Nong bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu sinh lý là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em nam. Nong bao quy đầu là biện pháp khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên nếu nong bao quy đầu không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật và cuộc sống sau này của trẻ. Vậy nong bao quy đầu là gì, thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung dưới đây.
Nội dung bài viết:
Hẹp bao quy đầu là gì?
Hẹp bao quy đầu là tình trạng lớp bao da quy đầu chặt lấy phần quy đầu và không thể lột ra ngoài được. Đa số trẻ em nam giới sinh ra đều bị hẹp bao quy đầu còn gọi là hẹp bao quy đầu sinh lý. Tuy nhiên càng ngày thì bao quy đầu càng nới rộng ra và trở về bình thường. Độ tuổi càng lớn thì tỷ lệ hẹp bao quy đầu ở trẻ càng giảm:
- Em bé sơ sinh: 96%
- Bé 1 tuổi: 50%
- Trẻ 3 tuổi: 10%
- Thiếu niên 17 tuổi: 1%
Trẻ bị hẹp bao quy đầu thường có những biểu hiện như:
- Tiểu khó, phải rặn làm phồng bao quy đầu, tia tiểu bắn xa
- Quấy khóc nhiều và đỏ mặt mỗi khi đi tiểu
- Trẻ nhịn tiểu thường xuyên hơn
- Hẹp bao quy đầu làm cản trở việc bài tiết vì vậy bao quy đầu có thể bị sưng tấy và ngứa ngáy.
Ngoài bệnh lý từ khi sinh ra thì hẹp bao quy đầu cũng có thể do bệnh lý hay còn gọi là hẹp bao quy đầu thứ phát, là do có sẹo xơ, hình thành sau khi bé bị viêm nhiễm hoặc cố gắng tác động quá mạnh để nong bao quy đầu.
Đa số trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ không cần thiết phải điều trị. Nhưng nếu đến 4- 5 tuổi mà bao quy đầu của trẻ vẫn chưa tụt xuống thì cha mẹ nên cho con đi khám để có biện pháp xử lý. Thông thường, biện pháp khắc phục trong trường hợp này là nong bao quy đầu.
Vì sao phải nong bao quy đầu?
Nong bao quy đầu là kỹ thuật làm rộng bao quy đầu khắc phục tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý giúp bé đi tiểu và vệ sinh dễ dàng hơn. Thủ thuật nong bao quy đầu thường được thực hiện lần đầu ở bệnh viện do bác sĩ thực hiện. Những lần sau, bố mẹ có thể tự thực hiện cho trẻ tại nhà.
Việc nong bao quy đầu cho trẻ bị hẹp bao quy đầu là rất cần thiết vì:
- Giúp vệ sinh vùng bao quy đầu dễ dàng và sạch sẽ hơn ngăn ngừa các bệnh lý bao quy đầu.
- Giúp trẻ đi tiểu dễ dàng hơn, không phải chịu đau đớn.
- Ngăn ngừa các bệnh tiết niệu ở trẻ do việc nhịn tiểu.
- Giúp dương vật phát triển toàn diện.
Nhiều bố mẹ nghe đến phương pháp nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà nhưng chủ quan không đi khám mà tự thực hiện tại nhà. Việc làm này có thể tiềm ẩn một số rủi ro hoặc không hiệu quả. Nguyên nhân là do trẻ không chịu hợp tác hoặc bố mẹ sợ trẻ bị đau mà không dám thực hiện.
Việc tự nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà không đúng cách không chỉ khiến trẻ bị đau mà còn gây ra các biến chứng như:
- Biến chứng cấp tính: Chảy máu, sưng phù, nhiễm trùng, tổn thương quy đầu hoặc niệu đạo ngay sau thủ thuật.
- Dị tật mãn tính: Để lại sẹo xấu, tái phát hẹp da quy đầu, thậm chí là hẹp lỗ tiểu hoặc rò niệu đạo.
Vì những lý do này mà để nong bao quy đầu cho trẻ, bố mẹ phải đưa bé đi khám ở những cơ sở y tế chuyên khoa. Qua kiểm tra, thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra kết luận có cần thiết phải cắt bao quy đầu hay chỉ cần thực hiện nong bao quy đầu. Bố mẹ cần cân nhắc rất kỹ trước khi thực hiện nong bao quy đầu cho trẻ.
Khi nào nên nong bao quy đầu cho bé?
Hẹp bao quy đầu sinh lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng không phải tất cả đều phải nong bao quy đầu. Vậy trong những trường hợp nào thì cần nong bao quy đầu? Phụ huynh nên ghi nhớ một số lưu ý khi nào nên nong bao quy đầu cho bé như sau:
- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bị hẹp bao quy đầu sinh lý
Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bị hẹp bao quy đầu không cần thiết phải điều trị bằng can thiệp y khoa tại bệnh viện mà có thể tự nong bao quy đầu tai nhà bằng tay và bôi thuốc. Nhất là những tường hợp hẹp bao quy đầu quá khít khiến bé tiểu phải rặn mạnh, la khóc khi đi tiểu thì nên nong để lỗ tiểu rộng ra 1 chút giúp bé đi tiểu dễ dàng hơn.
