Bệnh phụ khoa thường gặp là những căn bệnh nào làm sao để chữa trị
Theo các nghiên cứu khoa học, hơn 90% phụ nữ sẽ gặp phải vấn đề liên quan đến sức khỏe phụ khoa ít nhất một lần trong đời. Các căn bệnh phụ khoa của phụ nữ cần quan tâm một cách nghiêm túc từ rất sớm. Bệnh phụ khoa sẽ trở nên phức tạp hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, nếu như chúng không được điều trị kịp thời. Đối với những cô gái như chúng mình, việc lơ đãng bỏ qua những dấu hiệu ban đầu của các bệnh phụ khoa thường gặp có thể làm ảnh hưởng đến ước mơ và kế hoạch tương lai.
Bài viết được thực hiện với sự tham vấn chuyên môn của Thạc sĩ – bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên – CKI Sản phụ khoa nhằm chia sẻ giải đáp các thắc mắc về các căn bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới.
Nội dung bài viết:
Bệnh phụ khoa là gì?
Bệnh phụ khoa đơn giản là cụm từ chung để mô tả mọi vấn đề sức khỏe của nữ giới, từ những vấn đề nhỏ như nấm, viêm nhiễm hay đến những vấn đề phức tạp như các bệnh lý ở tử cung, buồng trứng,… Triệu chứng của các bệnh phụ khoa thường bao gồm đau, ngứa, sưng, tiết dịch lạ, hoặc thậm chí có thể không có triệu chứng rõ ràng. Các vấn đề về phụ khoa là một phần quan trọng trong sức khoẻ tổng thể của nữ giới. Chính vì điều này chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến các căn bệnh phụ khoa mỗi khi có những triệu chứng điển hình.
Thông thường các bệnh lý phụ khoa sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh dục của nữ giới liên quan đến các cơ quan sau:
- Bộ phận sinh dục nữ có thể quan sát từ bên ngoài: Cấu trúc môi lớn, môi bé, và vùng tiền đình.
- Bộ phận sinh dục nữ bên trong: Vùng âm đạo, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, vòi trứng và hệ thống dây chằng. Bệnh phụ khoa ở bên trong chỉ phát hiện được khi bác sĩ dùng mỏ vịt hoặc soi hình ảnh bằng máy.
Bệnh phụ khoa có rất nhiều loại, tuỳ từng loại bệnh bác sĩ sẽ tư vấn đưa ra phác đồ và phương pháp điều trị khác nhau. Việc thăm hỏi với bác sĩ và kiểm tra định kỳ các căn bệnh phụ khoa là rất quan trọng, không chỉ giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe phụ nữ mà còn tăng cường hiểu biết và cập nhật thêm thông tin hữu ích để phòng ngừa và bảo vệ bản thân.
Danh sách các bệnh phụ khoa thường gặp phân loại, nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh phụ khoa có thể được phân loại thành nhiều loại dựa trên nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và tính chất của bệnh. Dựa theo mức độ phổ biến của các căn bệnh phụ khoa dưới đây là một số phân loại chính:
Những bệnh phụ khoa phổ biến và dễ gặp nhất
Những căn bệnh phụ khoa trong phần này bao gồm danh sách các căn bệnh rất quen thuộc mà đa số phụ nữ mắc phải, ở mọi độ tuổi và tình trạng hôn nhân đều có nguy cơ mắc phải. Trong nhiều trường hợp khác nhau các căn bệnh phụ khoa loại này không nguy hiểm và có thể chữa trị đơn giản khi được phát hiện từ sớm.
Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là một bệnh lý phụ khoa phức tạp, thường xuất phát từ sự mất cân bằng môi trường vi khuẩn trong khu vực âm đạo. Để dễ hình dung hơn có thể tưởng tượng âm đạo như một hệ sinh thái nhỏ, nơi có sự tồn tại của các vi khuẩn cần thiết để duy trì sự cân bằng môi trường âm đạo. Khi xuất hiện sự mất cân bằng môi trường âm đạo, các vi khuẩn có hại có thể phát triển mạnh, tạo ra tình trạng viêm nhiễm âm đạo.
Thay đổi về môi trường âm đạo xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như thay đổi hormone, bị stress, hay thiếu vệ sinh vùng kín. Nói chung khi môi trường âm đạo biến đổi mở ra cánh cửa cho vi khuẩn có hại xâm nhập. Những vấn đề như ngứa, đỏ, và mùi khó chịu là dấu hiệu đầu tiên khi bị viêm âm đạo.
Viêm âm đạo không chỉ xuất hiện ở nữ giới đã quan hệ tình dục hay đang mang thai mà chị em gái, bé gái vừa dậy thì, hoặc chưa quan hệ tình dục cũng hoàn toàn có khả năng mắc bệnh phụ khoa này.
Dấu hiệu bệnh phụ khoa viêm âm đạo cụ thể như sau:
- Ra huyết trắng, khí hư nhiều, màu vàng, xanh, có mùi bất thường.
- Mụn đỏ, ngứa rát và đau ở âm đạo, ngứa rát khi tiểu tiện
- Đau đớn bộ phận sinh dục khi quan hệ
- Đau mỏi phần lưng và hông
Điều trị viêm âm đạo thường sử dụng các loại thuốc mỡ, kem điều trị, hoặc viên đặt phụ khoa để giảm triệu chứng và kháng nấm, chống vi khuẩn. Theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, chủng loại vi khuẩn sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Ngoài ra, duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thay đổi chế độ dinh dưỡng, và giảm stress cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị.
