Ung thư vòm họng nguyên nhân và triệu chứng
Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính ở vùng đầu cổ. Khi đến giai đoạn cuối, ung thư vòm họng sẽ di căn đến các bộ phận khác khiến việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn, nguy cơ tử vong cao. Việc phát hiện bệnh sớm những dấu hiệu bệnh đóng vai trò quyết định đến khả năng điều trị thành công.
Nội dung bài viết:
Nguyên nhân ung thư vòm họng
Cho đến nay, bệnh ung thư vòm họng do nguyên nhân nào gây ra vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng các nhà khoa học cho rằng căn bệnh này có liên quan đến các yếu sau:
Yếu tố môi trường: Gồm khói bụi, điều kiện vi khí hậu, tình trạng ô nhiễm, những tập quán ăn uống như ăn tương, cá muối, cà và các chất mốc… Những thực phẩm này có chứa chất gây ung thư là Nitrosamine.
Do virus Epstein Barr (EBV): Các chuyên gia y tế đã phát hiện được bộ gen của 1 loại virus là Epstein Barr có mặt trong tế bào khối u vòm họng, cũng như trong huyết thanh của bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.
Yếu tố gen di truyền: Thống kê khoa học cho thấy người cùng huyết thống rất có khả năng sẽ cùng mắc căn bệnh ung thư vòm họng. Nhiều nhà khoa học đã tìm thấy 30 mã gen ung thư nội sinh. Các gen này bình thường ở trạng thái nằm im, nhưng khi có một cơ chế cảm ứng nào đó xảy ra, chúng sẽ thúc đẩy tạo thành tế bào ung thư.
Tuy nhiên, cũng có những nhà khoa học cho rằng căn nguyên bệnh ung thư vòm họng là do nhiều yếu tố cùng lúc tác động gây ra thay vì chỉ 1 yếu tố nhất định.
>>>>>>>> ung thư tinh hoàn
Các giai đoạn bệnh ung thư vòm họng
Thời gian ủ bệnh ung thư vòm họng kéo dài trung bình từ 3 – 6 tháng, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể là 1 năm.
Căn bệnh này được chia thành 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: chính là ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu
Giai đoạn 2: là ung thư vòm họng ở giai đoạn trung gian
Giai đoạn 3: ung thư vòm họng ở giai đoạn tiến triển
Giai đoạn 4: giai đoạn cuối của bệnh.
Trong đa số các trường hợp, rất khó phát hiện khối u ác tính ở giai đoạn đầu do bệnh có những biểu hiện tương tự với các căn bệnh thông thường khác.
>>>>>>>> bệnh viện K hà nội
Cách nhận biết ung thư vòm họng
Bạn có thể tự kiểm tra ung thư vòm họng nhờ nhận biết những dấu hiệu sau:
Hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn 1: chảy nước mũi có máu
Ngạt mũi một bên, chảy nước mũi có máu chính là triệu chứng chớm ung thư vòm họng giai đoạn đầu mà bạn nên lưu ý. Hãy đi khám ngay nếu thấy chúng xảy ra.
Sưng cổ, xuất hiện hạch cổ: dấu hiệu ung thư vòm họng điển hình
Đây là 1 triệu chứng hay gặp phải ở người bệnh ung thư vòm họng, nó chiếm tới 60 – 90% các trường hợp. Vòm họng của người có cấu trúc mô bạch huyết, khi có sự xuất hiện của một vài tế bào ung thư thì chúng có thể nhanh chóng lây lan tới các hạch vùng cổ.
Triệu chứng ung thư vòm họng phổ biến: ho dai dẳng
Người bệnh ung thư vòm họng thường hay xuất hiện triệu chứng ho dai dẳng, khi ho thì khạc ra đờm dính máu.
Khàn tiếng: biểu hiện ung thư vòm họng thường gặp
Ở giai đoạn tiến triển, bệnh ung thư vòm họng có thể gây tác động và ảnh hưởng đến các dây thanh âm, đây là nguyên nhân người bệnh hay bị khàn tiếng.
