banner

Cổ tử cung là gì ? Thông tin chị em cần biết trước khi mang thai

Thẩm định nội dung

Bác Sĩ Bùi Thị Hường

BS.CKI Bùi Thị Hường đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, bác sĩ lâm sàng khám và điều trị các bệnh lý Sản Phụ khoa chuyên sâu, có bề dày kinh nghiệm trong việc xử lý các ca viêm phụ khoa nặng, tái phát nhiều lần.

Hiện nay, tỷ lệ nữ giới mắc phải các bệnh lý liên quan đến cổ tử cung đang có xu hướng ngày một gia tăng. Trong đó, thường gặp nhất ở những chị em làm việc trong môi trường văn phòng. Có thời gian ngồi nhiều khiến cho máu ở cổ tử cung không lưu thông. Vậy, cổ tử cung là gì? Như thế nào là cổ tử cung bình thường. Và có những bệnh lý nào thường gặp ở bộ phận này?

Cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là phần thấp nhất của tử cung, nằm bên trong và tận cùng của âm đạo và làm nhiệm vụ nối tử cung và âm đạo. Cổ tử cung có dạng hình tròn với một lỗ rất nhỏ ở chính giữa. Đây là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong cơ quan sinh sản của nữ giới.

Khi mang thai, cổ tử cung là bộ phận có nhiệm vụ giữ cho thai nhi được ổn định và an toàn. Đây cũng là bộ phận quan trọng của nữ giới khi giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh từ âm đạo vào tử cung. Vì vậy, cổ tử cung thường dễ gặp phải nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và khả năng sinh sản.

các bệnh thường gặp ở cổ tử cung nữ giới, viêm cổ tử cung

Hình ảnh cổ tử cung bình thường

Để giúp chị em nhận biết được cổ tử cung bình thường, sẽ dựa vào một số tiêu chí sau:

Kích cỡ của cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là một lỗ nhỏ, đường kính từ 1 – 2mm đối với những chị em chưa từng sinh nở. Tuy nhiên, kích thước tử cung cũng sẽ thay đổi tùy vào từng thời kỳ. Đặc biệt là trong thời gian rụng trứng hoặc có kinh nguyệt.

Thời điểm này, cổ tử cũng sẽ giãn nở chiều dài để tinh trùng có thể di chuyển vào ống dẫn trứng dễ dàng hơn. Đồng thời, để những niêm mạc nông trong tử cung có thể thoát được ra ngoài và hình thành chu kỳ hành kinh hàng tháng.

Còn đối với những chị em đã từng sinh nở, kích thước cổ tử cung sẽ giãn rộng hơn so với thời con gái, trung bình từ 2 – 10mm. Do trong giai đoạn sinh nở, cổ tử cung của chị em sẽ bị giãn rộng để tạo điều kiện cho thai nhi ra ngoài cơ thể mẹ an toàn.

Cổ tử cung là gì, hình ảnh cổ tử cung

Tính chất cổ tử cung là gì ?

Để nhận biết cổ tử cung có bình thường hay không, chúng ta có thể dựa vào màu sắc của cổ tử cung. Đối với những tử cung khỏe mạnh sẽ có bề mặt trơn bóng, láng mịn và có màu hồng tươi hoặc hồng nhạt. Ngoài ra, sẽ không xuất hiện các vế sần, khối u, vết lở loét hay xuất huyết, vết thương tích mủ trên bề mặt cổ tử cung…

Bên cạnh đó, chị em có thể phân biệt cổ tử cung bất thường và bình thường dựa vào sự thay đổi của tính chất, số lượng và màu sắc của khí hư. Đồng thời, chính là thước đo sức khỏe phụ khoa của nữ giới.

Theo đó, các bác sỹ chuyên khoa cũng khuyến cáo chị em không nên tự kiểm tra cổ tử cung bằng việc thụt sâu vào bên trong âm đạo. Điều này sẽ khiến cổ tử cung bị trầy xước. Ngoài ra, nếu xuất hiện bất thường tốt nhất chị em hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

>>> Xem thêm: Những bệnh thường gặp ở cổ tử cung

Cổ tử cung ở bà bầu?

Khi mang thai, cổ tử cung đóng vai trò là nơi trung gian kết nối tử cung và âm đạo suốt 40 tuần thai, cho đến khi sinh nở. Thời kỳ mang thai, độ dài cổ tử cung sẽ tăng lên. Đồng thời, cổ tử cung sẽ dày hơn theo trọng lượng của thai.

Khi thai nhi nằm trong buồng tử cung. Cổ tử cung sẽ khép chặt nhờ nút nhầy bảo vệ. Nhằm tránh khỏi vi khuẩn xâm nhập và đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung sẽ ngắn lại và mở to ra từ 1 – 10cm. Để giúp em bé chào đời dễ dàng.

Độ dài cổ tử cung bao nhiêu là ngắn?

Đối với nữ giới bình thường, cổ tử cung dài khoảng 30mm, có hình tròn và săn chắc. Nhưng khi mang thai, chiều dài cổ tử cung bắt đầu thay đổi.

Khi trọng lượng của thai tăng, cổ tử cung sẽ dài ra để giữ thai nhi. Vào những tuần cuối thai kỳ, cổ tử cung sẽ dần co ngắn lại. Tạo điều kiện sinh nở thuận lợi. Sau khi sinh con, độ dài cổ tử cung sẽ dần trở lại bình thường.

