một trong những thực phẩm người bị gout có thể ăn.

Tuy nhiên, với ớt đỏ thì người bị bệnh gout không nên ăn. Bởi nếu ăn vào sẽ khiến mức độ của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh gút có ăn được xôi không?

Thực phẩm tiếp theo mà người bị bệnh gout nên ăn chính là xôi. Bởi xôi có hàm lượng calo khá là cao nhưng giá trị puri thấp, rất tốt cho người bị bệnh gout.

Tuy nhiên, các bạn không nên ăn xôi quá nhiều nếu không dạ dày sẽ bị ảnh hưởng. Khi ăn xôi không nên ăn kèm với thịt bò và xúc xích.

Bệnh gút có ăn được mướp không?

Mướp là một trong những loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin cùng với nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. 

Bên cạnh đó, hàm lượng protein trong mướp lại không quá cao. Vì thế, người bị mắc bệnh gout có thể bổ sung mướp vào trong thực đơn của mình.

Bệnh gút có ăn được thịt lợn không?

Người mắc bệnh gút không nên ăn nhiều thịt lợn, đặc biệt là thịt lợn đỏ. Thịt lợn là thực phẩm rất quen thuộc thường có trong mỗi bữa của người việt dễ ăn và dễ sử dụng. Do đó, bệnh nhân bị mắc bệnh gout có được ăn thịt lợn không? là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Thịt lợn là loại thịt có chứa hàm lượng protein cao, thêm vào đó lại nhiều vitamin thiết yếu, tốt cho sức khỏe.  

Tuy nhiên theo nghiên cứu cứ 100g thịt lợn có chứa khoảng 150 – 200mg purin. Có thể thấy hàm lượng purin này khá là cao, nếu ăn thịt lợn nhiều sẽ làm tăng hàm lượng axit uric trong máu. Vì thế, thịt lợn là thực phẩm người bị bệnh gout đặc biệt hạn chế ăn.

Bệnh gút uống nước dừa được không?

Dừa là một loại thức uống cực tốt cho sức khỏe, vào ngày nóng bức dừa sẽ giúp thanh nhiệt giải độc tốt cho cơ thể. Khi sử dụng nước dừa thường xuyên sẽ giúp dạ dày luôn sạch, các loại vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. Trong y học hiện đại, thì dừa là vị thuốc có công dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý như: 

  • Giảm các bệnh lý về tim mạch
  • Giúp ổn định huyết áp
  • Ngăn ngừa sỏi thận

Vì thế, dừa là một trong những loại nước uống khá là tốt cho những bệnh nhân bị mắc bệnh Gout bệnh nhân có thể dùng thường xuyên mà không lo hàm lượng purin tăng cao.

Bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không?

Y học hiện đại cho rằng, trong xương hổ có chứa nhiều các thành phần như: Calcium phosphate; Calcium carbonate; Collagen; Magiesium; Phosphate; Mỡ; …. Các thành phần này không có tác dụng đối với các triệu chứng do bệnh gout gây ra. Vì thế, thực tế người mắc bệnh gout có thể sử dụng được cao hổ cốt. Tuy nhiên chỉ sử dụng cao hổ cốt ở mức độ vừa phải, tránh lạm dụng.

Bệnh gút có ăn được rau muống không?

Không, người mắc bệnh gút tuyệt đối không nên ăn rau muống. Hàm lượng purin trong rau muống rất cao. Người bị bệnh gout khi ăn rau muống sẽ khiến nồng độ axit uric trong máu tăng nhanh chóng. Người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau bùng phát tức thì.

Nguy hại hơn, trong rau muống còn chứa hàm lượng oxalat cao. Người bị bệnh gout nếu ăn vào sẽ làm tăng nguy cơ kết tủa tinh thể urat, gây nên sỏi thận. 

Vì thế, rau muống là một trong những loại rau mà người bị bệnh gout cần phải tránh xa. Nếu tiếp tục ăn rau muốn bệnh nhân gout sẽ khiến bản thân phải đối mặt với nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Bệnh gút ăn được thịt gì?

Theo các chuyên gia cũng như theo các mục mà bài viết đã phân tích thì người mắc bệnh gout chỉ nên ăn thịt gà (ức gà). Bên cạnh đó, người bệnh có thể ăn thịt từ các loại cá. Ngoài ra, người bệnh gút có thể ăn thịt lợn nhưng cần ăn với số lượng vừa phải, một tuần chỉ nên ăn 1-2 lần cực hạn chế, nhớ bổ sung nhiều nước cho cơ thể thanh lọc tốt hơn.

Bệnh gút có ăn được thịt vịt không?

Trong thịt vịt có chứa chất đạm, calorie cùng với nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hàm lượng purin trong thịt vịt cũng tương đối cao. Khi được dung nạp vào cơ thể nó sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành axit uric. Vì thế, để bệnh gout không chuyển biến nặng, các bạn không nên ăn thịt vịt. 

Bệnh gút ăn đậu que được không?