Dấu hiệu ung thư vòm họng ở phụ nữ: khó nghe, cảm giác bị vọng tiếng
Những dấu hiệu bất thường về khả năng nghe kể trên đều có thể do vòm họng ung thư, vì thế bạn hãy đến gặp các bác sĩ ngay.
Biểu hiện ung thư vòm họng giai đoạn cuối: đau đầu
Bị đau nửa đầu là vấn đề bệnh nhân ung thư vòm họng hay gặp phải. Cụ thể, họ dễ đau sâu trong hốc mắt, bệnh càng nặng càng đau đớn nhiều. Đây là do sự to lên về kích thước khối u chèn ép dây thần kinh của người bệnh. Kèm theo đó, người bệnh cũng cảm thấy tê bì nửa vùng mặt.
Bên cạnh đó, khi khối u đã di căn tới những vùng khác trong cơ thể, các triệu chứng khác cũng dễ xuất hiện như mệt mỏi, khó thở, giảm cân, đau xương…
>>>>>>> tác hại của thủ dâm
Ung thư vòm họng có lây không?
Với sự nguy hại của bệnh ung thư vòm họng cũng như mức độ ngày càng phổ biến của nó, nhiều người lo lắng không biế căn bệnh này có lây từ người này sang người khác không. Không biết việc tiếp xúc với người mắc ung thư vòm họng có làm bạn lây bệnh không? Đừng lo lắng, vì câu trả lời là không!
Ung thư vòm họng thực ra không phải căn bệnh truyền nhiễm, vì thế không lây nhiễm trực tiếp được. Tuy nhiên, ung thư vòm họng có nguy cơ lây nếu bạn nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà. Quan hệ tình dục với người bệnh, kể cả qua đường âm đạo hay miệng, đều có thể làm lan truyền virus này. Sùi mào gà ở miệng có thể dần chuyển thành bệnh ung thư ở vòm họng nếu là các virus HPV type nguy hiểm nhất.
Ung thư vòm họng có chữa được không?
Ung thư vòm hòng hoàn toàn có thể chữa được, nếu như bạn sớm phát hiện ra bệnh ngay ở giai đoạn đầu. Với giai đoạn này, tỷ lệ chữa bệnh thành công là khá cao, thời gian sống của bệnh nhân cũng tăng lên.
Thống kê cho thấy, bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 1 nếu điều trị sớm bằng phương pháp xạ trị thì tỷ lệ chữa khỏi ung thư vòm họng lên tới 70%. Ở thời điểm này, việc điều trị không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân quá nhiều, biến chứng ít xảy ra. Trong khi đó nếu bạn chữa ung thư vòm họng khi nó đã bước vào giai đoạn 2 – 3 thì tỷ lệ thành công vào khoảng 30 – 50%.
Rất tiếc là cho tới nay, số người bệnh phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu rất thấp, đa phần người bệnh chỉ phát hiện khi căn bệnh này đã vào ở giai đoạn cuối cùng. Do đó tỷ lệ chữa trị bệnh thành công không đạt được kết quả như mong muốn.
Ung thư vòm họng sống được bao lâu?
Ung thư vòm họng sống được bao lâu còn tùy vào việc điều trị tiến hành sớm hay muộn, cơ địa và khả năng đáp ứng thuốc của từng người. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân giai đoạn 1 được điều trị sớm là 80 – 90%.
Ở giai đoạn 2, bạn vẫn có khả năng chữa khỏi bệnh với tỷ lệ cao. Bởi lúc này tế bào ung thư chưa lây lan sang vùng hạch bạch huyết. Với bệnh nhân giai đoạn này, tỷ lệ sống thêm 5 năm là 80 – 90% nếu điều trị.
Giai đoạn 3 là lúc khối u lớn hơn và bắt đầu di căn. Khả năng điều trị thấp dần ở giai đoạn này, và tỷ lệ sống thêm sau 5 năm của người bệnh nếu điều trị chỉ còn 30 – 40%.
