banner

Viêm bao quy đầu ở trẻ em

Thẩm định nội dung

Lê Đỗ Nguyên

Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên - CKII - Nam khoa – Ngoại tiết niệu, là bác sĩ giỏi tại Hà Nội không chỉ bởi năng lực, kinh nghiệm mà còn là thái độ làm việc tận tâm và giàu lòng y đức

Viêm bao quy đầu là bệnh rất phổ biến trong cộng đồng nam giới, cho dù là người trưởng thành hay trẻ nhỏ đều có thể gặp phải. Trong đó viêm bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt bởi trẻ em chưa thể tự phát hiện ra căn bệnh của mình. Phụ huynh nên trang bị những kiến thức về bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em để có thể hỗ trợ con mình một cách tốt nhất!

Viêm bao quy đầu trẻ em là bệnh gì?

Bao quy đầu là một lớp da có vai trò nhất định trong việc bảo vệ dương vật, nó có vị trí bao bên ngoài quy đầu. Sự tồn tại của da bao quy đầu sẽ ngăn các loại ký sinh trùng, vi khuẩn, virus, nấm hại… tấn công và gây viêm đầu dương vật nam giới. Tuy nhiên chính bao quy đầu cũng có thể bị viêm nhiễm. Tình trạng này bắt gặp phổ biến ở nam giới mọi độ tuổi, nhiều nhất là những người đã có quan hệ tình dục, đang trong độ tuổi sinh sản.

viêm bao quy đầu ở trẻ em

Thế nhưng viêm bao quy đầu không chỉ xảy ra ở người trưởng thành mà trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh. Ngay từ khi sinh ra cấu trúc bao quy đầu của các bé trai hầu hết đều có dạng hẹp hoặc dài. Cấu trúc này có lợi trong việc bảo vệ quy đầu dương vật nhưng nhiều lúc lại làm tăng nguy cơ viêm nhiễm bao quy đầu ở trẻ em. Bệnh sẽ gây ra rất nhiều rắc rối, khiến chất lượng cuộc sống của bé suy giảm, bên cạnh đó bé cũng gặp nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Đó là lý do các chuyên gia khuyên phụ huynh cần luôn quan tâm chú ý để kịp thời phát hiện triệu chứng viêm nhiễm bao quy đầu ở bé.

Nguyên nhân gây viêm bao quy đầu cho trẻ nhỏ

nguyên nhân viêm bao quy đầu ở trẻ

Viêm bao quy đầu ở trẻ em gây ra bởi nhiều nguyên nhân không giống nhau tùy từng trường hợp cụ thể. Nổi trội trong số đó gồm:

Do trẻ bị dài – hẹp bao quy đầu

Trẻ sơ sinh nam ngay từ khi sinh ra thường có bao quy đầu dính và bọc đầu dương vật, khi đó chúng tạo thành một hệ thống nhất. Điều này giúp ngăn tác nhân gây hại, Nhưng lại là điều kiện để các chất cặn bã cũng như nước tiểu tụ lại. Trong trường hợp xấu thì các tác nhân gây hại sẽ khu trú và sinh sôi tại đây để gây bệnh. Trong trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu hay dài bao quy đầu sẽ làm cho các tác nhân gây bệnh viêm nhiễm có thêm nhiều khu vực hoạt động hơn, việc vệ sinh cũng khó khăn hơn rất nhiều.

Trẻ không được vệ sinh bao quy đầu đúng cách

Không phải bậc cha mẹ nào khi sinh ra đã biết chăm con ngay. Nhiều người còn không vệ sinh được cho bé đúng cách, khiến vùng kín của bé tích tụ chất bẩn về lâu dài, từ đó gây viêm nhiễm bao quy đầu. Vùng kín của bé nam cần được vệ sinh hằng ngày thường xuyên một cách cẩn thận tránh để các vật chất bựa bẩn tích tụ ở phần bao quy đầu của bé nam.

Trẻ bị lây lan viêm nhiễm từ niệu đạo

Viêm niệu đạo có khả năng xuất hiện ở những bé trai không sinh hoạt và vệ sinh một cách hợp lý. Đa phần bé có những thói quen xấu như uống ít nước, nhịn tiểu thường xuyên, không chăm sóc vệ sinh vùng kín kỹ càng – đặc biệt sau khi tiểu tiện… Khi niệu đạo bị viêm thì có khả năng viêm nhiễm sẽ lây lan sang bao quy đầu của bé.

