banner

Nấm bẹn bôi thuốc gì có tự khỏi được không

Thẩm định nội dung

Bác Sĩ Tạ Hồng Duyên

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên Chuyên khoa I sản - phụ khoa Đa khoa Quốc Tế Hà Nội, Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Nấm bẹn không thuộc nhóm bệnh lý quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc nấm bẹn thường có tâm lý lo ngại, chưa dám đi khám ngay vì bệnh xuất hiện ở vùng kín. Lâu ngày, điều này gây ra nhiều ảnh hưởng tới thẩm mỹ vùng kín và tâm lý của bệnh nhân.

Nấm bẹn là gì?

Nấm bẹn thuộc nhóm bệnh da liễu, là căn bệnh gây ra nhiều khó chịu ở khu vực vùng bẹn cũng như những vùng da lân cận. Nấm bẹn có thể thấy ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, nhưng bắt gặp ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới. Nấm bẹn háng, nấm bẹn đùi rất dễ lan rộng sang cả khu vực bụng hoặc chân, đặc biệt với những người mắc bệnh nhẹ nhưng không điều trị nên tiến triển thành nặng.

hình ảnh nấm bẹn

Bệnh nấm bẹn dễ phát triển mạnh trong điều kiện môi trường nóng ẩm, do bệnh nhân hay mặc quần áo ẩm ướt, do tác dụng phụ của thuốc, hay do bệnh nhân không vệ sinh tốt vùng kín của mình.

Nấm bẹn và những triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng bệnh nấm bẹn điển hình thường thấy là:

  • Người bệnh có cảm giác vùng đùi, bẹn bị ngứa ngáy khó chịu, mặc dù không phát hiện thấy dị vật gây ngứa.
  • Các vùng, mảng da nấm xuất hiện màu đỏ hồng, có thể kèm theo các nốt mụn nước nhỏ li ti ở xung quanh khu vực da bị ngứa.
  • Các mảng da bị tổn thương dần dần đóng thành vảy, màu da khu vực xung quanh cũng chuyển đậm hơn. Độ lớn của những mảng da bị nấm ký sinh có thể lên tới 1cm cho tới vài cm.
  • Chủ yếu các vùng da bị tổn thương là ở các khe rãnh giữa đùi và vùng kín sinh dục, thế nhưng khi bệnh trở nặng, vùng tổn thương có xu hướng lây lan rộng xuống vùng đùi, thậm chí vào bên trong bộ phận sinh dục.

Nấm bẹn có nguy hiểm không?

Bệnh nấm da bẹn thường xảy ra ở vị trí nhạy cảm khiến cho bệnh nhân tự ti và ngại đi khám. Vì lẽ đó, tình trạng bệnh thường trở nên nghiêm trọng hơn. Hệ lụy nặng nề mà bệnh nấm bẹn gây ra cho sức khỏe và cuộc sống người bệnh như sau:

Gây tổn thương da

nấm bẹn nguy hiểm không

Nấm da bẹn gây tổn thương rất nghiêm trọng cho khu vực da ở bẹn. Nấm gây đỏ da, tróc vảy, hình thành mụn, da trở nên khô ráp và sần sùi, gây ra tình trạng mất thẩm mỹ. Thêm nữa, bệnh nấm vùng kín gây ngứa ngáy nên người bệnh phải thường xuyên gãi. Điều này gây bong da, có khả năng gây nhiễm trùng da, tổn thương da, khiến cho bệnh khó điều trị triệt để.

Làm suy giảm chất lượng cuộc sống

Nấm bẹn thường gây ngứa ngáy, khiến cho bệnh nhân bứt rứt không yên. Cơn ngứa lại xuất hiện liên tục nên việc tập trung của người bệnh khi làm việc là rất khó khăn, họ cũng cảm thấy ngại khi ngồi gần người khác. Cuối cùng, tâm trạng trở nên bất ổn cùng cực, dễ cáu gắt và giảm khả năng sáng tạo.

Ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục

Tác hại nguy hiểm của căn bệnh nấm bẹn là khiến cho chất lượng cuộc sống tình dục của người bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng, lại dễ gây lây lan cho bạn tình. Hầu hết những người mắc nấm bẹn thường tránh né chuyện gối chăn, e ngại phát sinh chuyện quan hệ tình dục. Điều này gây ức chế cho vợ hoặc chồng. Mặt khác, biểu hiện lâm sàng của bệnh lại tương đối giống bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà… nên dễ bị nhầm lẫn là bệnh xã hội, gây tâm lý hoang mang, sợ hãi.

Nấm bẹn có gây vô sinh không?

ở giai đoạn đầu của bệnh, triệu chứng nấm bẹn vẫn còn nhẹ, đồng thời chưa lan rộng nên không mấy nguy hiểm. Nó không gây vô sinh lúc này, cũng như không làm ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của bệnh nhân.

nấm bẹn nguy hiểm thế nào

Tuy nhiên, nếu người bệnh lơ là, không đều trị cẩn thận, không chú ý giữ vệ sinh,  thì triệu chứng bệnh sẽ lây ra diện rộng nhanh chóng, lan qua cả bộ phận sinh dục, gây ra bệnh nam khoa hay phụ khoa. Mà những căn bệnh này lại là tác nhân chính  làm chức năng sinh sản của bệnh nhân bị tổn thương, trường hợp nặng có thể dẫn tới vô sinh – hiếm muộn.

Nấm bẹn có lây không?

Có thể khẳng định, căn bệnh nấm bẹn có nguy cơ lây lan, vùng kín có mùi hôi. Bệnh ở vùng da này có thể lây sang vùng da khác. Bệnh cũng có thể lây từ người sang người, thậm chí từ động vật sang người. Vì thế bạn luôn cần cảnh giác.

Nấm bẹn có tự khỏi không?

“Nấm bẹn có tự hết không” là thắc mắc dễ hiểu của bệnh nhân. Nhưng theo chuyên gia, căn bệnh này không tự hết được! Một khi nấm gặp điều kiện thuận lợi, tấn công và gây bệnh, chúng sẽ càng nhân lên nhiều hơn nếu bạn không có cách áp chế. Hệ quả là bệnh sẽ lây lan ra diện rộng. Vì cơ địa mỗi người là khác nhau nên tốc độ lây lan có thể khác nhau. Vì vậy bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin và đưa ra lựa chọn thích hợp nhất.

Nấm bẹn ở nam giới

Nấm bẹn nam giới là tình trạng vô cùng phổ biến. Căn bệnh này gây ra cảm giác ngứa ngáy liên tục ở vùng bẹn, làm anh em thấy khó chịu. Lúc này, trên da người bệnh sẽ hiện lên các mảng đỏ hoặc hồng, có trường hợp còn đi kèm mụn nước. Mụn dễ vỡ ra và tạo thành vảy. Đây là lúc nấm ký sinh dễ lan đến khe đùi, đùi và cơ quan sinh dục.

Nấm bẹn nam giới không chỉ gây ra muộn phiền, còn khiến cuộc sống và sinh hoạt của anh em bị ảnh hưởng trầm trọng.

Nấm bẹn ở trẻ em

Nấm bẹn trẻ em cũng dễ bắt gặp giống như trường hợp ở người lớn. Khu vực da ở bẹn hoặc kẽ mông bé chính là nơi thường bị thương tổn nhiều nhất. Nấm bẹn trẻ em có sự tiến triển khá âm thầm. Tuy vậy, cha mẹ có thể nhận biết căn bệnh khi thấy bé khó chịu, ngứa ngáy, quấy khóc, đặc biệt khi đóng bỉm.

Áp dụng một số biện pháp sau sẽ giúp cha mẹ đề phòng nguy cơ bé mắc nấm bẹn: 

  • Giữ sạch sẽ và khô thoáng nơi bẹn, kẽ mông hay nếp kẽ da của trẻ, tránh tuyệt đối tình trạng ẩm ướt. Nấm sẽ phát triển ở nơi ẩm ướt, gây bệnh hoặc làm bệnh dễ tái phát.
  • Thường xuyên thay quần áo cũng như yếm cho bé, cũng thường xuyên thay mới khăn trải giường… Chỉ sử dụng trang phục thoáng mát, rộng rãi cho trẻ, đặc biệt khi trời nóng. Không cần thiết thì không nên đóng bỉm.
  • Thường xuyên giặt đồ cho bé. Khi giặt nên dùng xà phòng chống khuẩn, sẽ có tác dụng tiêu diệt bào tử nấm gây hại. Phơi khô quần áo dưới ánh sáng mặt trời thì tốt hơn là dùng máy sấy.
  • Giúp bé tăng cường hệ miễn dịch bằng các biện pháp khác nhau, về lâu dài có thể phòng ngừa nhiễm nấm.

Nấm bẹn được chẩn đoán ra sao?

Nấm bẹn được chẩn đoán từ việc khám lâm sàng. Cụ thể, bạn sẽ cần lấy mẫu da để xét nghiệm xem có mắc bệnh không. Xét nghiệm thực hiện bằng cách soi tươi mẫu vật để tìm sợi nấm dưới kính hiển vi. Bác sĩ cũng có thể nuôi cấy trong môi trường giàu dinh dưỡng.

Nấm bẹn và cách điều trị

Nếu tình trạng bệnh đã xuất hiện lâu và đang lan rộng hơn, bệnh nhân cần trực tiếp đến chữa ở bệnh viện da liễu, phòng khám Da liễu, phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội, các chuyên gia sẽ kiểm tra và giúp bạn chữa trị triệt để:

Nấm bẹn bôi thuốc gì?

Nấm bẹn điều trị thuận tiện nhất bằng cách bôi thuốc. Thuốc bôi tại chỗ có tác dụng ức chế nấm ký sinh trên da. Đồng thời nó cũng giúp giảm ngứa, làm dịu da và ngăn ngừa tổn thương lan tỏa trên da diện rộng. Những thuốc kháng nấm tại chỗ hay dùng là: Miconazol, Econazol, Ketoconazol…

thuốc bôi nấm bẹn

Thuốc bằng dung dịch cồn

Nhóm thuốc này có thể sát trùng da, giúp cơn ngứa ngáy cải thiện ở mức độ nhẹ. Kết hợp cồn với thuốc sẽ giúp tổn thương trên da mau lành hơn. Dưới đây là những loại cồn được dùng phổ biến: dung dịch ASA, dung dịch cồn BSI, cồn antimycose…

Bị nấm bẹn dùng thuốc gì?

Nhóm thuốc này dùng nhiều cho những bệnh nhân tổn thương nặng, bệnh có xu hướng lây lan rộng. Thuốc uống được kết hợp với thuốc bôi tại chỗ để ức chế hoạt động của nấm men, đẩy nhanh tốc độ điều trị. Thuốc kháng nấm đường uống hay dùng như: Itraconazole, Ketoconazol, Fluconazole…

Lưu ý khi điều trị nấm bẹn

Sau đây là những điều bạn nên lưu ý:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt thời gian dùng thuốc thì việc điều trị mới hiệu quả, tránh tái phát bệnh.
  • Không dùng chung quần áo hay vật dụng cá nhân với những người khác, vì nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao.
  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc để trị nấm bẹn nếu không có chỉ định rõ ràng từ phía bác sĩ.
  • Nếu như có bệnh về gan, hãy báo ngay với bác sĩ của bạn nếu sử dụng thuốc uống trị bệnh.
  • Giữ tinh thần đến bệnh viện kiểm tra ngay khi thấy bệnh nặng hơn, hoặc khi trên da xuất hiện mụn mủ, gây viêm hay đau.
  • Tắm gội mỗi ngày, giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bệnh cần được bạn giữ sạch sẽ và khô ráo.
  • Mặc quần áo thấm hút mồ hôi nhanh, chất lượng cotton là tốt nhất. Mặc đồ vừa vặn hoặc thoáng rộng, thay vì đồ chật chội có thể cọ sát vào khu vực tổn thương.

Chữa nấm bẹn dân gian

Các phương pháp chữa nấm bẹn dân gian tuy đơn giản nhưng lại có hiệu quả không ngờ. Không chỉ vậy, nguyên liệu của chúng đều từ thiên nhiên nên rất an toàn cho da. Chi phí mua những loại thuốc này cũng rẻ bèo, có khi không tốn 1 xu vì tận dụng luôn nguyên liệu sẵn trong nhà.