Còn nếu khối u đã di căn đến miệng và môi, khiến hạch bạch huyết bị phá hủy, sẽ rất khó để điều trị. Ở giai đoạn 4 tỷ lệ sống thêm 5 năm sau điều trị của bệnh nhân thường rất thấp, chỉ chiếm khoảng 15%.
Tầm soát ung thư vòm họng
Việc tầm soát ung thư vòm họng được thực hiện dựa trên các xét nghiệm sau đây:
Nội soi NBI: phương pháp này có thể phát hiện tình trạng mạch máu tăng sinh trong các trường hợp ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu. Khi đó khối u còn đang khu trú chứ chưa có hạch di căn.
Sinh thiết: vòm họng được sinh thiết qua thiết bị nội soi sẽ cho kết quả chính xác hơn bởi lúc này khối u được quan sát một cách rõ nét hơn. Các chuyên gia sẽ có khả năng lấy được mô tế bào ở vùng ung thư đang phát triển mạnh.
Chọc hút hạch làm FNA: hạch cổ được chọc hút để gửi sinh thiết và chẩn đoán mô bệnh học, nhằm giúp chuyên gia xác định và đánh giá mức độ ung thư.
Chụp CT Scanner hay chụp MRI: phương pháp này thông qua hình chụp giúp đánh giá mức độ xâm lấn của khối u.
Xét nghiệm sinh hoá: các phản ứng huyết thanh được thực hiện trước, trong và sau điều trị để các bác sĩ đánh giá tiên lượng bệnh.
Cách chữa ung thư vòm họng
Các phương pháp chữa ung thư vòm họng cũng giống những loại ung thư khác, gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, hoặc liệu pháp trúng đích. Kế hoạch điều trị cụ thể ra sao sẽ dựa theo đặc điểm sức khỏe và sự phát triển bệnh của từng người.
Phẫu thuật
Phẫu thuật vào giai đoạn nào của bệnh cũng có thể thực hiện được. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u và hạch ở cổ. Sau khi làm phẫu thuật, bệnh nhân có thể được điều trị tiếp bằng phương pháp xạ trị hoặc hóa trị.
Xạ trị
Xạ trị là biện pháp sử dụng tia X năng lượng cao để điều trị, hoặc các chuyên gia cũng có thể dùng các loại tia khác. Các tế bào ung thư sẽ bị ngăn chặn phát triển hoặc bị tiêu diệt do tia X tác động. Có 2 biện pháp xạ trị
– Xạ trị ngoài: chiếu chùm tia về phía khối u bằng máy bên ngoài cơ thể.
– Xạ trị trong: đặt trực tiếp máy chiếu chất phóng xạ vào bên trong cơ thể, ở vị trí gần tổ chức ung thư.
Áp dụng biện pháp xạ trị nào tùy thuộc vào dạng bệnh cũng như giai đoạn bệnh ung thư. Nhờ sự tiến bộ của máy xạ trị ngoài mà hiện nay, một số kỹ thuật xạ trị trong đã được thay thế nhiều hơn bằng xạ trị ngoài.
Hóa trị
Hóa trị là điều trị ung thư sử dụng biện pháp uống thuốc hoặc tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch. Dược lực của thuốc sẽ ngăn chặn tế bào ung thư phát triển, cũng như tiêu diệt chúng. Nhiều trường hợp hóa trị ung thư vòm họng thực hiện song song với xạ trị (hóa – xạ đồng thời). Nó cũng có thể thực hiện trước hoặc sau khi hoàn tất xạ trị. Quyết định hóa trị ra sao tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và dạng bệnh cụ thể.
Liệu pháp trúng đích
Đây là biện pháp dùng thuốc nhằm tấn công đặc hiệu vào các tế bào ung thư. Kháng thể đơn dòng chính là một dạng điều trị trúng đích. Những kháng thể đơn dòng đó có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, đồng thời ngăn chặn tế bào ung thư phát triển và lan rộng.
Ở Việt Nam, đứng hàng đầu trong những bệnh ung thư vùng đầu cổ chính là ung thư vòm họng. Vì thế bạn cần hết sức lưu ý căn bệnh này. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích, giúp bạn có thêm hiểu biết về bệnh!