Đậu que là thực phẩm có hàm lượng calo thấp, lại không chất béo nhưng lại giàu vitamin và các khoáng chất. Vì thế, người bị bệnh gout hoàn toàn có thể bổ sung đậu que vào danh sách thực đơn cho mình mà không cần quá lo lắng.

Bệnh gút kiêng gì?

Người mắc bệnh gout cần phải đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của bản thân nếu như không muốn bệnh tiến triển nặng hơn. Chế độ dinh dưỡng không khoa học là một trong những nguyên nhân khiến bệnh gout ngày một nghiêm trọng. Vì thế, trong khi còn đang mắc bệnh, người bị bệnh gout cần kiêng các loại thực phẩm đồ uống như:

  • Các loại thịt đỏ như: thịt bò; thịt dê;…
  • Nội tạng động vật như: gan; tim; bao tử; thận;…
  • Thịt gà tây, thịt ngỗng
  • Các loại hải sản hàm lương purin cao
  • Rượu bia, nước uống có đường
  • Các loại thực phẩm chế biến sẵn đã được đóng hộp

Bệnh gút kiêng ăn rau gì?

Mặc dù các loại rau thường tốt cho sức khỏe tuy nhiên đối với bệnh nhân gút thì cần tránh xa rất nhiều loại rau có nhiều Purin. Các loại rau người mắc bệnh gout cần phải tránh ngay là:

  • Đậu lăng
  • Đậu đen
  • Đậu phộng
  • Đậu hà lan
  • Đậu trắng
  • Đậu xanh
  • Cải xoăn
  • Su hào
  • Rau muống…

Bệnh gút có di truyền không?

Một trong những nguyên nhân khiến các bạn dễ bị mắc gout là do yếu tố di truyền, tức là trong gia đình đã có người bị mắc bệnh gout thì bản thân nguy cơ mắc bệnh cũng rất cao. Vì thế “CÓ” sẽ là câu trả lời cho thắc mắc “bệnh gút có di truyền không?” kiểm tra sức khỏe bản thân và gia đình thường xuyên là phương pháp phòng tránh bệnh gút rất quan trọng cần được quan tâm nhiều hơn. Hàng năm định kỳ các thành viên gia đình nên có một đợt kiểm tra sức khỏe tổng thể không chỉ phòng tránh bệnh gút mà còn nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Bệnh gút và cách điều trị tốt nhất

Nguyên tắc điều trị bệnh gout chính là chống viêm khớp trong từng đợt cấp. Đồng thời làm hạ lượng acid uric trong máu. Vì thế cách điều trị bệnh gout chủ yếu là bằng thuốc và thực hiện chế độ dinh dương nghiêm ngặt. Thuốc chữa bệnh gút bao gồm là kháng viêm và thuốc làm hạ hàm lượng acid uric trong máu.

Bệnh gút uống thuốc gì tốt nhất?

Bệnh gout chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có các dấu hiệu triệu chứng khác nhau đồng thời phương pháp điều trị cũng cần thay đổi theo từng giai đoạn. Vì thế, mà thuốc điều trị bệnh gout có rất nhiều loại.

Để biết bệnh của mình ở giai đoạn nào, uống thuốc nào để có hiệu quả. Người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, xét nghiệm nồng độ acid uric và kê đơn.

Bệnh nhân gút ở mức độ nhẹ thuốc điều trị thường là thuốc kháng viêm không steroid. Bệnh ở giai đoạn mãn tính thường được điều trị bằng thuốc có công dụng giúp ức chế sự tổng hợp acid uric.

Việc điều trị bệnh gout bằng thuốc đạt hiệu quả khi người bệnh tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Thêm vào đó, người bệnh có chế độ ăn uống khoa học lành mạnh.

Bệnh gút sống được bao lâu?

Thời gian sống của người mắc bệnh gout nhanh hay chậm phụ thuộc phần lớn vào ý thức của người bệnh. Nếu như người bệnh khám và điều trị bệnh sớm, thêm vào đó lại có chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, thời gian sống sẽ kéo dài. Nhưng nếu người bệnh không điều trị hoặc điều trị sai cách, thêm vào đó chế độ ăn uống hàng ngày thiếu tính khoa học người bệnh gút sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến tính mạng.

Do đó, để kéo dài cuộc sống hạnh phúc khỏe mạnh cũng như ngăn chặn các biến chứng của bệnh có thể gây ra ngay khi bản thân có các triệu chứng của bệnh gút, bệnh nhân cần đến thăm khám và điều trị sớm. Xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học lành mạnh hợp lý là bí quyết giúp cho bệnh tật tránh xa.

Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết về bệnh gút là gì những thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi mắc bệnh gút cũng như giải pháp điều trị bệnh gút an toàn và hiệu quả nhất. Hy vọng những kiến thức quan trọng mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho đọc giả trong việc phòng tránh cũng như đẩy lùi các biến chứng của bệnh để có một cuộc sống an toàn khỏe mạnh hạnh phúc viên mãn hơn.

5/5 - (7 bình chọn)

banner
map phòng khám map phòng khám mobile
21 26 28 35 44 51