Sử dụng tay để làm rộng bao quy đầu giúp bé đi tiểu và vệ sinh quy đầu dễ dàng hơn.
- Trẻ trên 2 tuổi nhưng không bị hẹp quá nhiều
Nếu trẻ hơn 2 tuổi nhưng không bị hẹp quá nhiều, da quy đầu còn mềm mại thì chủ động vệ sinh bao quy đầu và tự nong vẫn là biện pháp tối ưu. Nếu không nong bao quy đầu kịp thời, tình trạng hẹp bao quy đầu nặng hơn thì có thể phải điều trị bằng các biện pháp mạnh hơn như thực hiện cắt bao quy đầu.
- Đi tiểu phải rặn mạnh
Nếu bị hẹp bao quy đầu quá khít khiến trẻ đi tiểu phải rặn mạnh, la khóc khi đi tiểu thì nên đến các cơ sở y tế để nong bao quy đầu để nới rộng lỗ tiểu.
Còn đối với các trẻ đã lớn, bao quy đầu đã xơ chai và quá khít nên việc nong bao quy đầu thường không đem lại hiệu quả và dễ gây chảy máu da bao quy đầu. Ở trường hợp này thì trẻ được chỉ định cắt bao quy đầu.
Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần cắt bao quy đầu, và không phải trường hợp nào cắt bao quy đầu cũng tốt. Việc cắt bao quy đầu khi không cần thiết có thể gây ra các vấn đề như sẹo xấu sau cắt, chảy máu da quy đầu, nhiễm trùng vết mổ. Vì vậy tùy theo tính chất bao quy đầu của từng trẻ mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn biện pháp xử lý tối ưu.
Quá trình nong bao quy đầu cho trẻ
Nong bao quy đầu phải được thực hiện tại bệnh viện do bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Quá trình này diễn ra khoảng 3-5 phút, khá nhẹ nhàng và ít đau.
Nếu bao quy đầu của bé hẹp ít thì chỉ cần dùng tay để thực hiện kéo bao quy đầu ra nhưng nếu bao quy đầu quá khít thì bác sĩ có thể sử dụng thêm thuốc tê để giúp bé bớt đau. Đôi khi việc thực hiện nong bao quy đầu cũng khiến trẻ bị rớm máu và bé sẽ khóc nhiều.
Sau khi thực hiện thủ thuật nong bao quy đầu, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau và kháng viêm. Vì vậy bố mẹ hoàn toàn yên tâm là các hoạt động của bé vẫn diễn ra bình thường.
Cụ thể quy trình nong bao quy bao quy đầu cho trẻ được thực hiện như sau:
Tại bệnh viện: Thực hiện bởi nhân viên y tế
Lần đầu: Nong bao qui đầu bằng tay với gây tê tại chỗ bằng gel Xylocain 2%, hoặc thuốc tê xịt Lidocain 10%. Trước khi nong bao quy đầu cần rửa sạch các chất bã và bôi trơn bao qui đầu bằng kem Betamethasone 0.05%.
Bác sĩ dùng tay kéo lớp bao quy đầu ra xa rồi hướng lên trên và hướng xuống dưới để lớp bao da bao quy đầu rộng ra.
Trường hợp khó, chỉ cần nong nhẹ cho thấy lỗ tiểu.
Sau khi nong bao quy đầu, bác sĩ kê toa thuốc giảm đau (paracetamol) + kem Betamethasone 0.05%.
Tại nhà:
Sau lần đầu thực hiện tịa cơ sở y tế, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bố mẹ cách thực hiện tại nhà. Phụ huynh nên lắng nghe kỹ lời dặn dò và hướng dẫn của nhân viên y tế để làm theo cho chính xác. Hạn chế làm bé đau đớn, tổn thương hoặc nhiễm trùng mà kết quả không đạt được như mong muốn.
- Cha mẹ nong bao qui đầu cho bé theo hướng dẫn, bôi kem Bethamethasone 0.05%
- Mỗi ngày 1 đến 2 lần trong 1 đến .
Hẹp bao quy đầu sinh lý ở trẻ là hiện tượng bình thường và không quá đáng lo. Các bố mẹ không nên chủ quan không đưa trẻ đi khám hay tùy tiện nong bao quy đầu cho trẻ mà không được hướng dẫn. Tất cả những điều này đều tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến bao quy đầu của trẻ.
Nếu thấy trẻ có biểu hiện khó tiểu, đau đớn vùng kín thì cần đến bác sĩ thăm khám cũng như hỏi rõ khi nào nên nong bao quy đầu cho bé.
