banner

Viêm da mao mạch dị ứng là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị

Thẩm định nội dung

Nguyễn Thị Quy

Giới thiệu Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa Da liễu Nguyễn Thị Quy Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I Da liễu tại trường Đại học y Hà Nội, Nguyên Trưởng khoa Da liễu tại bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện da liễu Trung Ương. Trưởng khoa Da liễu tại Đa khoa Quốc tế Hà Nội

Viêm da mao mạch dị ứng là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm da mao mạch dị ứng là bệnh lý gây tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch ở nhiều cơ quan của cơ thể, dẫn đến viêm và chảy máu. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh viêm da mao mạch dị ứng, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh qua bài viết dưới đây.

Viêm da mao mạch dị ứng là gì?

Viêm mao mạch dị ứng hay còn gọi là hội chứng viêm mạch Schonlein-Henoch, ban xuất huyết dạng thấp, ban xuất huyết phản vệ. Đây là bệnh lý tự phát cấp tính qua trung gian IgA.

Viêm mao mạch dị ứng là tình trạng viêm và tổn thương các mao mạch nhỏ dưới da, gây rò rỉ máu ra ngoài mạch, hình thành các nốt xuất huyết, ban đỏ, thường thấy ở vùng chi dưới, mông hoặc cánh tay. Bệnh thường kèm theo ngứa, sưng, thậm chí đau nhức.

Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 – 16 tuổi, ít khi xảy ra ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở viêm da mao mạch ở trẻ em dưới 5 tuổi là 50%, ở trẻ em từ 3 – 10 tuổi là 75%. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn gấp hai lần nữ giới.

Viêm da mao mạch dị ứng là gì

Viêm da mao mạch dị ứng được xếp vào nhóm bệnh da liễu, cụ thể là bệnh lý da có liên quan đến hệ miễn dịch và mạch máu nhỏ dưới da. Tuy nhiên, nó cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác ngoài da như khớp, thận, hệ tiêu hóa, nên trong những trường hợp nặng, người bệnh có thể cần phối hợp điều trị với chuyên khoa nội khoa, dị ứng-miễn dịch hoặc nhi khoa

Viêm da mao mạch dị ứng liên quan đến rối loạn tự miễn dịch nên bệnh không lây lan giữa người này qua người khác thông qua tiếp xúc thông thường.

Nguyên nhân mắc viêm da mao mạch dị ứng

Hiện nay, vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh viêm da mao mạch dị ứng. nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, một số yếu tố dưới đây có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Người có cơ địa dị ứng

Những người có cơ địa dị ứng tiếp xúc sẽ có nguy cơ cao mắc viêm da mao mạch dị ứng khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên (thời tiết, thức ăn…). Bởi khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể để tiêu diệt kháng nguyên. Phản ứng miễn dịch giữa kháng thể và kháng nguyên sẽ làm giải phóng các chất trung gian hoá học trên các nội mao mạch.

Ngoài chất trung gian hoá học, phản ứng miễn dịch này cũng sẽ tạo ra các phức hợp miễn dịch IgA. Chúng lắng đọng trên lớp niêm mạc mao mạch và gây ra các tổn thương, dẫn tới hiện tượng xuất huyết trên da (có thể thấy) hoặc trên các cơ quan khác.

Viêm da mao mạch dị ứng là gì 3

  • Nhiễm khuẩn, nhiễm virus

Những người bị nhiễm một số chủng vi khuẩn (Liên cầu khuẩn nhóm A, Mycoplasma, Helicobacter pylori, Shigella, Salmonella, Streptococci…) hoặc chủng virus (EBV, viêm gan C, Parvovirus, Adenovirus, Thủy đậu, Rotavirus) cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm da mao mạch dị ứng cao.

