Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Nhắc đến một bệnh viện đầu ngành về phụ sản, là nhắc tới Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Có đến hàng ngàn lượt bệnh nhân tìm tới đây khám chữa mỗi ngày. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về bệnh viện Phụ sản Trung ương. Qua đó, bạn có thể nắm bắt thông tin, lựa chọn thời điểm thăm khám thích hợp!
Nội dung bài viết:
Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Bệnh viện Phụ sản Trung ương là một trung tâm y tế đầu ngành. Cụ thể, nơi đây chuyên sâu về sinh đẻ kế hoạch, phụ sản, sơ sinh. Ngoài ra bệnh viện cũng đảm nhận chức năng đào tạo đại học, sau đại học, chỉ đạo tuyến và chuyển giao công nghệ…
Bệnh viện Phụ sản Trung ương có mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ sơ sinh và phụ nữ nói chung. Nhờ đó, góp phần bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước.
Với chất lượng khám chữa được nâng cao không ngừng trong những năm qua, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã có rất nhiều đóng góp quý báu cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe, bảo vệ người dân. Nhà nước đã trao tặng cho Bệnh viện Phụ sản Trung ương những danh hiệu cao quý sau:
- Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2008).
- Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1985 và 2002).
- Anh hùng Lao động (năm 2010)
- Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
- Cơ sở Đoàn vững mạnh, xuất sắc.
- Công đoàn vững mạnh xuất sắc.
- …
Ngoài ra, rất nhiều bác sĩ, chuyên gia, cán bộ làm việc tại bệnh viện cũng được Nhà nước trao tặng những giải thưởng cao quý. Đội ngũ nhân viên, cán bộ y tế tại đây luôn hết mình cống hiến, tận tụy trong chăm lo, bảo vệ sức khỏe người dân.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương ở đâu?
Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại (04) 8259281 – Fax (04) 8254638
Website: http://benhvienphusantrunguong.org.vn
Bệnh viện Phụ Sản Trung ương có nhiều cổng vào khác nhau:
- Cổng chính của bệnh viện: Số 43 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội
- Cổng phụ số 1: Phố Hai Bà Trưng – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
- Cổng phụ số 2: Phố Triệu Quốc Đạt – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Lịch sử hình thành của Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Bệnh viện Phụ sản Trung ương thành lập từ năm 1955, thời điểm sau khi hòa bình được lập lại. Trước đó, nền bệnh viện là một nhà tu, có nhà thương Võ Tánh phía sau. Sau này, nhà thương Võ Tánh được Nhà nước cho tu sửa để làm nơi cán bộ công nhân viên chức tới thăm khám, điều trị bệnh.
Ngày 19/7/1955, Quyết định thành lập Bệnh viện C được ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Y tế – bác sĩ Hoàng Tích Trí, đặt nền móng cho Bệnh viện Phụ sản Trung ương ngày nay. Sau đó, Bệnh viện C được Bộ Y tế quyết định tổ chức lại theo hướng chuyên về sản phụ khoa vào ngày 8/11/1960.
>>> Xem thêm: Khám nam khoa uy tín tại Hà Nội
Năm 1966, Bệnh viện C được đổi tên thành Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh bởi Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Điều này nhằm để đáp ứng nhu cầu khám chữa của nhân dân. Lần đầu tiên, Việt Nam có 1 cơ sở chuyên sâu để nghiên cứu tình trạng sinh lý, những bệnh lý của nữ giới, bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Ngày 18/6/2003, Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh một lần nữa được đổi tên thành Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện vẫn giống trước kia, nhưng đáp ứng những đòi hỏi cao hơn về hiệu quả khám chữa trong thời đại mới.
Các chuyên khoa của Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Trong những năm qua, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã xây dựng nhiều chuyên khoa khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của người dân.
Các khoa lâm sàng (14 khoa)
14 khoa lâm sàng tại bệnh viện bao gồm: Khoa Phụ ngoại, Khoa Phẫu thuật – gây mê, Khoa Phụ ung thư, Khoa Phụ nội tiết, Khoa Sản nhiễm khuẩn, Khoa Sản bệnh lý, Khoa Sản thường, Khoa Đẻ, Khoa điều trị theo yêu cầu, Đơn vị Chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Các khoa cận lâm sàng (9 khoa)
9 khoa cận lâm sàng của bệnh viện gồm: Khoa Dinh dưỡng, Khoa Dược, Khoa Huyết học, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Giải phẫu bệnh lý, Khoa Tế bào di truyền, Khoa sinh hóa, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Khoa Vi sinh.