Biến chứng do nong bao quy đầu
Nong bao quy đầu không đúng cách tại nhà có thể gây ra một số biến chứng như: Chảy máu hoặc thắt nghẽn bao quy đầu,…
Thực tế, nếu đã được bác sĩ chỉ định thực hiện nong bao quy đầu và bố mẹ thực hiện thực hiện đúng theo yêu cầu thì ít khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên cũng có trường hợp không hiệu quả như trong trường hợp bao quy đầu của trẻ bị hẹp quá nhiều. Trong quá trình nong bao quy đầu cho trẻ nếu không may có dấu hiệu xảy ra biến chứng, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Vệ sinh trong khi nong bao quy đầu đúng cách
Vệ sinh vùng kín hay bao quy đầu là việc rất quan trọng, nhất là với người bị hẹp bao quy đầu. Trong thời gian nong bao quy đầu bố mẹ càng cần chú ý hơn để tránh bị viêm nhiễm.
Bố mẹ chú ý trước khi nong bao quy đầu cần rửa sạch tay bằng xà phòng và bao quy đầu bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ. Hàng ngày cũng cần vệ sinh kỹ chú ý không được rửa đầu dương vật bằng tăm bông, xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn.
Đối với trẻ nhỏ chưa lộn bao quy đầu, lúc tắm cho bé, hãy rửa bộ phận sinh dục giống như những phần của cơ thể rồi lau khô. Không được tuốt mạnh bao quy đầu về phía bụng. Vì đa số trẻ khi đến 3 tuổi sẽ tự tuột bao quy đầu xuống.
Đối với trẻ lớn đã lộn bao quy đầu cũng không được chủ quan. Bố mẹ nên hướng dẫn cách cho trẻ tự vệ sinh dương vật khi tắm. Nhẹ nhàng vuốt ngược da quy đầu về phía bụng và rửa phần ở dưới rồi lau khô. Nhẹ nhàng vuốt xuôi bao quy đầu để trả nó về vị trí cũ.
Trên đây là những thông tin về nong bao quy đầu ở trẻ nhỏ. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích để bố mẹ hiểu hơn về nong bao quy đầu cho trẻ. Nếu có các thắc mắc về nong bao quy đầu, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám không nên tự ý nong bao quy đầu tại nhà.
Ưu đãi khi khám nam khoa, bệnh lý tinh hoàn, viêm bao quy đầu 152 Xã Đàn Hà Nội
Với mong muốn sẻ chia, giảm bớt gánh nặng tài chính cho bệnh nhân, phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội đã triển khai chương trình ưu đãi với:
- Giảm 10% chi phí điều trị
- Miễn 150K phí khám ban đầu
- Giảm 30% phí thủ thuật
Bác sĩ CKI phòng khám nam khoa 152 Xã Đàn – Đặng Tuấn Trình
Trực tuyến, Miễn phí, Tiết kiệm thời gian, Tiết kiệm chi phí TẠI ĐÂY
Phụ trách khám bệnh: Bác sĩ Nam Khoa – Ngoại Tiết niệu Bác sĩ Đặng Tuấn Trình
Bác sĩ Trình có hơn 30 năm công tác trong ngành, từng tham gia nhiều hội thảo về y học trong nước và quốc tế như:
+ Hội thảo khoa học toàn quốc
+ Hội thảo Quốc tế Việt –Mỹ về Thận-Tiết niệu
+ Hội nghị khoa học ngành Tiết niệu và Thận học
+ Hội thảo Quốc tế “Cập nhật tiến bộ mới trong điều trị Rối loạn cương dương”
– 1983 bác sĩ đã tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội –đơn vị đạo tạo cán bộ uy tín không chỉ trong mà cả ngoài nước.
– 1984 -1989 : Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Saint Paul (Nay còn gọi là Bệnh viện Xanh–Pôn) – một bệnh viện, trung tâm y tế phức hợp có từ thời Pháp thuộc cho đến nay thì đây vẫn là bệnh viện hạng I được nhiều người đánh giá cao bởi đội ngũ bác sĩ khám chữa bệnh giỏi.
– 1990 -2014: Giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội – trường công lập trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội chuyên đào tạo cán bộ y tế chuyên nghiệp. Ngoài ra, trong thời gian này bác sĩ cũng đảm nhiệm chức vụ bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
– 2016 đến nay: Bác sĩ Đặng Tuấn Trình thực hiện khám, tư vấn và điều trị các bệnh nam khoa, viêm nhiễm đường sinh dục, các bệnh rối loạn chức năng sinh lý nam giới, vô sinh hiếm muộn nam, bệnh xã hội… tại Phòng khám Nam Khoa 152 Xã Đàn, Hà Nội.
Đừng ngại ngần trò chuyện trực tiếp cùng Bác sĩ Đặng Tuấn Trình TẠI ĐÂY Nếu bạn vẫn còn thắc mắc muốn giải đáp! Các chuyên gia Phòng khám Nam Khoa 152 Xã Đàn sẵn sàng đồng hành cùng bạn!