  • Sau khi tiêm vacxin

Một số loại vacxin như (sởi, quai bị, rubella (MMR), viêm gan B, cúm, sốt vàng, bệnh tả, thương hàn và phó thương hàn A và B) có thể hoạt động như một tác nhân kích hoạt miễn dịch bằng cách bắt chước phản ứng miễn dịch đặc hiệu của mầm bệnh, tạo ra kháng thể lâu dài, từ đó thúc đẩy sự phát triển của bệnh viêm mao mạch dị ứng.

  • Phản ứng với thuốc

Sau sử dụng các thuốc ví dụ adalimumab, ampicillin, cytarabine, erythromycin, infliximab, losartan, penicillin, quinidine, quinine, rosuvastatin, tofacitinib,… có thể gây bệnh viêm mao mạch dị ứng thông qua kích thích sản xuất kháng thể, tác dụng độc hại trực tiếp lên thành mạch máu hoặc kích hoạt bạch cầu ái toan.

Triệu chứng bệnh viêm da mao mạch dị ứng

Bệnh viêm da mao mạch dị ứng gây ảnh hưởng lan tỏa đến nhiều hệ cơ quan như da, khớp, tiêu hóa, thận,…. Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng ở một hoặc nhiều cơ quan.

Biểu hiện trên da

Tổn thương trên da phát triển từ dát hồng đến sẩn mày đay rồi tới đốm hoặc mảng xuất huyết. Ban xuất huyết hơi nổi gờ trên mặt da, không gây ngứa hay đau và có thể có hoại tử và bọng nước ở một số ít trường hợp.

Ở trẻ nhỏ, tổn thương thường tập trung ở lưng, mông và đùi. Trẻ dưới 3 tuổi có thể gặp phù dưới da tại chỗ. Còn ở người lớn và trẻ lớn ban thường tập trung ở vùng thấp của tay và chân.

Các ban xuất huyết đa hình thái thưởng tồn tại từ 5 – 10 ngày, màu nhạt dần nhạt. Khoảng 25% các trường hợp các biểu hiện trên da không phải là triệu chứng ban đầu.

Biểu hiện tại khớp

Khoảng 50 – 80% trường hợp mắc viêm da mao mạch dị ứng có biểu hiện tại khớp như viêm khớp hay đau khớp. Tuy nhiên, hiếm khi triệu chứng xuất hiệu đơn độc và thường kèm theo các triệu chứng khác. Biểu hiện tại khớp có thể xuất hiện trước ban xuất huyết 1 đến 2 ngày và kéo dài 3 – 7 ngày.

Viêm da mao mạch dị ứng thường ảnh hưởng đến các khớp lớn ở chi dưới (khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, không đối xứng), ít gặp ở các khớp ở chi trên (khớp khủy, khớp cổ tay).

Viêm da mao mạch dị ứng là gì 1

Người bệnh có thể cảm thấy đau khớp thoáng qua hoặc mỗi khi di chuyển, dẫn tới hạn chế vận động. Tuy nhiên các khớp thường không biến dạng. Khi các triệu chứng tại khớp mất thì không để lại di chứng.

Biểu hiện tại thận và tiết niệu

Biểu hiện viêm da mao mạch dị ứng tại thận và tiết niệu xảy ra ở 40 – 50% tổng số người bệnh, thường biểu hiện viêm cầu thận mức độ nhẹ. Các triệu chứng tại thận và tiết niệu có thể là biểu hiện khởi đầu hoặc xuất hiện sau khi các triệu chứng khác đã hết.

Các triệu chứng tại thận, tiết niệu bao gồm:

  • Tiểu ra máu (dạng vi thể hoặc đại thể)
  • Tiểu ra bọt nhiều và dai dẳng
  • Hội chứng viêm cầu thận
  • Hội chứng thận hư – viêm cầu thận kết hợp

Tổn thương thận hay gặp ở những người có xuất huyết tiêu hóa và ban xuất huyết kéo dài quá 1 tháng, hiếm gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.