Bệnh phụ khoa nấm candida
Nấm Candida là một căn bệnh phụ khoa rất khó chịu mà phụ nữ thường xuyên phải đối mặt. Căn bệnh này lặp đi lặp lại, tái phát nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do vi khuẩn nấm Candida albicans, một loại nấm tồn tại tự nhiên trong cơ thể mỗi người. Nấm Candida ẩn mình trong cơ thể nữ giới một cách lành tính tuy nhiên sẽ sớm trỗi dậy gây viêm nhiễm ngứa khi gặp điều kiện nhất định.
Một số yếu tố có thể tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển như sau:
- Thay đổi pH âm đạo: Các thay đổi trong môi trường pH của âm đạo, thường do thai kỳ, chu kỳ kinh nguyệt, hoặc sử dụng sản phẩm hóa chất có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm Candida.
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể giảm lượng vi khuẩn “tốt” trong cơ thể, tạo ra sự mất cân bằng mở đường cho sự tăng sinh của vi khuẩn nấm Candida.
- Rối loạn hormone: Trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, mang thai, hay sử dụng các phương pháp tránh thai có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm.
- Suy yếu hệ miễn dịch: Người bị tiểu đường hay đang chịu điều trị bằng hóa trị hệ miễn dịch bị suy yếu cũng dễ mắc bệnh nấm Candida hơn.
Những yếu tố trên tạo ra kẽ hở trong cơ chế cân bằng môi trường âm đạo, chỉ chờ có thế, vi khuẩn nấm Candida albicans lợi dụng các điểm yếu của cơ thể nữ giới bùng nổ và phát triển mãnh liệt gây các triệu chứng khó chịu như:
- Ngứa âm đạo: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi bị nấm Candida là cảm giác ngứa hoặc kích ứng trong và xung quanh khu vực âm đạo.
- Tiết dịch trắng: Khi bị nấm Candida nữ giới có thể xuất hiện nhiều dịch trắng đặc trông giống như sữa. Dịch này thường có mùi khá nặng.
- Sưng và đỏ âm đạo: Khu vực quanh âm đạo trở nên đỏ và sưng do viêm nhiễm.
- Đau và khó chịu khi tiểu tiện: Nếu nấm Candida lan rộng đến khu vực niệu đạo, có thể gây đau rát và khó chịu khi tiểu tiện.
- Đau trong quá trình quan hệ tình dục: Nhiễm nấm Candida có thể gây đau và không thoải mái khi quan hệ tình dục.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một vấn đề liên quan đến cổ tử cung, đặc biệt thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Viêm lộ tuyến cổ tử cung phát sinh khi các tế bào biểu mô tuyến đang nằm trong cổ tử cung phát triển quá mức lộn ra bên ngoài ống cổ tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Dấu hiệu cụ thể:
- Ra khí hư nhiều, màu xanh hoặc vàng, có mùi khó chịu ở vùng kín;
- Đau ở vùng kín và bụng dưới, cảm giác mệt mỏi, đau lưng
- Tiểu rắt, tiểu nhiều lần;
- Rối loạn kinh nguyệt;
- Quan hệ tình dục ra máu
- Xuất huyết âm đạo bất thường
Lộ tuyến cổ tử cung là hiện tượng bình thường ở nữ giới trong tuổi cặp kè có phát sinh quan hệ với nam giới. Nồng độ estrogen trong cơ thể nữ giới cao là nguyên nhân chính dẫn đến lộ tuyến cổ tử cung, đặc biệt trong giai đoạn mang thai, rụng trứng hoặc uống thuốc tránh thai. Viêm lộ tuyến cấp độ 1 có thể điều trị được dễ dàng giảm triệu chứng bằng các phương pháp đặt thuốc tại các cơ sở y tế.
Các bệnh phụ khoa khá phổ biến
Bao gồm danh sách các bệnh phụ khoa không phổ biến nhất nhưng cũng không phải là hiếm gặp tại các cơ sở bệnh viện, phòng khám phụ khoa. Mặc dù vậy không phải mọi phụ nữ đều có nguy cơ vướng phải các căn bệnh loại này. Bên cạnh đó các bệnh phụ khoa mức độ phổ biến trung bình này đòi hỏi sự theo dõi và điều trị trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh nhiễm Strep B (GBS) âm đạo
GBS là vi khuẩn Streptococcus agalactiae hay còn có tên gọi là liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn tồn tại trong âm đạo và trực tràng. Vi khuẩn Strep nhóm B có thể tồn tại trong 20% nữ giới khỏe mạnh. Bình thường vi khuẩn này không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cho phụ nữ. Tuy nhiên khi mang thai vi khuẩn Strep nhóm B mới bắt đầu gây ra nhiều khó khăn đối với nữ giới.
GBS là một trong những nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu, nứt nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ, thai chết lưu hoặc sinh non. GBS có thể được truyền từ người mẹ sang thai nhi trong quá trình sinh sản, đặc biệt là qua đường đẻ thường.
Trong trường hợp thai nhi bị nhiễm trùng, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, và thậm chí là tử vong.
Khi cơ thể khoẻ mạnh không mang thai gần như không hề có triệu chứng rõ ràng nữ giới bị nhiễm vi khuẩn Strep nhóm B, kiểm tra khám tiền hôn nhân và khám phụ khoa định kỳ là phương pháp tốt nhất phát hiện sớm căn bệnh này. Khi mang thai sẽ một số triệu chứng gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus agalactiae như vỡ ối sớm, sốt trong quá trình chuyện dạ sinh, nhiễm trùng đường tiết niệu,… Sử dụng thuốc dự phòng trong chuyển dạ sinh sẽ giảm khả năng lây nhiễm vi khuẩn sang thai nhi.
