Em bé được sinh ra từ đâu? Quá trình em bé được sinh ra
Sau khi kết hôn một thời gian thì xuất hiện em bé vậy em bé được sinh ra từ đâu tại sao lại có em bé, em bé được tạo ra từ đâu có phải được con cò mang em bé tới hay không? Đây là những thắc mắc của nhiều bạn trẻ còn khá ngây ngô. Các bác sĩ tại dakhoaquoctexadan sẽ giúp đọc giả giải đáp cho những câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết:
Em bé được sinh ra từ đâu?
“Ai là người tạo ra em bé, em bé xuất hiện và được sinh ra từ đâu?” là thắc mắc rất thú vị. Khác với câu trả lời các mẹ hay nói với bé là “con sinh ra từ nách”, hay “em bé được con cò mang đến” thì thực tế, hầu hết các em bé trên thế giới này đều được sinh ra từ trong bụng mẹ hay chính xác hơn là từ tử cung và âm đạo của người phụ nữ!
Tử cung phụ nữ là nơi nuôi dưỡng chỗ làm tổ của bào thai, thai nhi được nuôi dưỡng từ trong tử cung của người mẹ được cung cấp chất dinh dưỡng và phát triển đến một độ tuổi nhất định sẽ được đưa ra ngoài qua đường âm đạo.
Âm đạo là bộ phận sinh dục của nữ giới. Đây là cơ quan tiếp nhận tinh trùng, thực hiện hành vi giao hợp và sinh con. Âm đạo là một ống rỗng, khả năng giãn nở của nó là rất lớn, giúp thai nhi có thể đi ra khi sinh nở. Thành ống âm đạo là niêm mạc, ở trạng thái bình thường nó dài 8 – 10 cm, cấu tạo từ hệ cơ trơn và mô liên kết nên có thể đàn hồi. Ngoài ra, lòng ống âm đạo còn có khả năng tiết dịch giúp bôi trơn, giúp các mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn.
>>>>>>> Khám cổ tử cung ở hà nội
Em bé được sinh ra như thế nào?
Vậy trẻ em được sinh ra như thế nào, quy trình em bé được sinh ra diễn ra có phức tạp không? Theo các chuyên gia, quá trình sinh em bé sẽ trải qua 3 giai đoạn chính sau đây:
Giai đoạn đầu Bắt đầu chuyển dạ
Trong quá trình đẻ con chuyển dạ là giai đoạn dài nhất, có thể kéo dài đến 20 giờ. Giai đoạn này bắt đầu khi cổ tử cung bắt đầu hé mở và khi cổ tử cung mở hoàn toàn thì kết thúc. Giai đoạn này lại chia thành:
Chuyển dạ tiềm thời
Giai đoạn này báo hiệu sự chuyển dạ bắt đầu. Những cơn gò nhẹ xuất hiện, cách nhau 15 – 20 phút, chúng kéo dài khoảng từ 60 – 90 giây. Các cơn gò ngày càng có tần xuất ngắn dần, cho đến khi cách nhau chưa đầy 5 phút.
Cổ tử cung của mẹ nhờ các cơn gò mà mở ra, ngắn hơn và mỏng đi để tạo điều kiện cho việc sinh nở. Cổ tử cung trong giai đoạn này mở ra từ 0 – 4cm, lúc này âm đạo tiết dịch trong suốt hoặc có thể lẫn máu.
Khi cơn chuyển dạ mới xuất hiện, trong 10 phút chỉ có 1 – 2 cơn thì chưa cần nhập viện. Khi đó chị em nên thả lỏng cơ thể, nghỉ ngơi với tư thế khiến bản thân thấy dễ chịu, có sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo để chuẩn bị vượt cạn.
Giai đoạn hoạt động
Khi cổ tử cung giãn ra được 4cm thì bạn đã sang đến giai đoạn hoạt động. Đây là lúc bạn có thể đến bệnh viện. Những cơn gò ở thời điểm mạnh hơn, chúng cách nhau khoảng 3 phút, và kéo dài tầm 45 giây. Đi kèm cơn gò là chảy máu nhiều hơn từ âm đạo và xuất hiện những cơn đau lưng. Các cơn gò có thể mạnh hơn nhiều nếu bạn bị vỡ ối ở giai đoạn này.
Giai đoạn này có khả năng kéo dài từ 4 – 8 giờ. Nhờ tới sự giúp đỡ của người thân hoặc chồng có thể giúp bạn giảm cảm giác đau gây ra bởi cơn gò tử cung. Các cơn gò dồn dập hơn, chỉ còn cách nhau từ 2 – 3 phút, và mỗi cơn kéo dài khoảng 1 phút. Chúng gây áp lực lên trực tràng, khiến cơn đau lưng tồi tệ hơn theo thời gian.
Khi cổ tử cung mở 8 – 10cm, bạn dần muốn rặn đẩy em bé ra ngoài, nhưng đây chưa phải thời điểm thích hợp. Nếu cổ tử cung chưa giãn ra hoàn toàn mà bạn đã rặn đẻ, sẽ dễ làm sưng cổ tử cung, cản trở quá trình sinh nở.
Giai đoạn thứ hai Sinh con
Khi cổ tử cung giãn ra hoàn toàn (với mức 10cm) thì là lúc giai đoạn thứ hai bắt đầu, và nó kết thúc khi đứa trẻ chào đời. Giai đoạn sinh con có khả năng kéo dài 1 – 2 giờ, thậm chí lâu hơn trong một vài trường hợp.
