banner

Bệnh giang mai khi mang thai có thể lây truyền cho thai nhi ⛔

Thẩm định nội dung

Tran Manh Hien

Bác sĩ Trần Mạnh Hiển hiện đang là Trưởng Khoa Ngoại Tiết Niệu – Nam Học - Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Hà Nội, Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội, Nguyên là Trưởng khoa Cấp cứu Ngoại, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm Ngoại Tiết Niệu – Nam Học.

Có thể nói, giang mai là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, chỉ xếp sau căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Bệnh không những gây ra cho người bệnh những ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, sức khỏe mà còn cả tính mạng. Một điều đáng nói là giang mai có thể gặp ở mọi đối tượng kể cả phụ nữ đang mang thai. Vậy bệnh giang mai khi mang thai có nguy hiểm không? Bà bầu cần phải làm gì?

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là gì mà được coi là bệnh xã hội nguy hiểm lây qua đường giao hợp không an toàn và do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể lây qua các vết xước, niêm mạc nếu như tiếp xúc với tổn thương của giang mai. Đồng thời, nữ giới mang thai bị giang mai cũng có thể lây bệnh sang con.

Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc giang mai cao hơn ở nam giới, nguyên nhân do vùng kín của nữ giới có cấu tạo dạng mở. Bệnh giang mai ở cả nam lẫn nữ giới nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.

Giang mai khi mang thai

Bệnh giang mai khi mang thai có lây từ mẹ sang con không?

Đa số những trường hợp mắc bệnh giang mai khi mang thai rất khó nhận biết triệu chứng. Do những biểu hiện này không rõ rệt, cũng như không được phát hiện kịp thời.

Bệnh giang mai khi mang thai có một số biểu hiện lâm sàng như: nốt săng giang mai ở thời kỳ thứ nhất. Chúng cư trú tại môi nhỏ âm hộ và có kích thước lớn hơn bình thường.

Ngoài ra, tổn thương do giang mai gây ra ở thời kỳ thứ hai không có đặc trưng riêng nên rất khó phát hiện. Vì vậy, thai phụ thường dễ truyền bệnh cho thai nhi và gây ra giang mai bẩm sinh. Theo các bác sỹ chuyên khoa, trong 4 năm đầu mắc giang mai. Nếu chị em không điều trị bệnh sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai cho thai nhi khi mang thai.

Bệnh giang mai khi mang thai sẽ lây truyền từ mẹ sang con ở thai kỳ thứ 4 – 5. Do thời điểm này nhau thai và máu của mẹ dễ dàng trao đổi chất. Điều này, tạo cơ hội cho xoắn khuẩn giang mai xâm nhập và gây bệnh qua mạch máu rốn.

Giang mai bẩm sinh là gì?

Giang mai bẩm sinh tức là đứa bé bị lây bệnh trong quá trình sinh đẻ do mẹ mang bệnh giang mai khi mang thai, dù là đẻ thường hay đẻ mổ thì đều có nguy cơ mắc bệnh. Nguy cơ mắc bệnh còn phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh giang mai. Xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể qua các màng nhầy của lớp da mỏng và đỏ ở bộ phận sinh dục. Ở miệng hoặc ở hậu môn. Người mẹ bị bệnh giang mai truyền bệnh sang thai nhi qua nhau thai.

mac benh giang mai khi mang thai lay truyen cho thai nhi

Bệnh giang mai khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi không?

Người mẹ mắc giang mai khi mang thai sẽ gây ra những biến chứng như:

  • Sảy thai hoặc lưu thai trước 20 tuần
  • Sinh non trước 37 tuần.
  • Thai chậm phát triển, bé nhỏ hơn so với tuổi thai.
  • Gặp các vấn đề về bánh nhau và dây rốn: Giang mai bẩm sinh có thể gây ra tình trạng phù bánh nhau và dây rốn. Ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy và dinh dưỡng cho bé.

Bệnh giang mai khi mang thai cũng gây ra biến chứng cho bé sau khi sinh. Trẻ có thể bị tử vong sau sinh và sức khỏe yếu suốt đời. Tử vong sơ sinh là khi bé mất trong 28 ngày đầu đời.

Tình trạng thai chết lưu và tử vong sau sinh xảy ra khi mẹ mắc bệnh giang mai nhưng không được điều trị.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai khi mang thai?

Dấu hiệu của bệnh giang mai khi mang thai phụ thuộc vào thời gian thai phụ mắc bệnh. Nếu bị giang mai khi mang thai và được điều trị trước 26 tuần, thai nhi sẽ được an toàn và không bị mắc bệnh.

Các giai đoạn của giang mai gồm:

  • Xuất hiện các vết loét nhưng không đau ở bộ phận sinh dục.
  • Âm hộ thai phụ xuất hiện mụn tương tự như mụn cóc sinh dục, ngoài ra, mụn còn xuất hiện ở hậu môn.
  • Ngoài ra, người bệnh còn gặp những biểu hiện khác như mệt mỏi, sốt, một số tuyến như ở cổ, háng, nách bị sưng.

Ngoài những biểu hiện đặc trưng trên thì giang mai khi mang thai ở mỗi giai đoạn sẽ có biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

Giang mai giai đoạn 1

Ở giai đoạn 1, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các tổn thương do săng giang mai. Theo đó, săng giang mai ở nữ giới là âm đạo, âm hộ, tử cung và cổ tử cung. Một số trường hợp khác, săng còn xuất hiện ở tay, chân, lưng, ngực…

Để nhận biết săng giang mai, người bệnh dựa vào những đặc điểm sau:

  • Săng có hình tròn hoặc bầu dục.
  • Có màu đỏ hoặc hơi trắng.
  • Vết loét nông.
  • Không gây ngứa hoặc chảy mủ.

