banner

Ung thư cổ tử cung Nguyên nhân Dấu hiệu và cách Phòng tránh hiệu quả

Thẩm định nội dung

Bác Sĩ Tạ Hồng Duyên

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên Chuyên khoa I sản - phụ khoa Đa khoa Quốc Tế Hà Nội, Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Ung thư cổ tử cung Nguyên nhân Dấu hiệu và cách Phòng tránh hiệu quả

Ung thư cổ tử cung đang trở thành mối lo ngại lớn của hàng triệu phụ nữ bởi những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Đáng báo động, độ tuổi mắc bệnh có xu hướng trẻ hóa, trong khi số ca mắc mới không ngừng gia tăng qua từng năm. Y tế hiện đại ngày nay với các phương pháp  chẩn đoán tiên tiến, cho phép ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể được phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, các dấu hiệu ung thư cổ tử cung, cũng như những phương pháp phòng ngừa hiệu quả, hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là gì

Cổ tử cung là một bộ phận quan trọng của hệ sinh sản, nằm ở phía dưới tử cung (dạ con) và là nơi nối tiếp giữa tử cung với âm đạo. Bề mặt cổ tử cung được bao phủ bởi một lớp mô mỏng được tạo nên từ nhiều tế bào. Ung thư cổ tử cung là tình trạng các tế bào lót tại cổ tử cung phát triển bất thường, mất kiểm soát và lấn át các tế bào xung quanh, từ đó hình thành các khối u trong cổ tử cung.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn cầu có hơn 604.000 trường hợp mắc mới ung thư cổ tử cung và khoảng 342.000 người tử vong do căn bệnh phụ khoa này. Dự báo đến năm 2030, số ca tử vong sẽ tăng lên đến 443.000, gấp đôi số ca tử vong liên quan đến các tai biến sản khoa.

Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung đang là vấn đề y tế đáng lo ngại với hơn 4.000 ca mắc mới và hơn 2.000 ca tử vong mỗi năm. Trung bình mỗi ngày có 14 phụ nữ được chẩn đoán ung thư cổ tử cung, trong đó khoảng 7 trường hợp tử vong. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nữ giới mà còn tác động đến tâm lý và hạnh phúc của người con gái.

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân Ung thư cổ tử cung

Phần lớn người bệnh ung thư cổ tử cung đều do nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus). Đây là một loại virus gây u nhú ở người lây truyền phổ biến qua đường tình dục hoặc lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết chứa mầm bệnh. Theo báo cáo, có hơn 40 chủng virus HPV gây bệnh lý ở người, trong đó có khoảng 15 chủng có khả năng gây ung thư. Đặc biệt, virus HPV tuýp 16, 18 là “thủ phạm” chính gây nên ⅔ số ca ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Ngoài ra, những yếu tố khác làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Hút thuốc lá thường xuyên: Hút thuốc lá trong thời gian dài làm suy giảm hệ miễn dịch cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho virus HPV xâm nhập, phát triển và gây thương tổn. Chưa kể, các chất độc trong khói thuốc có thể gây tổn hại DNAm làm tăng nguy cơ đột biến gen dẫn đến ung thư.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Nữ giới dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài hoặc mắc bệnh lý suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS có nguy cơ bị nhiễm virus HPV cao hơn những người khác do khả năng phòng vệ của cơ thể bị suy yếu nghiêm trọng trước các tác nhân gây bệnh.
  • Mắc bệnh xã hội: Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, sùi mào gà, giang mai, herpes sinh dục, chlamydia,… là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung.
  • Lạm dụng thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài có thể gây viêm niêm mạc tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Chế độ ăn mất cân đối, ăn ít rau xanh và trái cây làm giảm khả năng hấp thụ các dưỡng chất cần thiết, gây thiếu chất và suy giảm sức khỏe tổng thể.
  • Thừa cân, béo phì: Thừa cân làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức cân bằng nội tiết tố và làm tăng nguy cơ ung thư tuyến.
  • Sinh đẻ nhiều lần hoặc sinh con sớm: Việc sinh con quá sớm (trước 17 tuổi) và sinh nhiều con (từ 3 con trở lên) đối mặt với nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp đôi so với người bình thường.
  • Yếu tố di truyền: Gia đình có người thân mắc ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác có thể làm tăng nguy cơ di truyền bệnh lý này.

Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung

Liên đoàn phụ khoa và sản khoa quốc tế FIGO đã phân loại ung thư cổ tử cung thành 4 giai đoạn, được đánh số từ I(1) đến IV(4). Mỗi giai đoạn bệnh được xác định cụ thể dựa trên quá trình thăm khám lâm sàng kết hợp với kết quả xét nghiệm, sinh thiết, chẩn đoán hình ảnh, soi cổ tử cung, bàng quang,… Cụ thể như sau:

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

Tế bào ung thư cổ tử cung cư trú và bắt đầu phát triển từ bề mặt cổ tử cung xuống các mô sâu hơn. Lúc này, ung thư chưa lan đến các cơ quan khác cũng như ccas gạch bạch huyết lân cận. Căn cứ vào mức độ phát triển của ung thư, các chuyên gia chia giai đoạn 1 thành 2 đoạn nhỏ là IA và IB:

Giai đoạn IA

Triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu IA, Với kích thước độ sâu gần 5mm và chiều rộng khoảng 7mm, khối u giai đoạn IA chỉ chẩn đoán được bằng vi thể. Ngoài ra, dựa trên kích thước mô đệm bị xâm lấn, giai đoạn IA có thể chia thành IA1 (độ sâu xâm lấn ≤ 3mm và độ rộng ≤ 7mm) và IA2 (độ sâu xâm lấn > 3mm nhưng ≤ 5mm, và độ rộng ≤ 7mm).

Giai đoạn IB

Khối u ở giai đoạn này lớn hơn nên có thể thấy được trên vi thể hoặc theo dõi được tổn thương trên cổ tử cung. Giai đoạn IB được chia thành IB1 (kích thước khối u ≤ 4cm) và IB2 (kích thước khối u > 4cm)

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 không biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên hầu hết người bệnh không biết bản thân mắc bệnh. Đa số chị em phát hiện ung thư giai đoạn sớm trong quá trình khám phụ khoa định kỳ và tầm soát, xét nghiệm sàng lọc ung thư. Một số dấu hiệu bệnh trọng giai đoạn đầu chị em cần lưu ý là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, dịch âm đạo có màu lạ, xuất huyết âm đạo bất thường,…

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2

Tế bào ung thư lan tới các mô xung quanh tử cung hoặc đến ⅔ trên của âm đạo được xem là dấu mốc đánh dấu sự phát triển của ung thư cổ tử cung giai đoạn 2. Các bác sĩ thường dựa trên mức độ di căn của tế bào ung thư để chia bệnh thành hai giai đoạn IIA và IIB:

Giai đoạn IIA

Ở giai đoạn IIA, kết quả thăm khám cho thấy các tế bào ung thư cổ tử cung đã lan đến ⅔ phía trên của âm đạo nhưng chưa xâm lấn đến mô tử cung, hạch bạch huyết xung quanh cũng như các cấu trúc xa hơn. Bệnh giai đoạn IIA tiếp tục được phân loại thành IIA1 và IIA2:

  • Giai đoạn IIA1: Kích thước khối u tại cổ tử cung nhỏ hơn 4 cm
  • Giai đoạn IIA2: Khối u tại cổ tử cung có kích thước lớn hơn 4 cm.

Giai đoạn IIB

Giai đoạn IIB tiến triển phức tạp hơn khi tế bào ung thư đã xâm lấn ra ngoài cổ tử cung và tử cung. Mặc dù lan đến các mô xung quanh tử cung nhưng tế bào ung thư chưa lây lan sang các hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 là thời điểm khối u đã phát triển lớn, vượt khỏi phạm vi cổ tử cung và xâm lấn các cấu trúc lân cận trong vùng chậu. Khối u có thể lan xuống phần dưới của âm đạo, ảnh hưởng đến thành chậu, hoặc chèn ép lên niệu quản, gây cản trở chức năng của hệ tiết niệu.

Tùy thuộc vào mức độ lan rộng và xâm lấn, giai đoạn này được chia thành ba phân nhóm nhỏ hơn:

Giai đoạn IIIA

Ở giai đoạn này, khối u đã phát triển và lan rộng đến ⅓ phần dưới của âm đạo. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu xâm lấn vào thành chậu hoặc ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong vùng chậu.

Giai đoạn IIIB

Khối u bắt đầu xâm lấn vào thành chậu, gây chèn ép một hoặc cả hai niệu quản, dẫn đến tình trạng ứ nước tại thận. Sự chèn ép này làm thận phình to hoặc mất dần chức năng lọc máu, khiến cơ thể không thể loại bỏ độc tố và chất thải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Giai đoạn IIIC

Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã lan rộng, di căn đến các bộ phận trong khung chậu nhưng vẫn chưa lan đến các cơ quan xa trong cơ thể. Giai đoạn này được chia nhỏ hơn thành IIIC1 (di căn đến hạch bạch huyết vùng chậu) và IIIC2 (di căn đến hạch bạch huyết cạnh động mạch chủ).

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 là một giai đoạn tiến triển nghiêm trọng, khi khối u đã vượt khỏi phạm vi cổ tử cung và xâm lấn vào các cấu trúc lân cận như âm đạo, thành chậu hoặc chèn ép niệu quản. Giai đoạn này tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng cao do sự lan rộng của khối u và khả năng ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong vùng chậu.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 4 là mức độ nặng nhất. Lúc này tế bào ung thư đã phát triển đến bàng quang, trực tràng và ảnh hưởng tới các cơ quan xa hơn như phổi, gan, xương,…

Triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối bao gồm đau dữ dội vùng chậu, lưng dưới, chảy máu âm đạo mất kiểm soát, dịch tiết âm đạo có mùi hôi kèm máu, khó thở,  đau ngực và sụt cân nhanh chóng.