Theo các bác sỹ chuyên khoa, độ dài của cổ tử cung khi mang thai là bình thường nếu nằm trong khoảng 30 – 50mm. Còn cổ tử cung ngắn là dưới 25mm.

Để chẩn đoán chính xác, thai phụ cần siêu âm đo độ dài cổ tử cung qua đầu dò âm đạo.

>>>Xem thêm: Địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội

Chiều dài cổ tử cung thay đổi như thế nào trong suốt thai kỳ?

Cổ tử cung ngắn khi mang thai do một số nguyên nhân sau:

  • Do bẩm sinh, nữ giới có bộ phận sinh sản phát triển kém, tử cung dị dạng, tử cung nhi hóa…
  • Do phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung hoặc phẫu thuật khoét chóp.

Bên cạnh đó, độ cài cổ tử cung có thể thay đổi khi mang thai. Phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Do sự khác biệt sinh học ở phụ nữ
  • Biến chứng do chảy máu trong thai kỳ
  • Nhiễm trùng hoặc viêm niêm mạc tử cung
  • Cổ tử cung yếu không đủ khả năng co giãn.

Nguy cơ gặp phải khi độ dài cổ tử cung ngắn

Thông thường, cổ tử cung ngắn sẽ không ảnh hưởng đến sinh lý hay khả năng thụ thai. Nhưng đây là nguyên nhẫn chính dẫn đến những hiện tượng như:

  • Tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, có cơn chuyển dạ sớm. Với những thai phụ cổ tử cung càng ngắn, nguy cơ sinh non càng cao.
  • Người mẹ có nguy cơ bị đái tháo đường, tăng huyết áp, tiểu đạm…

Siêu âm đo độ dài cổ tử cung

Để biết chính xác tình trạng cụ thể, thai phụ nên siêu âm đo độ dài cổ tử cung theo chỉ định của bác sỹ. Trong đó, siêu âm đầu dò sẽ dễ quan sát và có độ chính xác cao hơn.

Siêu âm đầu dò qua âm đạo còn giúp bác sỹ quan sát được sự thay đổi, giãn của cổ tử cung…Ngoài ra, phương pháp này cũng an toàn và dễ chịu. Không gây viêm nhiễm kể cả khi thai phụ có hiện tượng vỡ ối non.

Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi giữa thai kỳ

Do đó, siêu âm đo độ dài cổ tử cung là bước không thể bỏ qua. Nhằm kịp thời phát hiện tình trạng cổ tử cung ngắn. Từ đó, có biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, giữa thai kỳ là thời điểm phát triện mạnh của thai nhi. Sản phụ cần:

  • Tầm soát dị tật thai nhi toàn diện bằng kỹ thuật siêu âm 4D vượt trội.
  • Tầm soát tiểu đường thai kỳ, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Kiểm soát cân nặng của mẹ hợp lý để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
  • Hiểu rõ dấu hiệu dọa sinh sớm (đặc biệt ở những người mang đa thai hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non) để được điều trị giữ thai kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ về cổ tử cung. Tốt nhất, chị em nên duy trì đều đặn khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để tránh những tác động xấu mà các căn bệnh trên có thể gây ra. Trong thời kỳ mang thai nên thăm khám đúng lịch hẹn của bác sỹ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Chat với bác sỹ chuyên khoa

Tư vấn khám phụ khoa tại Hà Nội

Trực tuyến, Miễn phí, Tiết kiệm thời gian, Tiết kiệm chi phí TẠI ĐÂY

Bài viết được sự tham vấn của: BS Tạ Thị Hồng Duyên Bác sĩ chuyên khoa I Sản phụ khoa

✔️ Tốt nghiệp Học viện Quân y ngành Sản phụ khoa (năm 1990)

✔️Tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa I tại Đại học Y Hà Nội.

Đừng ngại ngần TRÒ CHUYỆN TRỰC TUYẾN  cùng bác sĩ Tạ Hồng Duyên TẠI ĐÂY hoặc điền vào mẫu liên hệ trong khung chat phía dưới để được tư vấn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc muốn giải đáp! Các chuyên gia Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội sẵn sàng đồng hành cùng bạn! 

·         Viêm cổ tử cung

·         Viêm cổ tử cung là gì?

·         Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung?

·         Dấu hiệu nhận biết viêm cổ tử cung?

·         Viêm cổ tử cung và những biến chứng

·         Phụ nữ bị viêm cổ tử cung có mang thai được không?

Câu hỏi thường gặp

Cổ tử cung là gì ?

Cổ tử cung là phần thấp nhất của tử cung, nằm bên trong và tận cùng của âm đạo và làm nhiệm vụ nối tử cung và âm đạo. Cổ tử cung có dạng hình tròn với một lỗ rất nhỏ ở chính giữa. Đây là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong cơ quan sinh sản của nữ giới.

>>> Xem thêm Khám phụ khoa xong ra máu là nguyên nhân gì ?

Các bệnh thường gặp ở cổ tử cung là gì ?

Các dấu hiệu bất thường ở cổ tử cung như: Cổ tử cung bị sưng, Cổ tử cung bị viêm, Cổ tử cung bị sần sùi, Cổ tử cung bị nổi hạt, Cổ tử cung bị cứng...là dấu hiệu bệnh lý gì ? Có nguy hiểm không?

>>> Xem thêm Các bệnh thường gặp ở cổ tử cung tất cả chị em cần biết!

5/5 - (25 bình chọn)

banner
map phòng khám map phòng khám mobile
21 26 28 35 44 51