Rối loạn sàn chậu
Cơ pelvic floor hỗ trợ các cơ quan nội tạng trong khu vực vùng chậu, bao gồm bàng quang, tử cung (ở phụ nữ), và trực tràng. Rối loạn pelvic floor hay bệnh rối loạn sàn chậu là một bệnh lý phụ khoa khá phổ biến ở phụ nữ sau quá trình mang thai và cả ở những người thiếu hụt nội tiết trong giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh. Sự rối loạn này xuất phát khi cơ thể phải chịu đựng sức nặng trong thai kỳ cũng như áp lực căng giãn trong quá trình sinh nở. Làm cho chức năng cơ sàn chậu hoạt động kém hiệu quả từ thai kỳ đến sau sinh.
Dấu hiệu cụ thể:
- Rối loạn đi tiểu: Són tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu không đầy đủ, khó tiểu hoặc tiểu vào ban đêm.
- Rối loạn đại tiện: Són phân, táo bón, đau hậu môn khi đi đại tiện, tần suất đại tiện tăng cao.
- Rối loạn sinh hoạt tình dục: Giãn rộng âm đạo, giảm cảm giác hưng phấn, đau trong quá trình quan hệ tình dục.
Điều trị:
- Tập Luyện Cơ Pelvic Floor: Bài tập cường độ thấp của cơ pelvic floor, còn được gọi là bài tập Kegel, có thể giúp cải thiện sức mạnh và đàn hồi của cơ, giảm các vấn đề như tiểu buốt và tiểu đêm của người bệnh.
- Vật Lý Trị Liệu: Chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn các bài tập và kỹ thuật để cải thiện sức khỏe của cơ pelvic floor.
- Thuốc: Sử dụng thuốc được kê đơn để giảm các triệu chứng như tiểu buốt hoặc tiêu chảy,…
- Thay đổi lối sống: Như giảm cân, ngừng hút thuốc lá, và giảm uống cà phê có thể ảnh hưởng tích cực đến độ phục hồi của cơ pelvic floor.
- Điều Trị Ngoại Khoa: Trong một số trường hợp rối loạn sàn chậu nặng, phẫu thuật có thể được xem xét là cần thiết để xử lý các vấn đề cơ bàng quang hoặc cơ pelvic floor.
U nang buồng trứng
Bệnh phụ khoa u nang buồng trứng là là tình trạng các nang buồng trứng xuất hiện các khối u nhỏ, có thể chứa dịch lỏng hoặc hỗn hợp.U nang buồng trứng ảnh hưởng đến mọi phụ nữ, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Một số triệu chứng có thể phát hiện sớm khi bị u nang buồng trứng:
- Khó chịu, nặng nề, căng tức ở phần bụng dưới
- Đau bụng dưới, đau vùng chậu và lưng
- Khó khăn trong quá trình đại tiện và tiểu tiện
- Đau khi quan hệ và xuất huyết âm đạo bất thường…
Nguyên nhân:
- Di truyền: Hầu hết các trường hợp bị u nang buồng trứng là do di truyền
- Rối loạn Hormone: Các sự cố về hormone đặc biệt là tăng cường sản xuất hormone testosterone, có thể góp phần vào việc hình thành u nang buồng trứng.
- Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc ăn nhiều thực phầm dầu mỡ, thức ăn nhanh có thể làm tăng nguy cơ bị u nang buồng trứng.
Điều trị:
- Cân bằng hormone: Sử dụng các loại thuốc chống nang và các hormone khác để kiểm soát hormone và ngăn chặn sự phát triển của các khối u.
- Phẫu Thuật: Trong trường hợp u lớn hoặc gây nguy hiểm thì phẫu thuật là cần thiết để loại bỏ u nang buồng trứng.
Viêm vòi trứng và ống dẫn trứng
Viêm vòi trứng hay viêm ống dẫn trứng là tình trạng vi khuẩn hay các tác nhân có hại xâm nhập vào khi vực vòi trứng, ống dẫn trứng. Bệnh phát tác thường là do biến chứng của viêm nhiễm phụ khoa gây ra. Ngoài ra viêm vòi trứng là một biến chứng nguy hiểm sau phá thai hoặc sau sinh của các mẹ bầu. Nếu không được điều trị kịp thời, tổn thương và viêm nhiễm ở âm đạo có thể lan sang buồng trứng, gây ra viêm buồng trứng và tắc vòi trứng nguy cơ vô sinh.
Triệu chứng thường gặp:
- Viêm phần phụ, đau tức bụng dưới, đau nhức 1 bên hoặc cả 2 bên bụng dưới
- Đau bụng kinh dữ dội và tăng cường tiết khí hư
- Có thể kèm triệu chứng buồn nôn, khó chịu
- Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn
Chẩn Đoán và Điều Trị:
Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, hoặc xét nghiệm từ vòi trứng và ống dẫn trứng để xác định nguyên nhân và loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị, tiêm hoặc truyền, kết hợp thuốc chống viêm, có thể dùng thuốc giảm đau để giảm bớt triệu chứng. Ngoài ra còn có thể sử dụng các bước sóng ngắn, siêu sóng ngắn, chiếu nhiệt hay tia hồng ngoại giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, hỗ trợ hiệu quả cho việc chữa viêm.
