[ Tổng hợp ] Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ
Các mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần phải biết. 5 tuần, , 16 tuần… có phải là các mốc khám thai quan trọng nhất không?
Nếu như các bạn chưa nắm bắt được lịch khám thai định kỳ chuẩn. hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết:
Lịch khám thai định kỳ chuẩn có lợi ích gì?
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi. Từ tâm sinh lý cho đến tình trạng sức khỏe. Sự thay đổi này là để phù hợp với sự xuất hiện, cũng như phát triển của thai nhi.
Lịch khám thai định kỳ chuẩn sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức trong việc chăm sóc mình và thai nhi. Bên cạnh đó còn giúp mẹ bầu:
- Theo dõi và kiểm soát được tình trạng sức khỏe của bản thân
- Theo dõi được sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn
- Phát hiện sớm ra các bệnh lý di truyền, di tật nếu có
- Đồng thời xử lý kịp thời các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình mang thai
- Bổ sung các thực phẩm cần thiết, cũng như tránh các thực phẩm không tốt. Giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh.
4 mốc khám thai quan trọng nhất
Trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu cần phải tiến hành thăm khám rất nhiều lần. Bên cạnh lịch hẹn khám theo chỉ định của bác sĩ. Bắt buộc mẹ bầu cần phải nhớ 4 mốc khám thai quan trọng nhất sau đây:
2.1. Mốc khám thai đầu tiên – khi kinh nguyệt bị chậm từ 5-7 ngày
Đây là mốc khám thai đầu tiên trong suốt quá trình mang thai của thai phụ. Khi thấy bản thân bị chậm kinh từ 5-7 ngày. Sử dụng que thử thai thấy lên 2 vạch. Kèm theo đó là các dấu hiệu như buồn nôn, ốm nghén… chị em cần thăm khám ngay.
Lần thăm khám này bác sĩ có thể siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò. Hoặc tiến hành làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem chính xác chị em có mang thai hay không.
Trường hợp đã mang thai thì thai đã vào tử cung chưa, thai được bao tuần.
Việc xác định chính xác tuổi thai sẽ giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi chính xác hơn.
2.2. Mốc khám thai quan trọng thứ 2 là khi thai được
Mốc khám này sẽ cho biết thai nhi có bị dị tật hay không. Vì thế mẹ bầu cần phải thăm khám thai đúng ngày. Mẹ bầu có thể khám khi thai nhi được 11 tuần, hoặc thai chưa vượt quá .
Nếu khám sai lịch thì việc phát hiện dị tật thai nhi như: Hội chứng Down, dị dạng tim… sẽ không chính xác.
Trong lần thăm khám này, mẹ bầu sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm Double test: Kiểm tra xem thai có bị mắc hội chứng Down, Edward hoặc Patau hay không.
- Xét nghiệm máu: giúp xem mẹ bầu có bị thiếu máu, thiếu sắt không. Từ đó có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cũng như bổ sung các vitamin cần thiết.
- Xét nghiệm nước tiểu: giúp mẹ bầu biết bản thân có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Hoặc bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.
2.3. Khám thai khi thai nhi được 22 tuần tuổi
Mốc khám thai quan tọng tiếp theo mẹ bầu bắt buộc phải nhớ là thai nhi 22 tuần tuổi.
Tuần tuổi này, thai nhi đã phát triển gần như toàn diện. Các cơ quan trong cơ thể bào thai cũng đã hình thành đầy đủ.
Thai nhi ở tuần 22 chưa quá to. Cho nên bác sĩ sẽ quan sát được chuyển động của thai từ mọi góc cạnh. Từ đó phát hiện được ra các bất thường ở các cơ quan quan trọng của thai nhi như: Thai có bị hở hàm ếch; sứt môi; thừa ngón tay, ngón chân; có bị bệnh tim bẩm sinh; bệnh lý về não; bất thường ở hệ xương… hay không.
2.4. Khám thai tuần 32 – Một trong các mốc khám thai quan trọng
Đây là mốc khám thai cuối cùng trong 4 mốc khám thai quan trọng nhất.
Khi thăm khám ở tuần này, bác sĩ sẽ siêu âm màu 4D để xác định lần cuối về dị tật của thai nhi. Cũng như theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung.
Ngoài ra, bác sĩ còn khám tổng quát cho mẹ bầu. Kiểm tra vị trí ngôi thai xem đã thuận chưa. Cũng như tiên lượng độ phát triển của thai…
Lịch khám thai chuẩn của Bộ Y tế – Thai nhi 14-17 tuần
Đây là một trong những lịch khám thai chuẩn của Bộ y tế. Ở lần khám này, bác sĩ sẽ:
- Kiểm tra huyết áp của thai phụ
- Đo bụng của mẹ bầu để kiểm tra sự tăng trưởng của em bé
- Làm xét nghiệm Triple test để dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai nhi
Giai đoạn này của thai nhi, những dị tật, dị dạng sẽ được chẩn đoán tương đối rõ ràng. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn thai phụ giúp thai phụ có những lựa chọn sáng suốt. Tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý về sau của mẹ bầu.