Thông thường, săng giang mai sẽ xuất hiện khoảng 3 – 6 tuần nhưng sau đó sẽ biến mất. Nên có rất nhiều người cho rằng bệnh đã khỏi, nhưng thực tế lúc này vi khuẩn đang phát triển sang máu và chuyển dần sang giai đoạn 2.

Giang mai giai đoạn 2

Triệu chứng điển hình của giai đoạn này chính phát ban. Theo đó, phát ban sẽ bắt đầu xuất hiện ở thân, sau đó lan dần toàn cơ thể và lòng bàn tay, bàn chân. Những nốt phát này không gây ngứa cho người bệnh. Nhưng những nốt phát ban ở cơ quan sinh dục có thể có mủ.

Ngoài dấu hiệu phát ban người bệnh cũng sẽ có những dấu hiệu như đang bị cảm cúm. Đồng thời, giai đoạn này tóc sẽ rụng nhiều và có thể bị đau ở miệng, hậu môn hoặc âm đạo.

Những dấu hiệu trên có thể xuất hiện từ 2 – 6 tuần hoặc có thể đến 2 năm, nhưng sau đó sẽ tự biến mất.

Giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Với giai đoạn tiềm ẩn, bệnh sẽ không xuất hiện bất kì triệu chứng nào. Ngoài ra, bệnh còn phân chia thành giai đoạn tiềm ẩn dưới 1 năm và trên 1 năm.

Theo đó, bệnh nhân có giai đoạn tiềm ẩn dưới 1 năm sẽ có những biểu hiện tái phát trở lại. Còn giai đoạn tiềm ẩn trên một năm sẽ không xuất hiện triệu chứng nào. Giai đoạn này nếu không phát hiện sớm bệnh sẽ tiến triển nặng nề và khó điều trị hơn.

Giang mai giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối của giang mai, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng về sức khỏe. Theo đó, bệnh có thể gây ra các khố u, gây mù lòa và tê liệt, phá hủy hệ thống thần kinh, não, đe dọa tính mạng người bệnh.

Điều trị bệnh giang mai khi mang thai cho sản phụ như thế nào?

Đối với phụ nữ mắc bệnh giang mai khi mang thai sẽ được điều trị bằng kháng sinh Penicillin G. Khi điều trị giang mai cho thai phụ sẽ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu đã gây tổn thương cho bào thai thì không có tác dụng nữa.

Chính vì vậy, các thai phụ cần phải làm xét nghiệm khi mang thai sớm. Nếu nghi ngờ bản thân hoặc chồng mắc bệnh giang mai trước hoặc trong khi mang thai.

Với những sản phụ dị ứng với penicillin thì hiện nay chưa có thuốc điều trị thay thế. Thai phụ mang thai có tiền sử dị ứng penicillin nên được giải mẫn cảm và tiếp tục điều trị bằng penicillin. Do đó, phụ nữ mang thai cần test lẩy da với thuốc kháng penicillin trước khi điều trị. Nhằm xác định thai phụ có dị ứng với thuốc này hay không.

Thuốc Tetracycline và doxycycline là hai thuốc chống chỉ định trong 6 tháng cuối của thai kỳ. Erythromycin và azithromycin cũng không nên sử dụng do hiệu quả không có hiệu quả.

Cách phòng bệnh giang mai khi mang thai hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh giang mai khi mang thai có hiệu quả. Thai phụ nên:

  • Quan hệ chung thủy một vợ một chồng
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ để ngăn ngừa bệnh giang mai.

Cách tốt nhất là cần phát hiện sớm và điều trị cho mẹ trước khi mang thai và trước khi sinh. Thực hiện xét nghiệm phản ứng huyết thanh cho phụ nữ mang thai. Việc chữa trị sớm giúp tầm soát bệnh có hiệu quả.

Như vậy, giang mai khi mang thai là một vấn đề đáng quan ngại cho cả mẹ và bé. Do đó, các bà mẹ hãy tầm soát sớm trước khi mang thai, hoặc nếu mắc bệnh hãy điều trị tốt để tránh gây ra những ảnh hưởng đến đứa bé khi sinh.

Tư vấn khám bệnh giang mai khi mang thai

Trực tuyến, Miễn phí, Tiết kiệm thời gian, Tiết kiệm chi phí TẠI ĐÂY

Bài viết được sự hướng dẫn và tham vấn của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiên

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiên đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh:

+ Bệnh phụ khoa, các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục nữ (viêm âm hộ – âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử  cung, viêm vòi trứng, buồng trứng…),

+ Các bệnh về rối loạn kinh nguyệt

+ Bệnh vô sinh – hiếm muộn

+ Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản và đình chỉ thai nghén,…

✔️ Từng tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Sản Phụ khoa.

✔️ Từng công tác tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội

✔️ Bác sĩ sản phụ khoa Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội

Đừng ngại ngần trò chuyện trực tiếp cùng Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiên TẠI ĐÂY Nếu bạn vẫn còn thắc mắc muốn giải đáp! Các chuyên gia Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội sẵn sàng đồng hành cùng bạn!

5/5 - (9 bình chọn)

Bài viết liên quan

Chuyên mục - Bệnh giang mai
26/11/2021

Phác đồ điều trị bệnh giang mai

banner
map phòng khám map phòng khám mobile
21 26 28 35 44 51