Các bệnh phụ khoa hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm
Bao gồm danh sách các bệnh phụ khoa ít gặp nhất nhưng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nguy cơ cao gây vô sinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nữ giới. Các bệnh phụ khoa loại này cần được nhiều chuyên gia bác sĩ chuyên môn cao phối hợp điều trị.
Buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang(Polycystic Ovary Syndrome – PCOS) là một tình trạng lâm sàng thường xuất hiện ở phụ nữ, đặc trưng bởi sự xuất hiện của nhiều nang nhỏ hoặc túi nước tích tụ trong hoặc xung quanh buồng trứng. Nguyên nhân dẫn đến buồng trứng đa nang là do rối loạn nội tiết tố, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và tăng nồng độ nội tiết tố nam.
Dấu hiệu cụ thể:
- Không rụng trứng hoặc ít rụng trứng.
- Kinh nguyệt không đều: có thể mất kinh trong nhiều tháng liền do rối loạn quá trình rụng trứng.
- Phát triển lông tóc, rậm lông: Hơn 70% phụ nữ mắc hội chứng này trải qua tình trạng này do tăng nồng độ hormone nam.
- Béo phì, kháng insulin
- Da mặt tăng tiết dầu, xuất hiện mụn trứng cá, và da sạm màu hơn.
- Thay đổi tâm trạng, cảm giác đau và khó chịu nhiều ở vùng chậu.
Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang không chỉ đối mặt với rủi ro giảm khả năng sinh sản mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng khác. Bệnh phụ khoa đa nang buồng trứng có thể xảy ra ở 5% đến 10% nữ giới(1).
Điều trị:
- Sử dụng các loại thuốc nội tiết tố progestin ngắt quãng hoặc thuốc tránh thai kết hợp.
- Metformin hoặc chất nhạy cảm insulin khác
- Giảm cân và tập thể dục giúp kích thích trứng rụng nhiều hơn
- Ngắm nam giới đẹp trai, dáng đẹp
Các biện pháp tránh thai nội tiết là phương pháp điều trị hàng đầu điều trị các bất thường liên quan đến kinh nguyệt, rậm lông và mụn trứng cá ở những người phụ nữ bị buồng trứng đa nang. Sàng lọc và điều trị PCOS sớm giúp tránh được nguy cơ vô sinh bởi căn bệnh phụ khoa này.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là những cụm tế bào tụ tập lại tạo thành một khối u. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ phần nào của tử cung – trong thành tử cung, trên bề mặt, hoặc thậm chí trong lớp cơ của tử cung. Nguyên nhân chính của u xơ tử cung vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng yếu tố gen, hormone nữ (estrogen và progesterone), và yếu tố di truyền có thể đóng vai trò nhất định trong quá trình hình thành khối u.
Thông thường, khối u sẽ lành tính, tuy nhiên một số u xơ có thể gây vô sinh, sảy thai hoặc ngôi thai bất thường. Phụ nữ trong độ tuổi từ 35-50 hoặc trẻ hơn đều có thể mắc bệnh phụ khoa này. Tùy vào kích thước và vị trí, u xơ tử cung sẽ có các dấu hiệu khác nhau:
- Nếu lấn vào lòng tử cung sẽ gây xuất huyết bất thường
- U xơ to quá sẽ chèn ép cơ quan khác như trực tràng, bàng quang gây ra tình trạng tiểu khó, tiểu nhắt, táo bón,…
- Kinh nguyệt không đều, xuất huyết nhiều, và xuất huyết không đúng chu kỳ.
- Đau bụng dưới.
- Ra khí hư nhiều.
- Đau và có chảy máu khi quan hệ tình dục.
- Đi tiểu nhiều lần
Điều trị: Có thể sử dụng thuốc kiểm soát hormone để xử lý khối u, bên cạnh đó biện pháp phẫu thuật loại bỏ u cũng là phương pháp hiệu quả.
Tắc vòi trứng
Tắc vòi trứng là một trong những căn bệnh phụ khoa phổ biến tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới. Thống kê cho thấy, khoảng 40% tỷ lệ vô sinh – hiếm muộn ở phụ nữ, đặc biệt là mang thai ngoài tử cung, xuất phát từ tình trạng tắc vòi trứng và viêm nhiễm ống dẫn trứng. Tắc vòi trứng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm sưng hoặc viêm nhiễm, sẹo, u nang buồng trứng hoặc di chứng phẫu thuật. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, hoặc các vấn đề về bệnh phụ khoa ở tử cung.
Dấu hiệu cụ thể:
- Đau vùng bụng: Cảm giác đau ở bụng, đau lưng, và sưng bụng, kèm theo các vấn đề về tiểu tiện như tiểu gấp, tiểu liên tục.
- Kinh nguyệt không đều.
- Ra nhiều khí hư, gây ẩm ướt, dễ gây viêm nhiễm và đau, khó chịu khi quan hệ tình dục, mệt mỏi, và rối loạn chức năng tiêu hóa.
- Rối loạn kinh nguyệt.
Điều trị: Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh phụ khoa tắc vòi trứng mà sẽ có phương pháp khác nhau như phẫu thuật tháo tắc nghẽn vòi trứng hoặc tái tạo lại đường dẫn cho trứng di chuyển.
Bệnh polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung là những khối u phát triển trên cổ tử cung với kích thước dao động từ vài mm đến vài cm. Thường có cuống và dễ chảy máu khi chạm vào, chúng thường lành tính, không đe dọa và ít khi ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh em bé trong tương lai. Tuy nhiên, một số ít trường hợp polyp cổ tử cung có thể phát triển thành ung thư.
Dấu hiệu của polyp cổ tử cung thường gặp là xuất huyết âm đạo bất thường. Người bệnh thường xuyên chảy máu sau quan hệ, khi thụt rửa âm đạo, hoặc giữa chu kỳ kinh hoặc sau mãn kinh. Đồng thời, tăng dịch tiết âm đạo.
Phẫu thuật cắt bỏ polyp cổ tử cung là phương pháp điều trị phù hợp nhất. cắt polyp cổ tử cung là một thủ thuật y tế nhỏ có thể thực hiện tại các phòng khám phụ khoa uy tín. Các bác sĩ sẽ dùng kẹp để kẹp vào phần gốc polyp và xoắn polyp, thực hiện cắt popyp thường ít đau và không cần tiêm thuốc gây tê.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung (adenomyosis) là một bệnh phụ khoa ở tử cung xảy ra khi các tế bào nội mạc ở tử cung (lớp mô nền của tử cung) xuất hiện xâm lấn vào cơ tử cung của phụ nữ. Tình trạng này có thể dẫn đến vô sinh do tổn thương ống dẫn trứng và buồng trứng, làm ảnh hưởng nhu động của ống dẫn trứng.
Dấu hiệu cụ thể:
- Hình thành khối lạc nội mạc tại buồng trứng vỡ hoặc chảy dịch, gây đau bụng cấp
- Cơn đau vùng chậu xuất hiện trong thời kỳ kinh nguyệt, cơn đau tăng theo thời gian, uống thuốc giảm đau cũng không có dấu hiệu suy giảm
- Thường xuyên đau mỏi ở thắt lưng và bụng
- Đau khi quan hệ tình dục
- Đau cả khi đi đại tiện và tiểu tiện trong thời kỳ kinh nguyệt, tiểu khó, tiểu ra máu, đau trên xương mu hoặc vùng chậu
- Mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đặc biệt là khi có kinh nguyệt.
Nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh phụ khoa lạc nội mạc tử cung vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên có một vài giả thuyết cho rằng các tế bào nội mạc tử cung đi từ buồng tử cung trong kỳ kinh và bám vào các vị trí ngoài tử cung. Ngoài ra, hệ thống tuần hoàn có thể chuyển các tế bào nội mạc đến những vị trí xa hơn.
Điều trị:
Điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung có thể sử dụng thuốc chống viêm để giảm triệu chứng khó chịu đau đớn, sử dụng thuốc ức chế buồng trứng, thuốc tránh thai để ngăn chặn hoạt động của tình trạng lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra hầu hết nữ giới bị lạc nội mạc tử cung từ mức độ trung bình đến nặng đều cần thực hiện phẫu thuật để loại bỏ phần bị lạc nội mạc, gỡ dính trên bề mặt, cắt bỏ phần bệnh.
Sa tử cung
Khi mang thai, tử cung của phụ nữ được mở rộng để chứa thai nhi. Sau sinh, tử cung co lại, nhưng chưa thể hoàn toàn trở lại kích thước ban đầu. Các cơ và dây chằng của sàn chậu bị kéo căng và suy yếu dẫn đến sự lỏng lẻo của dây chằng ở hai bên đầu trên của cổ tử cung, dẫn đến tình trạng sa tử cung. Mức độ sa tử cung có thể nặng nhẹ, nhưng nếu nghiêm trọng, có thể nhô ra ngoài cửa âm đạo, gây viêm nhiễm và thậm chí cần phẫu thuật cắt bỏ vì không thể tự co lại.
Triệu chứng:
- Cảm giác đầy âm đạo
- Đau lưng dưới tăng dần
- Giao hợp bị đau
- Cảm giác các cơ quan bị tòi ra ngoài
Đối với tình trạng sa tử cung nhẹ có thể sử dụng vòng hỗ trợ nâng âm đạo giúp cố định tử cung không bị co giãn thêm. Đối với tình trạng sa tử cung nặng cần phẫu thuật sửa lại cấu trúc nâng đỡ tử cung.
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư phát sinh từ các tế bào của cổ tử cung. Hầu hết nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm trùng vi rút papillomavirus (HPV). Hiện nay, giới y tế đã phát hiện nhiều loại HPV, trong đó một số loại virus có nguy cơ cao như chủng 16, 18, 6, 11… có thể gây ra các bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục, ung thư hầu họng,… Ngoài ra ung thư cổ tử cung còn có thể do hút thuốc lá, di truyền, lây từ đối tác tình dục,…
Biểu hiện chi tiết:
- Xuất hiện dịch hoặc xuất huyết không bình thường ở vùng kín;
- Đau ở vùng chậu, đau lưng;
- Sưng phù chân;
- Tiểu tiện không đều;
Khi ung thư đã lan đến các cơ quan khác hoặc các hạch bạch huyết, khối u có thể chèn ép và gây ảnh hưởng đến các cơ quan đó. Ví dụ, khối u có thể đè lên và chèn ép vào bàng quang, tạo ra tình trạng tắc tĩnh mạch.
Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, hoặc kết hợp các phương pháp này tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Một số triệu chứng chung thường gặp khi mắc các bệnh phụ khoa
Dựa trên các căn bệnh phụ khoa được liệt kê ở trên có thể tổng hợp lại một số triệu chứng chung khi mắc các bệnh phụ khoa như sau:
Chảy máu âm đạo bất thường
Xuất huyết tử cung không theo quy luật (Abnormal Uterine Bleeding – AUB), là tình chảy máu tử cung không tuân theo đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt. Biểu hiện cụ thể:
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh tăng nhiều hơn bình thường
- Kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày
- Kinh nguyệt ra thất thường
- Xuất huyết trong và sau lúc quan hệ tình dục
- Rối loạn tiểu tiện, đau ở vùng hạ vị…
Khí hư tiết nhiều kèm theo mùi hôi tanh khó chịu
Lượng khí hư tiết nhiều bất thường, từ trạng thái giống lòng trắng trứng gà chuyển sang vón cục. Màu sắc biến đổi thành vàng hoặc xanh kèm theo mùi hôi tanh. Đặc biệt, khi dịch âm đạo chuyển sang màu nâu hoặc hồng, có chứa máu thường xuyên có thể là dấu hiệu của ung thư phụ khoa
Ngứa, châm chích hoặc sưng đỏ vùng âm đạo
Cảm giác đau rát và ngứa ở khu vực âm đạo tạo nên một trạng thái châm chích không thoải mái. Những dấu hiệu này có thể là cảnh báo của bệnh viêm đường tiểu niệu, viêm âm đạo, nhiễm nấm, mụn rộp sinh dục hoặc bệnh sùi mào gà.
Đau trong và sau quan hệ tình dục
Khi bị viêm nhiễm vùng kín và các bệnh phụ khoa khác, nữ giới thường trải qua đau đớn và sưng phù vùng kín khi quan hệ tình dục. Đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, rối loạn chức năng sàn chậu, viêm vùng chậu, sa tử cung, viêm bàng quang, hội chứng ruột kích thích, khối u tuyến, trĩ và u nang buồng trứng…
Ngực xuất hiện đốm đỏ hoặc phát ban
Chị em phát hiện ở vùng ngực xuất hiện những đốm đỏ hoặc ban đỏ, không liên quan đến dị ứng hoặc côn trùng cắn. Vùng đỏ ngày càng dày đặc hơn là cảnh báo về chứng chàm bội nhiễm hoặc ung thư vú.
Buồn nôn, khó tiêu, cảm giác đầy hơi
Buồn nôn, chướng bụng hay khả năng tiêu hóa kém có thể là biểu hiện của bệnh phụ khoa ung thư buồng trứng. Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên cho biết, nếu triệu chứng chướng bụng, bụng phình to kéo dài hơn 2 tuần mà không thấy giảm, cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tìm nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp.
Đau lưng, đau bụng dưới, đau vùng chậu
Những cơn đau ở lưng và phía dưới bụng kéo dài hơn 1 tuần có thể là dấu hiệu cảnh báo về một số bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu,,…
Tiểu nhiều lần, són tiểu và táo bón
Việc tiểu nhiều lần và són tiểu là dấu hiệu của các bệnh ung thư phụ khoa, sa tử cung, hoặc sa âm đạo. Đối với những người mắc các khối u, sự phát triển của chúng có thể tạo áp lực lên vùng bàng quang, dẫn đến tình trạng phải đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28-32 ngày và ngày hành kinh kéo dài từ 3-7 ngày. Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn hơn bình thường. Trong kỳ kinh có thể xuất hiện tình trạng rong kinh, thưa kinh. Trạng thái này kéo dài 2 đến 3 tháng cần phải gặp bác sĩ gấp. Vì đây là biểu hiện của sự thiếu hụt nội tiết tố trong cơ thể, buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, hay suy giảm dự trữ buồng trứng…
Đau bụng kinh liên tục
Một số bệnh lý được xem là nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội là lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung, viêm nhiễm hoặc u xơ tử cung, tử cung dị dạng chít hẹp, dính, u buồng trứng, thậm chí là ung thư cổ tử cung.
ThS. BS Tạ Thị Hồng Duyên, bác sĩ CKI – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội khuyến cáo, chị em gặp một trong những triệu chứng trên cần đến cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời.
Bệnh phụ khoa không chữa sớm nguy hiểm thế nào?
Các căn bệnh phụ khoa thường gặp có thể được điều trị dứt điểm khi phát hiện sớm. Trong trường hợp nữ giới chủ quan không thăm khám và điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ.
Bệnh phụ khoa là nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới
Những bệnh phụ khoa như tắc vòi trứng, tắc ống dẫn trứng, viêm tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung… là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ.
Bệnh phụ khoa gây ra biến chứng thai kỳ nguy hiểm
Bệnh phụ khoa trong thời kì mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Gây ra nhiều biến chứng như sảy thai, sinh non, ngôi thai ngược, băng huyết… trẻ dễ bị mắc các dị tật bẩm sinh.
Bệnh phụ khoa đe dọa tính mạng nữ giới
Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung… không được chữa kịp thời gây ra biến chứng như: ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung. Đây là hai loại ung thư có tỷ lệ gây tử vong cao ở phụ nữ.
ThS.BS Tạ Thị Hồng Duyên khuyến cáo chị em, tuyệt đối không coi thường các triệu chứng lâm sàng của bệnh phụ khoa. Ngay từ khi phát hiện các dấu hiệu đáng ngờ, chị em cần đến ngay các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và đề xuất các phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả cao.
Chẩn đoán bệnh phụ khoa
Bệnh phụ khoa có thể được chẩn đoán qua một số phương pháp sau:
- Lịch sử bệnh lý và Thăm Khám Lâm Sàng: Bác sĩ sẽ thu thập thông tin chi tiết về lịch sử bệnh lý, dấu hiệu và triệu chứng. Thăm khám lâm sàng để kiểm tra các biểu hiện ngoại vi và xác định các vùng bị ảnh hưởng.
- Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu có thể được sử dụng để phát hiện nhiễm trùng đường tiểu và các vấn đề khác liên quan đến bệnh phụ khoa.
- Xét nghiệm Mẫu Tiết Mủ: Nếu có dấu hiệu nghi ngờ về nhiễm trùng, bác sĩ có thể lấy mẫu mủ và xét nghiệm để xác định loại vi khuẩn, nấm, hoặc virus gây ra nhiễm trùng.
- Xét nghiệm Máu: Xét nghiệm máu bệnh phụ khoa có thể cung cấp thông tin về tình trạng tổng thể của cơ thể, chẳng hạn như cấp độ viêm nhiễm.
- Xét nghiệm Tế Bào Cổ Tử Cung (Pap smear): Xét nghiệm Pap smear thường được thực hiện để phát hiện tình trạng tiền ung thư cổ tử cung.
- Siêu âm: Siêu âm có thể được sử dụng để kiểm tra cấu trúc của tử cung và buồng trứng xác định bệnh qua chẩn đoán hình ảnh.
- MRI hoặc CT Scan: Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh này được sử dụng để xem chi tiết hơn về cấu trúc bên trong tử cung và buồng trứng.
Que thử bệnh phụ khoa tại nhà có kết quả chính xác không? Nhiều dạng que thử viêm âm đạo đã xuất hiện trên thị trường trong khoảng thời gian gần đây. Cách sử dụng của chúng tương đối đơn giản: tăm bông sạch được sử dụng để lấy mẫu dịch âm đạo, sau đó phết lên phần màu vàng trên que thử. Nếu que thử sẽ chuyển sang màu vàng đậm là dấu hiệu bị nhiễm nấm, nếu que thử có màu xanh có nghĩa chị em nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Mức độ màu xanh đậm hoặc đỏ đậm thì bệnh lý có thể được đánh giá là nặng, cần phải đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị ngay.
Tuy nhiên, các chuyên gia đầu ngành khẳng định rằng không có que thử nào có thể đánh giá chính xác tình trạng viêm âm đạo. Bác sĩ Duyên khẳng định, không có một loại que thử nào có thể chẩn đoán được viêm âm đạo như một số người lầm tưởng.
Hiện nay, trong lĩnh vực sản khoa, chỉ có que thử thai mới có khả năng đưa ra kết quả chính xác. Các que thử viêm âm đạo chỉ là phương tiện quảng cáo của người bán hàng.
Đối với việc kiểm tra viêm âm đạo, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, và trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để lấy mẫu dịch từ bên trong âm đạo để tiến hành xét nghiệm. Một số loại xét nghiệm có thể đưa ra kết quả chỉ sau vài giờ, nhưng cũng có những xét nghiệm mà kết quả phải chờ đến vài ngày sau, không thể biết ngay trong một phút. Do đó, nếu xuất hiện triệu chứng bệnh phụ khoa, chị em cần đến trực tiếp cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Chữa bệnh phụ khoa chính xác, an toàn, không tái phát ở đâu?
Chữa bệnh phụ khoa tại nhà có khỏi không?
Nhiều chị em ngại đến phòng khám gặp bác sĩ khám bệnh phụ khoa nên chọn cách tự chữa bệnh phụ khoa tại nhà. Một số bài thuốc dân gian phổ biến chữa bệnh phụ khoa như:
- Xông, rửa vùng kín bằng trà xanh, lá trầu không, ngải cứu,…
- Ngâm, rửa vùng kín bằng nước muối sinh lý
- Bôi mật ong lên vùng kín
- Dùng tinh dầu tràm, tỏi hoặc dấm táo,…
- Uống lá diếp cá,…
Tuy nhiên, bác sĩ Duyên khuyến cáo chị em, những cách chữa này chỉ phù hợp với tình trạng viễm khuẩn nhẹ ban đầu.Việc tự chữa bệnh phụ khoa tại nhà không đúng tần suất và số lượng làm giảm độ PH trong âm đạo. Dẫn đến tình trạng viêm nhiễm sẽ diễn biến nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị. Tệ hơn, viêm nhiễm có thể xâm lấn các vùng khác trên cơ thể.
Tự chữa bệnh phụ khoa tại nhà chỉ có tác dụng bên ngoài, hoàn toàn không chữa bệnh phụ khoa xuất phát từ bên trong (tử cung, cổ tử cung). Do đó, bác sĩ Duyên cho rằng, chị em phải đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, từ đó có phác đồ điều trị thích hợp mới có thể trị dứt điểm bệnh phụ khoa.
Khám chữa bệnh phụ khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội
Khi chị em đến khám phụ khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, chị em sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện chẩn đoán viêm nhiễm, các bước thực hiện sẽ bao gồm:
- Thăm hỏi tình trạng bệnh nhân, thu thập thông tin về các triệu chứng, thói quen vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày, cũng như lịch sử điều trị viêm âm đạo.
- Bác sĩ sử dụng mỏ vịt để kiểm tra phần ngoài âm đạo và xác định mức độ tổn thương.
