banner

Dấu hiệu viêm tinh hoàn ở trẻ em

Thẩm định nội dung

Bác Sĩ Tạ Hồng Duyên

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên Chuyên khoa I sản - phụ khoa Đa khoa Quốc Tế Hà Nội, Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Viêm tinh hoàn ở trẻ em ở mức độ nặng có thể gây ra các biến chứng teo tinh hoàn, xoắn tinh hoàn… và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Vì vậy nhận biết sớm dấu hiệu viêm tinh hoàn ở trẻ em là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết triệu chứng viêm tinh hoàn ở trẻ em cũng như nguyên nhân và cách điều trị. Hãy cùng theo dõi nhé.

Viêm tinh hoàn ở trẻ em là gì?

Viêm tinh hoàn ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ở tinh hoàn do sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Tinh hoàn là bộ phận đảm nhận vai trò sản xuất hormone sinh dục và sản sinh tinh trùng. Vì vậy khi sức khỏe tinh hoàn có vấn đề sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ và gây ra những ảnh hưởng nặng nề về sau.

Viêm tinh hoàn có thể gặp phải ở bất kỳ nam giới nào không phân biệt độ tuổi, kể cả ở trẻ em. Vì trẻ em chưa biết cách vệ sinh và chăm sóc sức khỏe bộ phận sinh dục nên viêm tinh hoàn ở trẻ em nếu không được bố mẹ phát hiện sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

dấu hiệu viêm tinh hoàn ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết viêm tinh hoàn ở trẻ em

Bệnh viện tinh hoàn thường gặp hơn ở nam giới trưởng thành hoặc đã có quan hệ tình dục. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể gặp phải ở trẻ em, vì vậy bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Khi vệ sinh, tắm rửa hàng ngày cho trẻ nên chú ý quan sát để sớm nhận biết các dấu hiệu viêm tinh hoàn ở trẻ.

Cụ thể dưới đây là những dấu hiệu viêm tinh hoàn ở trẻ em:

  • Da bìu bao bên ngoài tinh hoàn phù nề, sưng đỏ: 

Đây là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất của bệnh viêm tinh hoàn. Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Nếu bị viêm một bên bạn sẽ thấy một bên tinh hoàn của trẻ to hơn bên còn lại và sưng đỏ. Đâu

  • Tinh hoàn cứng và sưng đau: 

Dấu hiệu viêm tinh hoàn ở trẻ là tinh hoàn cứng và sưng đau. Khi tắm cho trẻ, bố mẹ sờ vào tinh hoàn của trẻ sẽ thấy cứng và trẻ sẽ kêu đau khi bị chạm vào.

  • Trẻ đi tiểu nhiều hơn, nước tiểu có vấn đề

Nếu trẻ đi tiểu nhiều hơn, trong nước tiểu có dịch mủ thì chứng tỏ đây là triệu chứng khá rõ ràng của bệnh viêm tinh hoàn.

  • Sốt nhẹ, mệt mỏi, lười ăn, ít vận động

Tình trạng viêm nhiễm khiến nhẹ mệt mỏi và sốt nhẹ, không thích vận động, ăn uống cũng kém hơn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em

Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm:

  • Hẹp bao quy đầu:

Hẹp bao quy đầu là nguyên nhân phổ biến đầu tiên gây viêm bao quy đầu. Trẻ em thường bị hẹp bao quy đầu bẩm sinh, chỉ đến khi dậy thì bao quy đầu mới lột. Việc bao quy đầu bị hẹp khiến nước tiểu và chất thải bị đọng lại ở bao quy đầu. Tình trạng này kéo dài sẽ là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm ở bao quy đầu rồi sau đó lan ra các vùng xung quanh.

  • Cơ quan sinh dục bị tổn thương

Trẻ em thường hiếu động, chơi đùa, chạy nhảy nhiều. Nếu bị ngã và gây tổn thương vùng bìu cũng có thể dẫn đến viêm tinh hoàn.

  • Vệ sinh không sạch sẽ

Vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục trong đó bao gồm cả viêm tinh hoàn. Trẻ em thường chưa ý thức được việc chăm sóc cơ thể vì vậy bố mẹ nên chú ý vệ sinh cho trẻ mỗi ngày.