Các trung tâm (7 trung tâm)
7 trung tâm của bệnh viện gồm: Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh, Trung tâm Chẩn đoán trước sinh, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia, Trung tâm Sàn chậu; Trung tâm Tế bào gốc máu cuống rốn, Trung tâm Tư vấn SKSS & Kế hoạch hóa gia đình.
>> Xem thêm: Khám phụ khoa online miễn phí tiết kiệm thời gian
Hệ thống cơ sở vật chất, các trang thiết bị của bệnh viện
Bệnh viện Phụ sản Trung ương là bệnh viện tuyến trung ương, quy mô lớn, được đầu tư chú trọng. Bệnh viện có tới 1000 giường bệnh nội trú. Hệ thống máy móc xét nghiệm huyết học, miễn dịch, sinh hóa… đề được trang bị đầy đủ. Trong đó, có rất nhiều máy móc thiết bị mới ra đời, được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia có nền y học lớn trên thế giới. Một số hệ thống máy móc được sử dụng như:
- Hệ thống xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh Autodelfia
- Hệ thống sàng lọc các bệnh rối loạn chuyển hoá Tendem Mass
- Hệ thống xét nghiệm QF-PCR Sequencing
Ngoài ra, bệnh viện cũng quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu, hàng chục năm kinh nghiệm, tay nghề cao. Các chuyên gia được đào tạo bài bản ở những quốc gia có chuyên ngành sản phụ khoa chuyên sâu như Nhật, Úc, Mỹ…
Những dịch vụ chính tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Dịch vụ khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương rất đa dạng. Cụ thể như sau:
- Đánh giá sức khỏe của mẹ. Khám và siêu âm thai, thực hiện sàng lọc trước sinh.
- Thực hiện các xét nghiệm cơ bản: huyết học, sinh hóa, miễn dịch, vi sinh, tinh dịch đồ…
- Siêu âm 2D, siêu âm 4D, siêu âm bơm nước buồng tử cung.
- Chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung một cách chính xác.
- Thực hiện các thủ thuật: phá thai bằng thuốc, nạo hút thai, hút buồng tử cung, xoắn polyp cổ tử cung, đốt điện, đặt và tháo dụng cụ tử cung…
- Khám chữa, phẫu thuật các căn bệnh phụ khoa lành tính. Ví dụ như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, sa sinh dục, polyp buồng tử cung, viêm phần phụ, dị dạng sinh dục…
- Điều trị phẫu thuật các bệnh lý như: chửa ngoài tử cung, u buồng trứng xoắn, vỡ nang buồng trứng chảy máu, u xơ tử cung, polyp buồng tử cung băng kinh thiếu máu…
- Điều trị vô sinh hiếm muộn: làm thụ tinh IUI hoặc IVF.
- Theo dõi monitoring và tiêm
- Khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị những bệnh lý ung thư: ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư niêm mạc tử cung…
Các loại xét nghiệm cần biết khi đến khám vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Khi đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương khám vô sinh, các cặp đôi cần thực hiện những xét nghiệm sau đây:
- Khám phụ khoa cho nữ giới.
- Xét nghiệm tinh dịch đồ, khám nam khoa cho nam giới.
- Siêu âm tiểu khung. Thực hiện các xét nghiệm để sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ví dụ như xét nghiệm Chlamydia, mụn rộp sinh dục, giang mai, lậu, HIV, sùi mào gà, viêm gan B…
- Chụp hình tử cung – vòi trứng: chỉ thực hiện khi chị em đã sạch kinh, không quan hệ tình dục trong thời gian đó, không bị viêm nhiễm đường sinh dục.
- Xét nghiệm nội tiết tố cho trường hợp kinh nguyệt không đều, hoặc những đối tượng trên 40 tuổi. Thời điểm: ngày thứ 2 – 3 của chu kỳ kinh nguyệt.
Sau khi có các kết quả xét nghiệm, các chuyên gia sẽ hội chẩn, đưa ra nguyên nhân vô sinh, lên phác đồ điều trị cho các cặp đôi.
