banner

Chảy máu âm đạo là gì Nguyên nhân và cách điều trị xuất huyết vùng kín bất thường

Thẩm định nội dung

Bác Sĩ Bùi Thị Hường

BS.CKI Bùi Thị Hường đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, bác sĩ lâm sàng khám và điều trị các bệnh lý Sản Phụ khoa chuyên sâu, có bề dày kinh nghiệm trong việc xử lý các ca viêm phụ khoa nặng, tái phát nhiều lần.

Chảy máu âm đạo là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, có thể xảy ra gần như tất cả nữ giới. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp xuất huyết âm đạo đều giống nhau. Đôi khi, ra máu âm đạo chỉ là dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt bình thường, nhưng cũng có thể là lời cảnh báo mà cơ thể gửi đến nữ giới về những vấn đề sức khoẻ bất thường đang xảy ra. Việc hiểu rõ về nguyên nhân và phương thức xử lý khi chảy máu âm đạo bất thường là rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ của nữ giới.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng bác sĩ Bùi Thị Hường – CKI – Sản phụ khoa khám phá các nguyên nhân phổ biến và nguy hiểm của chảy máu âm đạo, cách nhận biết các triệu chứng liên quan và phương pháp điều trị hiệu quả.

Các nguyên nhân gây chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo là hiện tượng âm đạo của phụ nữ xuất huyết, tức là máu chảy ra từ vùng kín âm đạo, không chỉ xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt mà còn có thể xuất hiện từ nhiều tình trạng khác nhau. Đôi khi, sự thay đổi sinh lý trong cơ thể là nguyên nhân, nhưng có lúc lại là do những bất thường trong cơ thể mà phụ nữ cần đặc biệt chú ý.

Chảy máu âm đạo là gì?
Nguyên nhân nào gây chảy máu âm đạo? – ĐKQTHN

Nguyên nhân sinh lý gây chảy máu âm đạo

Trước tiên, hãy nói về các nguyên nhân sinh lý gây xuất huyết ở âm đạo. Chảy máu âm đạo sinh lý là việc cơ thể phụ nữ hoạt động một cách tự nhiên trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Chảy máu âm đạo có thể xảy ra khi cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố – một quá trình không thể tránh khỏi khi chúng ta bước vào các thời kỳ như dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh.

Nguyên nhân gây chảy máu âm đạo đầu tiên thường gặp nhất chính là kinh nguyệt. Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, theo chu kỳ kinh bình thường mỗi 28 ngày sẽ trải qua từ 3 đến 7 ngày âm đạo chảy máu, đó được gọi là ngày kinh. Hiện tượng này là do lớp niêm mạc tử cung bong ra và được đẩy ra ngoài khi không có quá trình thụ tinh. Hoạt động này đóng vai trò giúp tử cung phụ nữ làm sạch và chuẩn bị tốt hơn cho việc mang thai tại chu kỳ tiếp theo. Hiện tượng chảy máu âm đạo do kinh nguyệt là không thể tránh khỏi ở phụ nữ bình thường, đôi khi còn là tín hiệu tốt báo hiệu cơ thể phụ nữ đang khoẻ mạnh và ổn định.

Mặc dù, chảy máu âm đạo do kinh nguyệt là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên, đôi khi ngày kinh nguyệt đến bất ngờ hoặc đến chậm là một hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường và được gọi là kinh nguyệt không đều. Ở giai đoạn bắt đầu tuổi dậy thì, hoặc phụ nữ lớn tuổi thường dễ bị kinh nguyệt không đều. Khi mức độ hormone trong cơ thể không ổn định, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở nên thất thường hơn, dẫn đến chảy máu không đúng ngày giữa các chu kỳ, hoặc chu kỳ kéo dài hơn bình thường. Nữ giới sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến nội tiết tố cũng dễ bị kinh nguyệt không đều. Chảy máu âm đạo bất thường do kinh nguyệt không đều không nguy hiểm, nhưng nếu chảy máu kéo dài hoặc lượng máu quá nhiều, sự trợ giúp y tế lúc này là cần thiết.