Biểu hiện trên đường tiêu hóa

Trong vòng 8 ngày kể từ khi nổi ban xuất huyết, triệu chứng viêm da mao mạch dị ứng trên đường tiêu hóa xuất hiện. Nếu bệnh nhân có tổn thương tại thận thì 90% sẽ có triệu chứng trên đường tiêu hóa.

Các triệu chứng tại đường tiêu hóa thường xuất hiện từ nhẹ tới nặng. Nhẹ thì đau quặn bụng, buồn nôn, nôn, liệt ruột thoáng qua. Trường hợp nặng xảy ra tình trạng xuất huyết (nôn ra máu, đại tiện phân máu), thiếu máu, hoại tử ruột, lồng ruột, thủng ruột. Người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng từng cơn chủ yếu vùng quanh rốn và thượng vị do xuất huyết ở phúc mạc và mạc treo.

Viêm da mao mạch dị ứng có nguy hiểm không?

Ngoài gây tổn thương các vị trí như khớp, thận tiết niệu, tiêu hóa, viêm da mao mạch dị ứng còn có thể gây ra các biến chứng đáng lo ngại khác như:

  • Đối với sinh dục nam: Bệnh có thể gây viêm tinh hoàn, xoắn thừng tinh
  • Tổn thương tim và phổi: Viêm da mao mạch dị ứng có thể gây nhồi máu cơ tim, xuất huyết phổi hoặc tràn dịch màng phổi.
  • Ảnh hưởng thần kinh trung ương: Biến chứng viêm da mao mạch dị ứng là gây xuất huyết màng não, chèn vào dây thần kinh trung ương, làm đau đầu, hôn mê hoặc có thể dẫn đến rối loạn hành vi.

Với những ảnh hưởng, biến chứng do viêm da mao mạch dị ứng, người bệnh không nên chủ quan, cần khắc phục càng sớm càng tốt để tránh những hệ lụy không mong muốn.

Chữa viêm da mao mạch dị ứng như thế nào?

Do là bệnh tự miễn, vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây ra, vì thế, hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu bệnh viêm da mao mạch dị ứng.

Phác đồ điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ nhằm khắc phục triệu chứng, ngăn chặn tối đa những ảnh hưởng đến các cơ quan và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Thông thường, khi chữa viêm da mao mạch dị ứng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống dị ứng để giảm viêm, thuốc giảm đau trong trường hợp bị đau khớp. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh trong trường hợp do vi khuẩn, virus để tiêu diệt tác nhân gây bệnh, từ đó góp phần giảm triệu chứng.

Viêm da mao mạch dị ứng là gì 2

Trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc khi nguyên nhân gây viêm da mao mạch dị ứng là do các cơ quan khác trong cơ thể, bệnh nhân cần phải nhập viện để điều trị chuyên sâu.

Ngoài điều trị theo phác đồ của bác sĩ, việc chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách cũng rất quan trọng. Theo đó, để giảm thiểu tình trạng viêm và xuất huyết ở các khớp, người bệnh nên hạn chế vận động quá mức trong khoảng 1-2 tháng, đồng thời, bổ sung đầy đủ vitamin C và các chất dinh dưỡng khác nhằm tăng cường đề kháng, giảm nguy cơ vỡ mao mạch.

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải những dấu hiệu nghi ngờ viêm da mao mạch dị ứng, đừng chần chừ. Việc theo dõi sớm và chăm sóc đúng cách có thể ngăn ngừa biến chứng và giúp phục hồi nhanh hơn. Nếu cần hỗ trợ thêm về cách theo dõi triệu chứng, hướng điều trị nhẹ tại nhà hay thắc mắc về thuốc đang dùng, cứ nhắn nhé chúng mình sẵn sàng đồng hành. Hotline hỗ trợ 0869 725 632 – 0396 875 319.

Đánh giá post

map phòng khám map phòng khám mobile
21 26 28 35 44 51