Tiên lượng sống sót sau 5 năm của người bệnh ung thư giai đoạn 4 dưới 15%. Vì thế, cần can thiệp các biện pháp điều trị toàn thân hiệu quả như hoá trị, xạ trị,.. để kéo dài sự sống.

Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung là những triệu chứng hoặc biểu hiện bất thường xuất hiện khi ung thư cổ tử cung phát triển. Những dấu hiệu này có thể bao gồm chảy máu bất thường, dịch tiết âm đạo bất thường, đau vùng chậu. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ 6 tháng một lần, đặc biệt khi có các dấu hiệu bất thường sau:

Xuất huyết âm đạo bất thường

Nếu âm đạo ra máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt, nhất là sau khi quan hệ tình dục hoặc sau mãn kinh thì chị em cần thăm khám chuyên khoa sớm. Bởi đây là dấu hiệu thường gặp khi mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hoặc các tổn thương bên trong cơ quan sinh sản, thậm chí là ung thư cổ tử cung.

Dịch âm đạo có màu lạ, mùi hôi

Sự phát triển của tế bào ung thư cổ tử cung có thể dẫn đến một số vấn đề bất thường về khí hư như dịch tiết nhiều, màu trắng đục, vàng xanh, có lẫn mủ, máu và mùi hôi tanh nồng. Những biểu hiện trên cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… nên chị em cần chủ động thăm khám chuyên khoa sớm để xác định chính xác nguyên nhân.

Quan hệ tình dục đau đớn

Đau khi quan hệ tình dục có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm khô âm đạo, thiếu màn dạo đầu, quan hệ thô bạo hoặc do các bệnh lý phụ khoa. Các chuyên gia khuyến cáo nếu chị em thấy đau tức, buốt rát, khó chịu kéo dài kèm theo chảy máu bất thường thì cần thám khám ngay để có hướng điều trị kịp thời.

Đau tức vùng chậu, vùng lưng dưới

Cảm giác đau âm ỉ hoặc đau buốt tại một điểm cụ thể ở vùng xương hông là triệu chứng phổ biến ở nhiều phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung. Cơn đau này có thể lan rộng ra các khu vực khác như lưng dưới hoặc toàn bộ vùng xương hông, gây khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Khó tiểu

Khi khối u xâm lấn vào bàng quang hoặc niệu quản, người bệnh có thể gặp khó khăn khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu đau, thậm chí tiểu ra máu. Một số trường hợp có thể gặp vấn đề tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát hoặc suy thận, mất chức năng thận do tình trạng ứ nước ở thận .

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Ung thư cổ tử cung khiến nội tiết tố mất cân bằng, ảnh hưởng đến sự phát triển của nang trứng và quá trình rụng trứng. Hệ quả là chị em sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt dài ngắn bất thường, lượng máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều, có màu đen, nâu sẫm,…

Sưng tấy, phù nề chân

Sự phát triển quá mức của khối u có thể chèn ép dây thần kinh và gây tắc nghẽn mạch máu, hạch bạch huyết vùng xương chậu, gây sưng tấy và phù nề chân.

Đau tức ngực, khó thở

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối di căn đến phổi sẽ gây tổn thương chức năng cơ quan này. Khiến người bệnh cảm thấy đau tức ngực, khó thở, ho khan kéo dài, thậm chí ho ra máu,…

Ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Ung thư cổ tử cung có chữa được không

Có. Ung thư cổ tử cung có thể chữa được nếu người bệnh phát hiện sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi ung thư ở giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi rất cao, có thể lên đến 90%. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn hai có thể đạt 77% nhờ các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị hoặc kết hợp cả hai.

Tuy nhiên, nếu ung thư đã tiến triển đến các giai đoạn muộn (giai đoạn 3 hoặc 4), việc điều trị trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị,… có thể giúp kiểm soát bệnh và kéo dài sự sống, nhưng khả năng chữa khỏi là rất thấp. Tiên lượng sống sống sau 5 năm ở giai đoạn 3 là từ 25% đến 35%, ở giai đoạn 4 là dưới 15%

Vì vậy, việc tầm soát và phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm thông qua xét nghiệm Pap smear hoặc xét nghiệm HPV đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng chữa khỏi căn bệnh này.

Mặc dù là bệnh lý nguy hiểm song bệnh ung thư cổ tử cung có thể kiểm soát được nếu phát hiện và can thiệp sớm ngay từ giai đoạn đầu. Ngoài ra, bằng cách tầm soát định kỳ, tiêm phòng vacxin HPV và duy trì lối sống lành mạnh, chị em phụ nữ hoàn toàn có thể để phòng ngừa căn bệnh này ngay từ hôm nay.

map phòng khám map phòng khám mobile
21 26 28 35 44 51