Viêm bàng quang ở trẻ em nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa
Trẻ em ở lứa tuổi nào cũng có thể mắc viêm nhiễm ở bàng quang, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Khi cơ chế tự vệ của cơ thể trẻ không hoạt động thành công thì việc vi trùng tấn công đường tiết niệu có thể gây viêm bàng quang ở trẻ em. Để nắm được những thông tin hữu ích về viêm bàng quang ở trẻ em, mời bạn tham khảo bài viết sau!
Nội dung bài viết:
Viêm bàng quang ở trẻ em là gì?
Viêm bàng quang xảy ra thường do vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm ở bàng quang. Bệnh lý này không chỉ gặp ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ em, bởi hệ miễn dịch của các bé chưa hoàn chỉnh nên dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.
Mỗi năm, trong số 100 trẻ em lại có 3 bé bị nhiễm trùng tiểu, mà hầu hết trong số đó là nhiễm trùng bàng quang. Các bé có thể tự khỏi trong vài ngày nếu mắc bệnh nhẹ. Nhưng nếu viêm nhiễm nặng hơn thì bé cần được điều trị y khoa.
Viêm bàng quang trẻ em triệu chứng ra sao?
Rất khó để biết chắc một đứa trẻ liệu có đang mắc viêm bàng quang hay không, vì dấu hiệu của bệnh có thể mơ hồ. Hơn nữa trẻ nhỏ cũng không nói được cảm giác của mình cho cha mẹ nghe.
Vì thế cha mẹ cần quan sát kỹ những triệu chứng sau đây ở bé: yếu người, mệt mỏi, sốt cao trên 38 độ, dễ cáu gắt, ói mửa, chán ăn…
Trẻ em bị viêm bàng quang cũng có khi xuất hiện triệu chứng giống như người lớn, ví dụ như đau khi đi tiểu, hay đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Viêm bàng quang ở trẻ em nguyên nhân do đâu?
Viêm bàng quang có thể xảy ra với cả những trẻ khỏe mạnh, bình thường không có vấn đề gì xấu về sức khỏe. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn tới bệnh:
– Vi khuẩn: nhiễm vi khuẩn chính là nguyên nhân khiến bé bị bệnh, chủ yếu là do E.Coli lây lan từ đường ruột qua đường tiết niệu.
– Virus Adenovirus cũng có thể dẫn tới căn bệnh này.
– Viêm bàng quang có thể gặp phải ở trẻ đang trong điều trị ung thư và dùng thuốc cyclophosphamide.
– Cha mẹ ít vệ sinh cho bé.
>>>>>>> phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội
Viêm bàng quang ở trẻ em điều trị như thế nào?
Nhiễm trùng bàng quang ở trẻ nhỏ tại cơ sở y thế thường điều trị bằng kháng sinh:
Dùng thuốc
Tùy vào độ tuổi, loại vi khuẩn gây bệnh và tình trạng dị ứng mà bác sĩ kê đơn kháng sinh. Với trẻ trên tuổi, thuốc kháng sinh bằng đường uống thường được sử dụng. Đó có thể là dạng viên nhai hay thuốc nước.
Với trẻ dưới , bác sĩ có thể tiêm tĩnh mạch. Trong vòng 1 hoặc 2 ngày triệu chứng sẽ cải thiện. Nhiễm trùng có thể quay trở lại nếu bé ngưng dùng kháng sinh quá sớm.
Thời gian điều trị bệnh phụ thuộc vào:
– Nhiễm trùng nặng hay nhẹ.
– Sức để kháng của bé.
– Tái nhiễm trùng bàng quang có xảy ra hay không?
– Trào ngược dịch niệu quản ở trẻ hoặc một bất thường nào khác ở đường tiết niệu có xảy ra hay không?
Điều trị tại nhà
Cần cho bé uống nhiều nước lọc và thường xuyên đi tiểu thì bệnh mới sớm phục hồi. Để giảm đau, có thể dùng đệm cho bé sưởi ấm lưng hoặc bụng.
Viêm bàng quang trẻ em và cách phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa bệnh cho bé, bạn nên:
Cho bé uống đủ nước
Uống nhiều nước lọc sẽ giúp đường tiết niệu của bé loại bỏ vi khuẩn. Để biết lượng nước lọc nên dùng cho trẻ là bao nhiêu, bạn nên hỏi bác sĩ.
Giữ vệ sinh thân thể và thay tã thường xuyên
Vi khuẩn dễ phát triển và gây viêm khi nước tiểu lưu lại ở bên trong bàng quang quá lâu. Bé thường xuyên tiểu tiện nên cha mẹ cần thay tã thường xuyên cho trẻ bé, đồng thời cho bé tập đi tiểu.
Cần phải vệ sinh vùng kín cho trẻ đúng cách với dung dịch vệ sinh không gây kích ứng cho da.
Cần lưu ý bé lau từ trước ra sau mỗi khi bé đi tiểu hoặc đi tiêu. Đó là bước quan trọng giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu đạo.
Tránh táo bón
Khó đi tiêu là 1 trong những nguyên nhân làm dòng chảy của nước tiểu bị ách tắc, khiến cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Vì thế cha mẹ hãy giúp trẻ đều đặn đi tiêu và ngăn ngừa táo bón.
Mặc quần áo rộng rãi
Trẻ em thường rất hiếu động. Cha mẹ nên để cho bé mặc quần áo thoáng mát và đồ lót bằng vải cotton để giữ khu vực niệu đạo luôn luôn khô ráo, tránh cho vi khuẩn xâm nhập.
Chữa các vấn đề sức khỏe liên quan
Khi bàng quang của trẻ hoạt động không bình thường, trẻ cần được đi khám để can thiệp y khoa ngay. Khi đó các chuyên gia sẽ có cách giúp bàng quang hoạt động tốt hơn, tránh để nhiễm trùng tiểu tái phát.
Nếu con bạn bị tắc nghẽn đường tiết niệu, trào ngược dịch niệu quản hoặc một vấn đề về giải phẫu nào đó, hãy đến nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ tiết niệu nhi khoa. Khi những tình trạng này được khắc phục thì nhiễm trùng bàng quang tái phát có thể được ngăn ngừa.
Viêm bàng quang ở trẻ em cần được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm. Do đó, cha mẹ luôn cần chú ý những dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn để kịp thời xử lý.