Ở thời điểm này, cơn co thắt tử cung xuất hiện nhiều hơn, kéo dài liên tục trong khoảng 60 – 90 giây. Thai phụ cảm thấy bị thôi thúc phải rặn đẻ, và càng mạnh mẽ mỗi khi có cơn gò. Thai phụ lúc này cần cố gắng nghỉ ngơi, giữa các khoảng thời gian rặn đẻ cần tập thở, và chỉ rặn khi bác sĩ yêu cầu.
Bác sĩ có thể cắt tầng sinh môn hoặc cho dùng thuốc giảm đau nếu cần. Cắt tầng sinh môn cho thai phụ là thủ thuật rạch một vết cắt nhỏ giữa âm đạo và hậu môn nhằm mở rộng cửa âm đạo. Nhờ đó mà em bé có thể ra ngoài nhanh hơn, lại ngăn chặn các vết rách lớn xảy ra ở thành âm đạo.
Cuối cùng, sau khi em bé chào đời, việc cắt dây rốn cho bé sẽ được thực hiện. Bé được lau sạch sẽ rồi đưa ra với mẹ.
Giai đoạn thứ ba Lấy nhau thai
Sau khi em bé được sinh ra, giai đoạn thứ ba bắt đầu và sẽ kết thúc khi nhau thai được tách khỏi thành tử cung, sau đó được lấy ra qua âm đạo. Giai đoạn này chỉ kéo dài từ vài phút đến tầm 20 phút. Các cơn co thắt vẫn còn nhưng sẽ bớt đau hơn. Trong trường hợp phải rạch tầng sinh môn để rặn đẻ, thì đây là lúc bác sĩ khâu tầng sinh môn lại.
>>>>>>> Thu hẹp vùng kín sau sinh
Dấu hiệu em bé sắp chào đời
Các mẹ bầu nên lưu ý những dấu hiệu sắp sinh con sau để xử trí kịp thời đi đến vị trị đã hẹn sinh trước để được chăm sóc y tế tốt nhất:
Những cơn gò tử cung xuất hiện
Sắp đến ngày “lâm bồn”, những cơn gò tử cung sẽ xuất hiện để kích thích cổ tử cung giãn ra, giúp em bé lọt lòng. Cơn đau lúc đầu chỉ giống như chuột rút trong kỳ kinh, nhưng sẽ trở nên mạnh hơn khi cận kề ngày sinh. Nếu thấy những cơn gò này mạnh hơn, đến dồn dập hơn và đều đặn hơn, rất có khả năng bạn sắp hoặc đang chuyển dạ. Tuy nhiên, bạn cũng nên phân biệt với hiện tượng chuyển dạ giả.
Đau lưng
Đau lưng là một trong những hiện tượng rất phổ biến cho thấy dấu hiệu bé sắp “lọt lòng”. Không chỉ đau lưng, mà thai phụ còn cảm thấy cơn đau di chuyển ra phía trước cơ thể. Tình trạng chuột rút cũng đi kèm đau lưng. Để cải thiện tình trạng này, bạn hãy thử massage, chườm nóng hoặc chườm lạnh.
Vỡ ối
Thai nhi lớn lên và được bảo vệ trong một túi chất lỏng trong suốt thai kỳ, được gọi là túi ối. Túi ối này sẽ vỡ ra khi gần đến thời điểm đứa trẻ lọt lòng mẹ. Khi đó, bạn sẽ thấy một dòng chất lỏng chảy xuống dưới chân, hoặc cũng có khi chỉ một vài giọt rỉ ra từ âm đạo. Đây là lúc bạn cần di chuyển đến bệnh viện ngay vì đây có thể là lúc sắp sinh con.
Trong nhiều trường hợp, chuyển dạ đến ngay cả khi túi ối của thai phụ chưa vỡ. Lúc này, phải phá vỡ túi ối thì bác sĩ mới kích thích được quá trình này diễn ra suôn sẻ.
Bật nút nhầy cổ tử cung
Khi bạn mang thai, sẽ có một đám chất nhầy chặn lại ở cổ tử cung (nút cổ tử cung) nhằm bảo vệ cho em bé nằm bên trong. Nút này sẽ lỏng dần và tụt ra ngoài khi cổ tử cung mềm và lớn hơn phục vụ cho quá trình sinh nở. Nút đặc như cục máu đông, có dạng như dịch tiết màu hồng hoặc nâu. Nút này thường bật ra ngay trước khi bắt đầu giai đoạn chuyển dạ tích cực.
Cổ tử cung mở từ từ
Cổ tử cung phải mở lớn và mỏng đi (mở cổ tử cung) để em bé có thể chui ra. Khi nghe thấy bác sĩ thông báo về độ mở cổ tử cung, bạn đã bước vào quá trình sinh con một cách chính thức. Bạn có thể bắt đầu rặn đẻ khi cổ tử cung giãn được ít nhất 10cm.
Mang thai và sinh con đối với người phụ nữ là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời lớn lao và đáng ngưỡng mộ. Hy vọng các độc giả đã hiểu rõ em bé được sinh ra từ đâu và sinh ra như thế nào! Đừng quên luôn giữ tinh thần thoải mái trong thời gian vượt cạn, để thuận lợi chào đón thiên thần nhỏ chào đời, các mẹ nhé!