Tổn thương cơ học ở bao quy đầu

Bao quy đầu là một lớp da mỏng nên có khả năng bị rách khi có những chấn động vật lý tác động từ bên ngoài vào. Đặc biệt một tình trạng dễ xảy ra là cha mẹ lột bao quy đầu cho trẻ khi bé còn nhỏ mà không có chỉ định của bác sĩ. Động tác mạnh bạo của cha mẹ khiến bao quy đầu bị tổn thương. Lúc này nếu nghiêm trọng nó còn có thể bị rách và chảy máu. Khi đó vết thương sẽ dễ bị viêm nhiễm hơn.

Các nguyên nhân khác

Da của bé vô cùng nhạy cảm nên dễ bị dị ứng với các sản phẩm vệ sinh như sữa tắm, chất tẩy rửa hay xà bông… Bên cạnh đó nếu cha mẹ cho trẻ mặc phải quần áo bị ẩm, bí bách hoặc cho bé đeo bỉm thường xuyên thì bé hoàn toàn có thể bị viêm nhiễm vùng kín, trong đó có bao quy đầu.

Ngoài ra, trẻ em có thói quen tắm ở ao hồ sông suối hoặc nguồn nước không hợp vệ sinh cũng dễ bị mắc bệnh. Vì thế cha mẹ luôn cần chú trọng đến thói quen sinh hoạt mỗi ngày của bé để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Viêm bao quy đầu ở trẻ em triệu chứng ra sao?

Viêm bao quy đầu gây ra đau đớn, làm trẻ bị sốt cao và có dấu hiệu quấy khóc thường xuyên. Ngoài ra khi quan sát bạn sẽ nhận thấy những điều sau trên bao quy đầu trẻ:

triệu chứng viêm bao quy đầu ở trẻ

  • Da bao quy đầu sưng tấy và đỏ, lây lan sang cả dương vật. Bé cảm thấy ngứa ngáy và thường xuyên phải sờ tay vào khu vực này để gãi.
  • Xuất hiện một lớp bựa bẩn xung quanh lỗ sáo có màu trắng đục.
  • Xung quanh bao quy đầu có mủ trắng xuất hiện.
  • Khi cho bé đi tiểu thì bé thấy rất ngại vì sợ đau buốt. Nước tiểu của bé chảy ra rất khai và có màu trắng đục.
  • Bé thường xuyên có hiện tượng sờ vùng kín, ngứa ngáy,…

Viêm bao quy đầu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm bao quy đầu có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe nhưng không quá nguy hiểm đối với trẻ em. Tuy nhiên, viêm bao quy đầu có thể gây ra sự khó chịu cho trẻ, và nếu không được điều trị, có thể dẫn đến viêm tuyến tiền liệt và nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn khác. Bất cứ căn bệnh nào đều tiềm ẩn những nguy cơ cho sức khỏe, và viêm bao quy đầu cũng thế. Với trẻ em nam thì căn bệnh này có thể gây một số ảnh hưởng như:

Ảnh hưởng đến sự hoàn thiện của hệ sinh dục

Bao quy đầu bị viêm nhiễm thì không chỉ bao quy đầu bị ảnh hưởng mà các cơ quan khác cũng có khả năng bị lây bệnh. Những khu vực dễ bị ảnh hưởng như lỗ sáo, quy đầu, thân dương vật hoặc tinh hoàn… Nếu như viêm nhiễm lây lan cả hệ sinh dục thì bộ phận này sẽ khó phát triển và hoàn thiện được như bình thường. Điều này gây ảnh hưởng tới khả năng sinh dục của bé về lâu về dài.

Gây ảnh hưởng lên sức khỏe tổng quát

Khi cơ quan sinh dục của bé viêm nhiễm nặng thì bé có thể bị sốt, đồng thời cảm thấy mỏi mệt và không còn muốn ăn uống. Bé quấy khóc thường xuyên, sức đề kháng giảm. Giấc ngủ hàng ngày và khả năng tập trung của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Trẻ bị viêm bao quy đầu phải làm sao?

khám viêm bao quy đầu ở trẻ

Đầu tiên khi phát hiện ra bé bị viêm bao quy đầu, cha mẹ cần phải đưa bé đến bác sĩ. Các cơ sở y tế sẽ có phương pháp xét nghiệm để xác định rõ ràng xem trẻ có thực sự viêm bao quy đầu hay không. Sau đó bác sĩ mới biết nên áp dụng phương pháp nào để chữa bệnh cho bé. Về cơ bản, việc điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ gồm các cách sau:

Chữa viêm bao quy đầu cho trẻ bằng thuốc

Viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có thể được điều trị bằng thuốc nếu như tình trạng nhẹ. Thông thường bác sĩ có thể dùng thuốc bôi hay thuốc uống. Các loại thuốc được sử dụng sẽ có chức năng kháng viêm, kháng sinh hoặc kháng nấm, một số thuốc bôi để làm mềm da và hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh.

Khi sử dụng thuốc cho mẹ buộc phải làm theo đơn thuốc của bác sĩ chỉ định. Việc sử dụng thuốc sai cách hoặc uống sai thuốc sẽ gây ra nhiều vấn đề cho bé.

Phương pháp nong bao quy đầu

Phương pháp nong bao quy đầu sẽ được chỉ định điều trị cho trẻ nếu trẻ viêm nhiễm do bao quy đầu hẹp. Nong bao quy đầu xong thì bao quy đầu giãn ra và di chuyển linh động hơn, nhờ đó cha mẹ có thể vệ sinh dương vật hàng ngày cho bé dễ hơn. Nong bao quy đầu có hai phương pháp sau:

  • Nong bằng tay: Kéo da quy đầu xuống bằng tay nhẹ nhàng. Nong da quy đầu bằng cách kéo qua kéo lại theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần phải làm cẩn thận. Nếu không bạn có thể làm bao quy đầu của bé bị rách.
  • Nong bao dùng thuốc bôi: có một số loại thuốc dùng riêng để điều trị hẹp bao quy đầu, đó là thuốc corticosteroid. Sử dụng loại thuốc này sẽ giúp cha mẹ nong bao quy đầu cho bé dễ dàng hơn.

Thông thường các chuyên gia sẽ khuyên bạn áp dụng cả hai cách này tại nhà. Điều này khiến hiệu quả điều trị tăng, bé đỡ đau đớn và chóng ngày phục hồi.

Phương pháp cắt bao quy

Trong một số trường hợp nếu tình trạng của bé đã nặng, đồng thời bé cũng lớn dần mà bệnh không có tiến triển thì bác sĩ có thể cho bé áp dụng biện pháp cắt bao quy đầu. Phương pháp này sẽ giúp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh hẹp bao quy đầu, dài bao quy đầu của trẻ. Đồng thời khi đó bệnh viêm bao quy đầu cũng biến mất dứt điểm.

Khi muốn cắt bao quy đầu cho trẻ, cha mẹ có thể đưa bé đến Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội để cắt bao quy đầu bằng công nghệ 4.0. Công nghệ này đã tỏ rõ sự ưu việt và được áp dụng nhiều trên thế giới. Công nghệ sẽ giúp bảo vệ dương vật non nớt của trẻ, đồng thời giúp trẻ phục hồi.

Giúp trẻ phòng tránh bệnh viêm bao quy đầu

Cha mẹ nào cũng lo con bị mắc bệnh, đặc biệt ở bao quy đầu. Nhằm giúp bé phòng tránh viêm bao quy đầu, cha mẹ có thể làm theo những hướng dẫn sau đây:

  • Cho bé vệ sinh dương vật và vùng kín sạch sẽ mỗi ngày. Giúp trẻ lột bao quy đầu xuống nhẹ nhàng để rửa thật kỹ những chất cặn bã bám tụ tại đó. Cần phải hết sức nhẹ nhàng khi làm điều này thì mới không gây tổn thương đến bao quy đầu và dương vật của bé. Tốt nhất bạn nên tham khảo các bước làm từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Cẩn thận lộn bao quy đầu cho trẻ. Chỉ làm khi buộc phải lộn, khi bác sĩ chỉ định yêu cầu.
  • Khi tắm cho trẻ không nên sử dụng những sản phẩm vệ sinh gây kích ứng như xà phòng hay sữa tắm… Bạn chỉ cần dùng nước nóng là được, nếu không có thể dùng thêm sản phẩm có xuất xứ từ thiên nhiên.
  • Thay bỉm cho bé mỗi ngày. Dùng nước ấm vệ sinh vùng kín cho bé mỗi khi thay, trước khi mặc bỉm phải lau khô vùng kín cho bé.
  • Không để trẻ tắm ở các khu vực nước bị ô nhiễm như sông, hồ, ao, suối…

Nếu cha mẹ phát hiện bao quy đầu của bé có bệnh bất thường, nên đưa bé đi khám kỹ càng để phát hiện nguyên nhân và tìm ra giải pháp.

Viêm bao quy đầu ở trẻ em có thể gây ra nhiều vấn đề, xong không phải bệnh nghiêm trọng. Cha mẹ nên bình tĩnh nhìn nhận căn bệnh kỹ càng, nhưng cũng cần đưa bé đến cơ sở y tế kịp thời. Các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao sẽ hỗ trợ cho cha mẹ!

Đánh giá post

Bài viết liên quan

banner
map phòng khám map phòng khám mobile
21 26 28 35 44 51