Các mốc khám thai quan trọng – Khám thai định kỳ tuần thứ 26
Ở tuần thứ 26 của thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm. Thông qua đó bác sĩ sẽ phát hiện ra các dấu hiệu bất thường nếu có.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ:
- Kiểm tra huyết áp
- Kiểm tra sự tăng trưởng của em bé
- Tiến hành xét nghiệm dung nạp đường huyết cho bệnh tiểu đường ở thai phụ
- Đánh giá độ dài cổ tử cung
- Siêu âm hình thái thai nhi.
Nếu như chị em mới mang thai lần đầu. Đây cũng là thời điểm thích hợp để tiêm mũi uốn ván lần 1.
Nhưng nếu, chị em mang thai lần này là lần thứ 2. Lần này cách lần mang thai đầu chưa quá 5 năm. Chị em cũng sẽ tiêm mũi uốn ván duy nhất.
Các mốc khám thai quan trọng cuối
cuối thai kỳ là thời điểm mẹ bầu có nhiều thay đổi nhất. Bởi đây là thời kỳ cuối để mẹ bầu chuẩn bị chào đón con yêu của mình.
Vì thế, những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần phải thăm khám thường xuyên. Khoảng cách các lần thăm khám cũng vì thế mà rút ngắn lại.
Ở những tháng cuối, bác sĩ sẽ kiểm tra tim thai thường xuyên. Đảm bảo thai vẫn luôn khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị suy thai.
Để chắc chắn thai nhi của mình phát triển bình thường. Những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu không được bỏ qua các mốc khám thai dưới đây:
5.1. Khám thai tuần thứ 28
Cũng giống như các lần thăm khám thai trước. Bác sĩ cũng sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra các chỉ số của thai nhi như:
- Kiểm tra cân nặng của thai nhi
- Đo bề cao của tử cung để tính tuổi thai
- Kiểm tra huyết áp
- Làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra hàm lượng protein
- Tiến hành xét nghiệm máu để xem mẹ bầu có bị thiếu sắt không. Từ đó, bổ sung hàm lượng sắt hợp lý cho mẹ bầu.
- Trường hợp thai phụ và thai nhi có sự bất đồng về nhóm máu. Bác sĩ kiểm tra cũng như cân nhắc cho thai phụ có nên sử dụng thuốc Anti-D Immunoglobulin hay không.
5.2. Thăm khám khi thai nhi được 34 tuần
Khi đến bệnh viện hay phòng khám để khám thai 34 tuần.
Đối với mẹ bầu bác sĩ sẽ:
- Kiểm tra huyết áp
- Cân nặng
- Đo chiều cao của tử cung
- Đo vòng bụng
- Làm xét nghiệm nước tiểu. Mục đích là kiểm tra xem mẹ bầu có bị tăng huyết áp; bị đáo thai đường thai kỳ hay bị nhiễm trùng đường tiết niệu không.
Đối với thai nhi, bác sĩ sẽ:
- Siêu âm để nghe nhịp tim, xác định chính xác ngôi thai. Nếu thai chưa thuận, bác sĩ sẽ hướng dẫn thai phụ để xoay ngôi thai.
- Kiểm tra, siêu âm để xác định vị trí nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau.
- Đo chiểu dài, kiểm tra cân nặng và chỉ số ối của thai nhi.
5.3. Siêu âm thai mốc 3 tuổi
Nếu như từ tuần 37 của thai kỳ trở đi. Mẹ bầu chưa sinh con thì cần phải thăm khám 1 tuần 1 lần.
Ở mỗi lần khám bác sĩ cũng sẽ:
- Đo huyết áp
- Kiểm tra cân nặng
- Chiều cao tử cung
- Đo vòng bụng và nghe tim thai.
Ngoài ra, mẹ bầu còn được kiểm tra cổ tử cung. Bác sĩ tiếp tục tư vấn các dấu hiệu sắp sinh giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt tâm lý để vượt cạn.
Trên đây là các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu bắt buộc phải nhớ. Tuy nhiên, tùy vào sự phát triển của thai nhi cũng như thể trạng sức khỏe của người mẹ. Bác sĩ sẽ chỉ định thêm số lần khám khác nhau. Do đó, để nắm bắt được quá trình phát triển của thai nhi. Mẹ bầu không được bỏ qua bất cứ mốc khám thai nào. Nhất là các mốc khám thai quan trọng nêu trên.
Tư vấn sức khỏe sinh sản và các bệnh phụ khoa
Trực tuyến, Miễn phí, Tiết kiệm thời gian, Tiết kiệm chi phí TẠI ĐÂY
Bài viết được sự tham vấn của: BS Tạ Thị Hồng Duyên Bác sĩ chuyên khoa I Sản phụ khoa
✔️ Tốt nghiệp Học viện Quân y ngành Sản phụ khoa (năm 1990)
✔️Tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa I tại Đại học Y Hà Nội.
Đừng ngại ngần TRÒ CHUYỆN TRỰC TUYẾN cùng bác sĩ Tạ Hồng Duyên TẠI ĐÂY hoặc điền vào mẫu liên hệ trong khung chat phía dưới để được tư vấn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc muốn giải đáp! Các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Xã Đàn Hà Nội sẵn sàng đồng hành cùng bạn!