Nấm bẹn và cách chữa với muối

Muối với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm thì có lẽ nhà nhà đã đều biết. Do đặc tính sát khuẩn nên rất nhiều người dùng nước muối để trị các bệnh ngoài da. Có thể kể đến như: hắc lào, mụn trứng cá, các bệnh về nấm như nấm bẹn, nấm da đầu…

Muốn “tiêu diệt” nấm bẹn, bạn hãy ngâm mình trong bồn nước tắm pha muối loãng 20 phút mỗi ngày, thậm chí có thể làm 2 lần 1 ngày. Các tinh chất có trong muối sẽ tan ra, bám lên da và đánh bại các vi nấm, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng viêm nhiễm hay lở loét. Tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt khi bạn kiên trì làm theo cách trị nấm bẹn này mỗi ngày.

Trị nấm bẹn bằng tỏi

Cách trị nấm bẹn bằng tỏi cũng vô cùng đơn giản. Người bệnh đầu tiên cần rửa thật sạch vùng da nấm bẹn, đập nát vài tép tỏi tươi rồi đắp trực tiếp lên vùng da bệnh là được.

Lúc này từ trong tỏi, các tinh chất tỏa ra sẽ tiêu diệt nấm, giúp bạn thôi không còn ngứa ngáy. Khi đó nấm cũng không thể lây lan sang các vùng da lành xung quanh được nữa.

Trị nấm bẹn với hành

Trị nấm da bẹn bằng hành cũng hay được áp dụng. Trước hết bạn cần chuẩn bị 1 củ hành thật tươi, không héo, dập nát hoặc sâu. Đem hành bóc vỏ, thái ra thành những lát mỏng. Tiếp đến, bạn rửa thật sạch vùng da bẹn để đắp trực tiếp các lát hành lên vùng da bị nấm tấn công. Giữ nguyên như thế trong khoảng 60 phút, sau đó bạn rửa lại da với nước sạch.

Trị nấm bẹn bằng giấm táo

Giấm táo được đánh giá khá cao trong những cách trị nấm bẹn dân gian hiện nay. Theo các nhà khoa học, trong thành phần của giấm táo có những hoạt chất hiệu quả trong kháng virus và kháng khuẩn. Người bệnh có thể làm theo các bước dưới đây để dùng giấm táo trị nấm bẹn:

– Đầu tiên, hòa loãng 1 thìa giấm táo nguyên chất  vào trong 1 cốc nước (lưu ý lượng nước đủ để có thể rửa các vùng da bị bệnh).

– Tiếp theo, người bệnh rửa trực tiếp hỗn hợp nước giấm táo đó lên các vùng da bẹn bị nấm.

– Để các vùng bị nấm khô một cách tự nhiên.

Cách này nên thực hiện mỗi ngày thực xuyên, tốt nhất là trước khi đi ngủ, hiệu quả mang lại sẽ là cao nhất.

Cách phòng tránh căn bệnh nấm bẹn

Để phòng tránh nấm bẹn trên da, cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Luôn luôn giữ sạch sẽ và khô ráo cho vùng da ở háng bằng cách vệ sinh mỗi ngày.
  • Không nên mặc những trang phục dơ, bó sát hay ẩm ướt trong 1 khoảng thời gian dài, đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm. Nên sử dụng những trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi.
  • Đem y phục và đồ vải trụng trong nước sôi 15 phút để tiêu diệt nấm và bào tử nấm. Những đồ nên làm là đồ dùng cá nhân như chăn, quần áo, màn, gối…
  • Không dùng chung dụng cụ vệ sinh cơ thể hay quần áo với người khác.
  • Tránh tuyệt đối tình trạng chà xát hay cào gãi lên vùng da tổn thương. Thói quen xấu này sẽ làm tổn thương nặng thêm, lan rộng ra và rất khó điều trị.
  • Ăn uống mỗi ngày sao cho hợp lý, tăng cường sức đề kháng.

Bệnh nấm bẹn có thể diễn tiến rất nhanh và làm nảy sinh hệ quả nghiêm trọng nếu không nghiêm túc chữa trị. Tốt nhất khi có dấu hiệu, bạn nên chủ động tìm đến cơ sở chuyên khoa.

Đánh giá post

banner
map phòng khám map phòng khám mobile
21 26 28 35 44 51