  • Biến chứng của bệnh quai bị: 

Biến chứng phổ biến của bệnh quai bị gây ra là gây viêm tinh hoàn. Nguyên nhân là do virus gây bệnh quai bị di chuyển xuống tinh hoàn và gây viêm tinh hoàn. Vì vậy khi trẻ bị quai bị, bố mẹ cần chú ý điều trị cho trẻ.

  • Ảnh hưởng của các bệnh lý khác

Viêm tinh hoàn cũng là kết quả do tác động của một số bệnh lý khác như viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm niệu đạo.

Ngoài ra trẻ em bị lạm dụng tình dục cũng dẫn đến viêm tinh hoàn. Trường hợp này còn nguy hiểm hơn gây ra bệnh lậu ở trẻ em.

Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tinh hoàn dù ở trẻ em hay người lớn mà không được điều trị kịp thời đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Với trẻ em, bệnh viêm tinh hoàn còn nguy hiểm hơn vì sức đề kháng của trẻ còn yếu vì vậy sẽ có nguy cơ đối mặt với biến chứng cao hơn.

Ngoài ra, trong giai đoạn đầu bị viêm tinh hoàn, các dấu hiệu rất mờ nhạt khiến bố mẹ khó nhận biết. Nếu trẻ không nói cho bố mẹ biết khi bị đau mà thì khi phát hiện được có thể bệnh đã nặng.

Viêm tinh hoàn ở trẻ kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng như:

  • Áp xe, sơ hóa tinh hoàn
  • Teo tinh hoàn
  • Những trường hợp nghiêm trọng có thể bị hoại tử và phải cắt bỏ tinh hoàn.

Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của viêm tinh hoàn, bố mẹ nên quan sát khi tắm rửa cho bé hàng ngày để sớm phát hiện các dấu hiệu viêm tinh hoàn ở trẻ.

Các phương pháp điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ em

Mục đích của các phương pháp điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ là ngăn ngừa, ức chế nhiễm trùng nặng hơn, điều trị triệu chứng và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ mà có phương pháp điều trị thích hợp như sau:

  1. Điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ bằng biện pháp y tế

Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ đang được điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Sử dụng thuốc: 

Nếu bệnh viêm tinh hoàn do các vi khuẩn gây ra sẽ được điều trị bằng các thuốc kháng sinh đặc trị để tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời trẻ cũng được dùng thuốc giảm đau nếu trẻ kêu đau.

  • Kỹ thuật CRS: 

Đây là phương pháp đưa thuốc trực tiếp vào nơi có vi khuẩn bằng tấn sóng. Đây là phương pháp thích hợp với trẻ nhỏ tránh tác hại của thuốc kháng sinh lên toàn thân.

  • Phương pháp nâng đỡ

Đây là phương pháp điều trị bằng cách cố định tinh hoàn và dùng chườm lạnh kết hợp thuốc kháng sinh để ức chế nhiễm trùng giảm triệu chứng.

Việc dùng phương pháp nào phải do bác sĩ chỉ định. Nếu dùng sai thuốc, trẻ có thể bị kích ứng hoặc gặp tác dụng phụ. Vì vậy bố mẹ tuyệt đối không tự điều trị mà cần đưa trẻ đi khám. Ngoài ra khi điều trị cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, uống đúng liều lượng không tự ý bỏ thuốc khi chưa hết liệu trình. 

  1. Chăm sóc tại nhà

Việc điều trị viêm tinh hoàn cho trẻ sẽ không đạt kết quả cao nếu chăm sóc tại nhà không đúng cách để trẻ tăng cường sức đề kháng và nhanh phục hồi. Vì vậy trong quá trình điều trị viêm tinh hoàn cho trẻ, bố mẹ nên chú ý những điều sau:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vui chơi nhất là vận động mạnh.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước và bị mệt.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng với các thực phẩm dễ tiêu hóa để phục hồi thể trạng và nâng cao sức đề kháng.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày để tránh nhiễm trùng nặng thêm hoặc lây lan.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ

Để ngăn ngừa những ảnh hưởng của bệnh viêm tinh hoàn, bố mẹ nên chủ động phòng tránh bệnh viêm tinh hoàn cho trẻ bằng các biện pháp sau:

  • Tiêm vaccine phòng bệnh quai bị: Bệnh quai bị rất dễ dẫn đến biến chứng viêm tinh hoàn vì vậy tiêm vaccine là biện pháp thích hợp phòng ngừa bệnh viêm tinh hoàn.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, hàng ngày. Với trẻ lớn, bố mẹ nên hướng dẫn cho trẻ vệ sinh còn trẻ nhỏ, bố mẻ nên trực tiếp vệ sinh cho trẻ hàng ngày. Đây là biện pháp để ngăn ngừa các vi khuẩn và tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây ra viêm nhiễm.
  • Tăm rửa và thay quần áo hàng ngày cho trẻ nhất là trong những ngày nóng bức. 
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bị quai bị.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường miễn dịch ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Nên cho trẻ tăng cường ăn rau xanh, trái cây. 
  • Ngay khi có những biểu hiện bất thường ở vùng kín nên cho trẻ đi khám ngay.

Trên đây là dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ và các thông tin liên quan đến bệnh viêm tinh hoàn. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về căn bệnh này và ảnh hưởng đối với trẻ. Trong quá trình chăm sóc nếu có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh viêm tinh hoàn nên cho trẻ đi khám.

Ưu đãi khi khám nam khoa, chữa viêm tinh hoàn ở trẻ em 152 Xã Đàn Hà Nội

Với mong muốn sẻ chia, giảm bớt gánh nặng tài chính cho bệnh nhân, phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội đã triển khai chương trình ưu đãi với:

  • Giảm 10% chi phí điều trị
  • Miễn 150K phí khám ban đầu
  • Giảm 30% phí thủ thuật

bac sy Tuan Trinh DH Y Ha Noi

Bác sĩ CKI phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn – Đặng Tuấn Trình

Trực tuyến, Miễn phí, Tiết kiệm thời gian, Tiết kiệm chi phí TẠI ĐÂY

Phụ trách khám bệnh: Bác sĩ Nam Khoa – Ngoại Tiết niệu Bác sĩ Đặng Tuấn Trình

Bác sĩ Trình có hơn 30 năm công tác trong ngành, từng tham gia nhiều hội thảo về y học trong nước và quốc tế như: 

+ Hội thảo khoa học toàn quốc 

+ Hội thảo Quốc tế Việt –Mỹ về Thận-Tiết niệu 

+ Hội nghị khoa học ngành Tiết niệu và Thận học 

+ Hội thảo Quốc tế “Cập nhật tiến bộ mới trong điều trị Rối loạn cương dương” 

– 1983 bác sĩ đã tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội –đơn vị đạo tạo cán bộ uy tín không chỉ trong mà cả ngoài nước. 

– 1984 -1989 : Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Saint Paul (Nay còn gọi là Bệnh viện Xanh–Pôn) – một bệnh viện, trung tâm y tế phức hợp có từ thời Pháp thuộc cho đến nay thì đây vẫn là bệnh viện hạng I được nhiều người đánh giá cao bởi đội ngũ bác sĩ khám chữa bệnh giỏi. 

– 1990 -2014: Giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội – trường công lập trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội chuyên đào tạo cán bộ y tế chuyên nghiệp. Ngoài ra, trong thời gian này bác sĩ cũng đảm nhiệm chức vụ bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Thanh Nhàn. 

– 2016 đến nay: Bác sĩ Đặng Tuấn Trình  thực hiện khám, tư vấn và điều trị các bệnh nam khoa, viêm nhiễm đường sinh dục, các bệnh rối loạn chức năng sinh lý nam giới, vô sinh hiếm muộn nam, bệnh xã hội… tại Phòng khám Nam Khoa 152 Xã Đàn, Hà Nội.

Đừng ngại ngần trò chuyện trực tiếp cùng Bác sĩ Đặng Tuấn Trình TẠI ĐÂY Nếu bạn vẫn còn thắc mắc muốn giải đáp! Các chuyên gia Phòng khám Nam Khoa 152 Xã Đàn sẵn sàng đồng hành cùng bạn!

5/5 - (6 bình chọn)

banner
map phòng khám map phòng khám mobile
21 26 28 35 44 51