- Sử dụng dụng cụ y tế chuyên dụng để lấy mẫu dịch âm đạo, sau đó thực hiện soi tươi và xét nghiệm để xác định nguyên nhân của viêm nhiễm.
- Sử dụng que và giấy thử độ pH để kiểm tra pH âm đạo, từ đó xác định khả năng âm đạo bị nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn.
Khi đã có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp để đạt được hiệu quả lâu dài. Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm sử dụng thuốc uống kháng sinh, kháng nấm, cũng như thuốc đặt và gel để điều trị tại chỗ, trực tiếp lên vùng tổn thương.
Lý do Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội là địa chỉ chữa bệnh phụ khoa số 1 Thủ đô
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội được sở Y tế Hà Nội cấp giấy phép hoạt động, là đơn vị hàng đầu miền Bắc chữa trị bệnh lý phụ khoa được bệnh nhân tin tưởng, được nhiều đầu báo công nhận về độ uy tín và an toàn(2):
- Với mô hình bệnh viện thu nhỏ, phòng khám có đầy đủ phòng ban, máy móc trang thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế, cho ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Môi trường vô trùng đảm bảo an toàn, không viêm nhiễm trong quá trình điều trị.
- Mô hình “một bác sĩ – 1 bệnh nhân”, mang lại cho bệnh nhân trải nghiệm thoải mái nhất cho người bệnh.
- Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hơn 30 năm kinh nghiệm, chữa trị khỏi hàng ngàn ca viêm nhiễm phụ khoa. Từng công tác và giữ chức vụ cao ở các bệnh viện lớn như Xanh-pôn, Phụ sản, Việt Đức,…
- Giá cả được niêm yết công khai, thông báo rõ ràng, chi tiết, cụ thể trước khi khám và điều trị theo quy định của Bộ Y tế. Nói không với chặt chém, phong bì.
- Đặt lịch hẹn tư vấn và khám online trực tuyến, không mất thời gian chờ đợi, xếp hàng. Phòng khám làm việc từ 8h00 đến 20h30 tất cả các ngày trong tuần, cả ngày lễ và tết dương lịch. Do đó thời gian thăm khám linh động cho chị em sắp xếp.
Bệnh phụ khoa ở nữ giới nếu được điều trị kịp thời tránh để tình trạng viêm nhiễm lây lan sang các vùng khác. Chị em nên đến cơ sở y tế uy tín, có giấy phép hoạt động để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời. Và Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội có thể là một lựa chọn đáng để cân nhắc.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh phụ khoa
Bệnh phụ khoa bị nổi mụn là bệnh gì?
Nổi mụn ở vùng kín là biểu hiện của 70% nữ giới mắc bệnh phụ khoa. Chị em bị nổi mụn ở vùng kín có nguy cơ mắc viêm âm đạo, viêm âm hộ, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng hoặc tắc ống dẫn trứng,…
Bên cạnh nổi mụn, chị em sẽ thấy nhiều biểu hiện khác như khí hư ra nhiều bất thường kèm theo mùi hôi, khí hư chuyển màu xanh, vàng; Đau tức bụng dưới, đầy hơi, khó tiêu, đau âm ỉ ở vùng lưng; Rối loạn kinh nguyệt; xuất huyết âm đạo; đau khi quan hệ,…
Bệnh phụ khoa có làm chậm kinh không?
Bệnh phụ khoa tác động đến một số cơ quan sinh dục như tử cung và vòi trứng. Viêm nhiễm kéo dài làm dày thêm lớp niêm mạc tử cung. Quá trình bong tróc lớp niêm mạc mỗi khi chu kỳ kinh nguyệt đến cũng bị ảnh hưởng. Viêm nhiễm phụ khoa cũng khiến chị em stress, căng thẳng kéo dài. Đây là nguyên nhân khiến nội tiết tố thay đổi dẫn đến chậm kinh.
Bệnh phụ khoa có lây không?
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh phụ khoa là do nấm, vi trùng, virus, ký sinh trùng. Do đó, bệnh phụ khoa hoàn toàn có khả năng lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc dịch bệnh, dùng chung đồ dùng cá nhân,…
Không chữa bệnh phụ khoa tự khỏi được không?
Trên thực tế, hơn 70% bệnh nhân viêm âm đạo khi không được điều trị đúng cách từ đầu, có thể dẫn đến tình trạng bệnh phát triển từ cấp tính sang cấp mãn tính. Việc tự ý áp dụng thuốc mà không tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến loạn khuẩn và nhờn thuốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị sau này.
ThS.BS Tạ Thị Hồng Duyên khẳng định, bệnh phụ khoa không thể tự khỏi. Khi bị bệnh, quan trọng nhất là xác định nguyên nhân và tác nhân gây bệnh, đồng thời nhận biết triệu chứng và mức độ nặng của bệnh. Điều này giúp nhận sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa và tạo ra kế hoạch điều trị phù hợp.
Qua bài viết trên chúng ta đã hiểu chi tiết về 15 căn bệnh phụ khoa thường gặp, giúp chúng ta nhân thức sâu sắc về sức khoẻ phụ nữ. Hy vọng bài viết không chỉ cung cấp thông tin hữu ích mà còn thúc đẩy ý thức chăm sóc sức khoẻ nữ giới. Dựa trên các nguyên nhân, dấu hiệu về bệnh phụ khoa đã được bác sĩ chia sẻ tại đây, mong chị em phụ nữ có thể áp dụng tốt để theo dõi tình trạng sức khoẻ bản thân hiệu quả hơn.