>> Xem thêm: Phòng khám vô sinh uy tín Hà Nội
Quy trình khám thai
Chị em phụ nữ có thể tham khảo quy trình khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương như sau:
Đối với thai đầu:
Siêu âm thai đầu giúp các mẹ bầu nắm được tình hình sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng, biết được thai đã vào tử cung hay chưa:
- Khám thai. Làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh, siêu âm hình thái thai nhi.
- Nghe bác sĩ dự kiến ngày sinh.
- Được bác sĩ kê đơn vitamin.
Với thai giữa:
Các bước đi khám thai ở tam cá nguyệt thứ 2 dành cho các mẹ bầu:
- Khám thai, đồng thời siêu âm hình thái thai ở tuần tuổi thứ 22.
- Tiêm phòng uốn ván.
- Thực hiện các xét nghiệm cơ bản.
- Nếu được bác sĩ chỉ định, làm nghiệm pháp tăng đường huyết ở tuần thứ 24 – 28.
- Làm hồ sơ quản lý thai.
Thai cuối:
Các bước đi khám thai ở tam cá nguyệt thứ 3 dành cho các mẹ bầu:
- Khám định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ.
- Khám thai, đồng thời siêu âm hình thái thai ở tuần thứ 32.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Nghe bác sĩ tư vấn giảm đau khi đẻ.
- Riêng với trường hợp thai quá ngày dự kiến sinh: cứ mỗi 48 giờ theo dõi siêu âm thai và làm Monitor.
Quy trình khám tại bệnh viện: Trường hợp có thẻ Bảo hiểm Y tế
Các bước khám bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương với người có thẻ Bảo hiểm Y tế như sau:
Bước 1: Trước khi khám
- Đến Bàn hướng dẫn ở tầng 1 nhà G để lấy số khám và mua sổ y bạ.
- Làm thủ tục BHYT ở bàn kính số 21 và 22, sau đó lấy phiếu khám
Bước 2: Trong khi khám
- Đến phòng 6 tòa nhà A để khám với BHYT.
- Làm thủ tục BHYT tại bàn kính số 21 – 22 khi được chỉ định xét nghiệm và siêu âm.
- Nếu siêu âm: đến tầng 1 nhà H lấy số siêu âm. Số phòng thực hiện siêu âm đã được ghi trên phiếu
- Nếu xét nghiệm: Đến tầng 1 tòa nhà A, vào đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung để lấy máu xét nghiệm. Sau đó đợi kết quả.
Bước 3: Sau khi khám
- Sau khi có kết quả siêu âm, xét nghiệm, bác sĩ sẽ dựa vào đó để kê đơn thuốc cho bạn. Bạn được hẹn lịch tái khám, hoặc được chuyển đến buổi khám hội chẩn, chuyên khoa.
- Nếu có chỉ định nhập viện, hãy nghe hướng dẫn thủ tục nhập viện tại bàn kính số 21 và 22.
- Nếu có đơn thuốc BHYT, bạn đóng tiền tại bàn kính số 3 – 4. Sau đó trở lại bàn số 21 – 22 nghe nhân viên y tế hướng dẫn tiếp. Lấy lại thẻ BHYT rồi lấy thuốc ở Tầng 2 nhà G – khoa Dược.
Quy trình khám tại bệnh viện: Trường hợp không có thẻ Bảo hiểm Y tế
Với những trường hợp không có thẻ Bảo hiểm y tế, cần tuân theo quy trình khám như sau:
Bước 1: Trước khi khám
- Đến tầng 1 nhà G, xem hướng dẫn để lấy số khám và mua sổ y bạ.
- Ngồi ghế đợi. Khi nào nghe nhân viên y tế gọi thì lấy phiếu khám, mua hoá đơn khám bệnh tại bàn kính.
Bước 2: Trong khi khám
- Xem phòng khám trên phiếu khám bệnh, tới khám ở nơi tương ứng.
- Trở lại bàn hướng dẫn khi có chỉ định xét nghiệm – siêu âm để lấy số, sau đó ngồi đợi mua hoá đơn.
- Nếu siêu âm: đến tầng 1 nhà H lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, siêu âm tại phòng tương ứng được ghi trên phiếu.
- Nếu xét nghiệm: ở tầng 1 nhà A, đến đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung để lấy mẫu máu và bệnh phẩm. Kết quả sẽ có tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Với người bệnh đến khám thai, giấy kết quả sẽ được trả về căn phòng mà bạn khám thai
Bước 3: Sau khi khám
- Sau khi có kết quả siêu âm, xét nghiệm, bác sĩ sẽ dựa vào đó để kê đơn thuốc cho bạn. Bạn được hẹn lịch tái khám, hoặc được chuyển đến buổi khám hội chẩn, chuyên khoa.