Mang thai là một hiện tượng sinh lý thông thường và cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu âm đạo, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Chảy máu báo thai xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung, và chảy máu âm đạo do có thai thường là một dạng chảy máu nhẹ, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chảy máu trở nên nhiều và kèm theo đau bụng dữ dội, đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn như dọa sảy thai hoặc chửa ngoài tử cung, và cần được can thiệp y tế ngay lập tức.

Nguyên nhân bệnh lý gây chảy máu âm đạo

Khi chúng ta rời khỏi các nguyên nhân sinh lý và đi sâu vào những nguyên nhân bệnh lý gây chảy máu âm đạo, vấn đề trở nên phức tạp hơn nhiều. Đây là lúc chảy máu âm đạo không chỉ đơn thuần là biểu hiện của sự thay đổi hormone mà còn có thể liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một trong những rối loạn nội tiết phổ biến có thể gây chảy máu âm đạo không đều. Phụ nữ mắc hội chứng này thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều, và đôi khi chảy máu xảy ra đột ngột mà không có dấu hiệu cảnh báo nào. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 5-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc phải hội chứng này, các triệu chứng thường liên quan đến rối loạn hormone và việc rụng trứng không đều.

U xơ tử cungpolyp cổ tử cung cũng là những nguyên nhân phổ biến gây chảy máu bất thường. U xơ tử cung là những khối u lành tính phát triển trong hoặc trên thành tử cung. Chúng không chỉ gây ra các vấn đề về kinh nguyệt mà còn có thể gây ra áp lực lên các cơ quan lân cận, dẫn đến đau bụng và các triệu chứng khác. Polyp tử cung, mặc dù lành tính, nhưng chúng có thể gây ra chảy máu giữa chu kỳ hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Ung thư tử cungung thư cổ tử cung là những nguyên nhân gây chảy máu âm đạo nghiêm trọng hơn cần được quan tâm đặc biệt. Chảy máu bất thường sau mãn kinh là dấu hiệu phổ biến của ung thư tử cung. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ trên toàn cầu. Sự hiện diện của vi-rút HPV là yếu tố nguy cơ chính gây ra ung thư cổ tử cung, và phụ nữ cần chú ý tới các triệu chứng như chảy máu bất thường hoặc đau khi quan hệ.

Chảy máu âm đạo liên quan đến thai kỳ

Trong thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn đầu, nhiều phụ nữ có thể trải qua hiện tượng chảy máu âm đạo một cách bình thường như hiện tượng máu báo thai đã được đề cập ở trên. Tuy nhiên đôi khi vẫn có những trường hợp chảy máu âm đạo bất thường hơn trong thai kỳ như lượng máu chảy ra nhiều và kèm đau bụng dữ đội. Điều này có thể là dấu hiệu của dọa sảy thai, xảy ra khi cơ thể có đào thải trứng đã thụ tinh. Khoảng 10-20% phụ nữ trải qua chảy máu trong ba tháng đầu của thai kỳ, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều dẫn đến sảy thai. Khi bị doạ sảy thai, cần liên hệ hỗ trợ y tế cần thiết để đảm bảo việc sức khoẻ của thai nhi và sản phụ.

Khi mang thai có một tình trạng dẫn đến chảy máu âm đạo rất nghiêm trọng là mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng khi phôi thai làm tổ và phát triển bên ngoài tử cung. Chảy máu âm đạo kèm theo đau bụng dưới có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, và nếu không được phát hiện sớm, có thể đe dọa tính mạng người mang bầu.

Nguyên nhân từ dụng cụ y tế và chấn thương

Ngoài các nguyên nhân trên, một số phụ nữ cũng có thể bị chảy máu âm đạo do chấn thương tác động từ dụng cụ y tế khi khám phụ khoa hoặc điều trị bệnh phụ khoa. Điều này thường không đáng lo ngại nếu chảy máu ngừng sau vài tuần. Tuy nhiên, vẫn sau khi bị chấn thương và chảy máu vẫn cần được xử lý cẩn thận để tránh nhiễm trùng hoặc biến chứng nghiêm trọng hơn.

Một số triệu chứng chảy máu âm đạo bất thường cần chú ý

Dưới đây là mô tả chi tiết về các triệu chứng chảy máu âm đạo bất thường nữ giới cần nắm rõ:

1. Chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt

Chảy máu âm đạo xảy ra mà không phải là ngày kinh được coi là bất thường. Nếu bạn gặp tình trạng chảy máu không rõ nguyên nhân giữa các chu kỳ, đặc biệt khi nó xuất hiện lặp đi lặp lại, có thể là dấu hiệu của các rối loạn nội tiết như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), rối loạn tuyến giáp, hoặc các vấn đề về niêm mạc tử cung như polyp.

2. Chảy máu sau quan hệ tình dục

Chảy máu sau khi quan hệ tình dục có thể báo hiệu các vấn đề nghiêm trọng như viêm lộ tuyến cổ tử cung, tổn thương mô âm đạo, viêm âm đạo hoặc nguy cơ cao hơn là ung thư cổ tử cung… Nếu máu xuất hiện ngay sau quan hệ và đi kèm với các triệu chứng khác như đau, khó chịu, hoặc tiết dịch bất thường, cần đặc biệt lưu ý và nên đi khám bác sĩ. Sự viêm nhiễm hoặc các khối u bất thường có thể gây tổn thương và làm tổn hại mạch máu trong niêm mạc tử cung, dẫn đến hiện tượng chảy máu.

3. Chảy máu kéo dài hoặc lượng máu nhiều hơn bình thường

Nếu kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày hoặc lượng máu ra nhiều đến mức cần thay băng vệ sinh sau mỗi 1-2 giờ, có thể là tình trạng rong kinh(menorrhagia). Tình trạng này có thể xuất phát từ u xơ tử cung, sự phát triển bất thường của các khối u lành tính trên hoặc trong thành tử cung. Ngoài ra, tăng sinh nội mạc tử cung, hoặc niêm mạc tử cung phát triển quá mức, cũng có thể gây ra tình trạng này. Rong kinh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây thiếu máu nếu không được điều trị.

4. Chảy máu sau mãn kinh

Phụ nữ sau khi đã ngừng kinh nguyệt (mãn kinh) không nên có bất kỳ hiện tượng chảy máu âm đạo nào. Nếu xuất hiện chảy máu dù chỉ một lần sau mãn kinh, điều này có thể là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư cổ tử cung. Chảy máu sau mãn kinh cũng có thể do sự mỏng dần của niêm mạc tử cung do sự suy giảm của hormone estrogen, được gọi là teo nội mạc tử cung. Dù là nguyên nhân lành tính hay nguy hiểm, chảy máu sau mãn kinh luôn cần được kiểm tra cẩn thận.

5. Chảy máu kèm đau bụng dưới dữ dội

Chảy máu âm đạo đi kèm với cơn đau quặn thắt bụng dưới dữ dội có thể là dấu hiệu của các tình trạng nguy hiểm như dọa sảy thai hoặc chửa ngoài tử cung. Đặc biệt, chửa ngoài tử cung là một tình trạng cấp cứu y khoa vì có nguy cơ vỡ ống dẫn trứng và đe dọa tính mạng người mẹ. Ngoài ra cơn đau đi kèm với xuất huyết âm đạo cũng có thể liên quan đến các bệnh phụ khoa khác như lạc nội mạc tử cung, nơi các tế bào nội mạc tử cung phát triển ngoài tử cung, gây ra viêm nhiễm và đau đớn.

6. Chảy máu kèm theo các triệu chứng toàn thân

Nếu chảy máu âm đạo đi kèm với các triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, hoa mắt, chóng mặt hoặc cảm giác yếu ớt, đây là dấu hiệu của một vấn đề nhiễm trùng hoặc viêm phụ khoa nặng. Nhiễm trùng vùng chậu hoặc các bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến tử cung và hệ sinh sản, gây chảy máu và những triệu chứng nghiêm trọng khác.

Cuối cùng, chảy máu kèm theo triệu chứng thiếu máu (hoa mắt, chóng mặt) thường là do mất máu quá nhiều hoặc kéo dài, có thể gây suy nhược cơ thể và cần được can thiệp y tế ngay lập tức.

Hướng dẫn xử lý khi gặp tình trạng chảy máu âm đạo bất thường

Khi gặp phải tình huống chảy máu âm đạo bất thường có thể tham khảo hướng dẫn sau đây (lưu lại nếu thấy hữu ích):

  • Bình tĩnh đánh giá tình hình: Khi phát hiện chảy máu âm đạo bất thường, việc đầu tiên cần làm là giữ bình tĩnh. Đánh giá mức độ chảy máu: máu chảy nhiều hay ít, có liên tục không, và máu có màu đỏ tươi hay thẫm. Nếu lượng máu ít và không có các triệu chứng khác, bạn có thể theo dõi thêm.
  • Kiểm tra chu kỳ kinh nguyệt: Xác định xem hiện tại có phải là thời gian trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn không. Nếu chảy máu xảy ra giữa các chu kỳ hoặc sau khi kỳ kinh đã kết thúc, đó có thể là dấu hiệu bất thường.
  • Quan sát các triệu chứng kèm theo: Nếu bạn cảm thấy đau bụng dưới, sốt, chóng mặt hoặc có triệu chứng khó chịu khác, hãy chú ý các triệu chứng này nhiều hơn. Một số triệu chứng đau đi kèm chảy máu âm đạo có thể liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng như viêm nhiễm hoặc rối loạn phụ khoa.
  • Ghi lại tình trạng chảy máu: Ghi chú về ngày bắt đầu chảy máu, lượng máu, màu sắc và bất kỳ triệu chứng nào khác mà bạn gặp phải. Điều này sẽ giúp bạn có thông tin cụ thể để cung cấp cho bác sĩ khi cần.
  • Liên hệ với bác sĩ: Nếu tình trạng chảy máu kéo dài hơn 1-2 ngày hoặc đi kèm với triệu chứng đau, khó chịu, hãy liên hệ ngay với bác sĩ phụ khoa để được tư vấn. Đặc biệt, nếu chảy máu nhiều hoặc đau bụng dữ dội, bạn nên liên hệ cấp cứu để được kiểm tra kịp thời.
  • Nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân: Trong lúc theo dõi tình trạng của mình hoặc chờ đợi tư vấn từ bác sĩ, hãy đảm bảo nghỉ ngơi đủ, uống đủ nước, và tránh các hoạt động gây căng thẳng hoặc quá sức.

Phương pháp điều trị chảy máu âm đạo

Điều trị chảy máu âm đạo phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đối với những trường hợp chảy máu do rối loạn hormone, thuốc nội tiết là giải pháp phổ biến giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Nếu chảy máu do nhiễm trùng, thuốc kháng sinhchống viêm sẽ được sử dụng.

  • Điều chỉnh hormone: Bác sĩ có thể kê thuốc tránh thai hoặc thuốc điều hòa hormone để giúp ổn định nội tiết tố và điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Điều này thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn hormone như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc tăng sinh nội mạc tử cung.
  • Thuốc kháng sinh và kháng viêm: Nếu chảy máu do viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh để điều trị. Trong trường hợp viêm nặng, thuốc kháng viêm cũng có thể được kê để giảm sưng, viêm và đau.
  • Phẫu thuật: Các phương pháp phẫu thuật như cắt bỏ polyp tử cung, u xơ tử cung hoặc nạo niêm mạc tử cung có thể được thực hiện để loại bỏ các nguyên nhân cơ học gây chảy máu. Những thủ thuật này thường được áp dụng khi việc điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả.
  • Cấy que tránh thai : Dụng cụ chứa hormone như có thể được sử dụng để giúp kiểm soát tình trạng chảy máu kinh nguyệt quá nhiều. IUD giúp giải phóng hormone ổn định để giảm lượng máu chảy ra mỗi kỳ.
  • Nạo niêm mạc tử cung (D&C): Đây là phương pháp nạo hoặc cạo lớp niêm mạc tử cung nhằm kiểm soát chảy máu và lấy mẫu xét nghiệm nếu nghi ngờ các bệnh lý như ung thư hoặc tăng sinh nội mạc tử cung.
  • Theo dõi sau điều trị: Đối với những trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định theo dõi và quản lý triệu chứng thông qua việc điều chỉnh lối sống, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và định kỳ tái khám.

Chảy máu âm đạo là một dấu hiệu mà phụ nữ không nên bỏ qua. Dù đôi khi nó chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhưng nhiều khi nó cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị là cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản. Hãy luôn chú ý đến cơ thể của mình và đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ y tế khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

banner
map phòng khám map phòng khám mobile
21 26 28 35 44 51