- Nếu có chỉ định nhập viện, hãy nghe hướng dẫn thủ tục nhập viện từ nhân viên y tế.
Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Khi đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương khám bệnh, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Nghe nhân viên hướng dẫn tại các bàn hướng dẫn. Cẩn thận không bị môi giới lừa đảo.
- Đến đúng phòng khám – siêu âm – xét nghiệm ghi trên phiếu. Lắng nghe loa thông báo, khi nghe đến số của mình phải vào ngay.
- Không ăn linh tinh bên ngoài vì dễ đau bụng. Nên ăn tại căng tin của bệnh viện. Ngoài ra, có nhà tắm dịch vụ sẵn sàng phục vụ, ở vị trí bên cạnh căng tin. Giá tắm là 25 nghìn 1 lần.
Địa chỉ, thời gian làm việc, thông tin liên hệ của Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Các thông tin sau sẽ giúp người bệnh đi thăm khám thuận tiện hơn:
Địa chỉ của bệnh viện Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Bệnh viện Phụ Sản Trung ương có nhiều cổng vào khác nhau:
- Cổng chính của bệnh viện: Số 43 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội
- Cổng phụ số 1: Phố Hai Bà Trưng – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
- Cổng phụ số 2: Phố Triệu Quốc Đạt – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương có khám thứ 7 không?
Bệnh viện mở cửa từ thứ 2 đến thứ 6, từ 6h30 sáng đến 16h30 chiều.
Vào thứ 7 và chủ nhật, bệnh viện mở cửa cả ngày nhưng chỉ khám dịch vụ.
Các tuyến xe bus gần Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Nếu bạn ở xa, có thể di chuyển đến bệnh viện bằng xe bus. Cụ thể:
- Bến xe Mỹ Đình: cách bệnh viện 9 km. Đi tuyến bus số 34.
- Bến xe Giáp Bát: cách bệnh viện 6km. Đi xe bus số 32, 03A, 08.
- Bến xe Nước Ngầm: cách bệnh viện 8km. Đi xe bus số 06A, 06E, 94, 12.
- Bến xe Yên Nghĩa: cách bệnh viện 15km. Đi xe bus số 01 hoặc 02.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Vì là bệnh viện chuyên khoa sản phụ hàng đầu tại Việt Nam, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đến thăm khám tại đây!
>> Có thể bạn quan tâm: Khám nam khoa tại Hà Nội | Khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội
Tư vấn khám bệnh xã hội tại Hà Nội
>>> Chia sẻ kinh nghiệm đi khám bệnh giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí:
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh Viện Mắt Trung Ương
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh viện K Hà Nội
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh Viện K Tân Triều Hà Nội
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh Viện Đại Học Y
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bênh Viện Việt Đức Hà Nội
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh Viện Tai Mũi Họng Trung Ương
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh Viện Tim Hà Nội
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Ngọc
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Phòng Khám Nam Khoa Đống Đa
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Phòng Khám Phụ Khoa Xã Đàn
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh Viện Nam Học và Hiếm Muộn
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh viện phụ sản Trung Ương
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh Viện Nhi Đồng 1
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh Viện Nhi Trung Ương
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh Viện Nhân Dân 115
- Kinh nghiệm đi khám bệnh ở Bệnh Viện Quân Đội 108
Câu hỏi thường gặp
Bệnh viện Phụ sản Trung ương ở đâu Hà Nội?
Bệnh viện Phụ Sản Trung ương có nhiều cổng vào khác nhau:
- Cổng chính của bệnh viện: Số 43 Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội
- Cổng phụ số 1: Phố Hai Bà Trưng - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
- Cổng phụ số 2: Phố Triệu Quốc Đạt - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Thời gian làm việc:
Bệnh viện mở cửa từ thứ 2 đến thứ 6, từ 6h30 sáng đến 16h30 chiều. Vào thứ 7 và chủ nhật, bệnh viện mở cửa cả ngày nhưng chỉ khám dịch vụ.
Thông tin liên hệ
Điện thoại liên hệ của bệnh viện: 0243 8252 16
>>> Xem thêm Khám nam khoa tại Hà Nội
>>> Xem thêm Địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội