banner

Hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi chữa như thế nào?

Thẩm định nội dung

Lê Đỗ Nguyên

Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên - CKII - Nam khoa – Ngoại tiết niệu, là bác sĩ giỏi tại Hà Nội không chỉ bởi năng lực, kinh nghiệm mà còn là thái độ làm việc tận tâm và giàu lòng y đức

Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là hiện tượng bình thường mà hầu hết bé trai nào cũng gặp phải. Hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi có thể là hiện tượng sinh lý nhưng cũng có khi là dấu hiệu của bệnh lý. Để có thể hiểu rõ hơn tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ các bậc phụ huynh cần sát sao theo dõi bao quy đầu của bé, mời đọc giả tham khảo các nội dung được chia sẻ trong bài viết.

Bài viết hôm nay được tham vấn thông tin bởi Tiến sĩ – Thầy thuốc ưu tú Lê Văn Hốt, BSCKII Ngoại Tiết Niệu – Nam học hiện đang công tác tại phòng khám đa khoa Quốc Tế Hà Nội về các vấn đề liên quan đến hẹp bao quy đầu ở trẻ. Các bậc phụ huynh hãy theo dõi và cùng tìm hiểu.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi là gì?

Hẹp bao quy đầu ở trẻ là hiện tượng phần bao quy đầu dính liền một cách tự nhiên với quy đầu của trẻ, tức là không có khả năng rút bao quy đầu ra khỏi đầu dương vật. Ở trẻ sơ sinh, tình trạng hẹp bao quy đầu có thể xảy ra do sự kết dính giữa bao quy đầu và đầu dương vật. Những chất kết dính này là tình trạng sinh lý bình thường và sẽ tự tách ra theo thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các chất kết dính có thể tồn tại lâu hơn, khiến bao quy đầu bị bó chặt và khó tuột ra.

hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi có sao không
hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi có sao không?

Trẻ sơ sinh đa số đều có thể bị hẹp bao quy đầu do phần kết dính chưa được tách ra có thể dễ dàng nhận biết nhất khi trẻ được 4 tháng tuổi nên đa số trường hợp nhiều người cho rằng thời điểm trẻ 4 tháng tuổi là thời điểm xác minh trẻ có bị hẹp bao quy đầu hay không. Thực tế trong y học hiện đại đã có thể xác định trẻ có bị hẹp bao quy đầu bất cứ thời điểm nào chứ không phải chỉ riêng tại thời điểm 4 tháng tuổi.

Trong một số trường hợp, hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi (lớn hoặc nhỏ hơn) có thể gây ra do các vấn đề khác như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm bao quy đầu gây ra. Ngoài ra rất hiếm trường hợp hẹp bao quy đầu có thể được gây ra bởi một dị tật bẩm sinh các trường hợp dị tật có thể cần phải can thiệp y khoa sớm để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Hẹp bao quy đầu thường không phải là vấn đề lo ngại ở trẻ sơ sinh, vì tình trạng này thường tự khỏi khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, nếu hẹp bao quy đầu gây ra các vấn đề như nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát hoặc khó đi tiểu, có thể cần phải can thiệp y tế. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm kem bôi hoặc, trong một số trường hợp sẽ cần cắt bao quy đầu sớm. Điều quan trọng là phụ huynh cần phải tham khảo ý kiến ​​của các bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ tiết niệu để có những đánh giá thích hợp nhất.

Theo thống kê của trang Sức Khỏe Và Đời Sống, ở nước ta có đến 90% trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu ngay từ khi mới sinh ra.  Hẹp bao quy đầu được chia làm 2 dạng: hẹp bao quy đầu bệnh lý và hẹp bao quy đầu sinh lý:

  • Hẹp bao quy đầu sinh lý

Hẹp bao quy đầu sinh lý là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh. Lớp da ở bao quy đầu sẽ bao trùm kín dương vật của trẻ để tránh không bị tổn thương. Lớp da bao quy đầu ở trẻ sơ sinh dính lấy quy đầu bằng chất kết dính có tên tiếng anh là synechiae hoặc penile adhesions. Những chất kết dính này là một phần bình thường trong quá trình phát triển ở trẻ sơ sinh và thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, vì chúng thường tự tách ra theo thời gian. Lớp da này sẽ dần tự động lột xuống khi bé đến tuổi trưởng thành, lúc này đầu dương vật sẽ tự “lộ” ra.

em bé

  • Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Hẹp bao quy đầu bệnh lý là tình trạng lớp da bao quy đầu không thể tự tuột xuống được ngay cả khi nam giới trưởng thành hoặc khi cậu nhỏ cương cứng. Hẹp bao quy đầu bệnh lý làm cho bao quy đầu của dương vật bị hẹp hoặc bó chặt một cách bất thường khiến cho việc tuột bao quy đầu ra khỏi đầu dương vật là rất khó khăn. Khiến cho việc vệ sinh vùng kín của trẻ gặp nhiều rắc rối, hơn nữa, dương vật của trẻ sẽ không phát triển bình thường được.

Hẹp bao quy đầu bệnh lý có thể do một số yếu tố gây ra, bao gồm sẹo do chấn thương hoặc nhiễm trùng, viêm mãn tính hoặc bất thường bẩm sinh. Trong một số trường hợp, nó có thể liên quan đến các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc rối loạn tự miễn dịch.

Điều trị hẹp bao quy đầu bệnh lý cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay là thực hiện thủ thuật phẫu thuật cắt bao quy đầu hoặc tạo hình bao quy đầu (thủ thuật nới rộng bao quy đầu mà không cần cắt bỏ) để giảm bớt các triệu chứng của tình trạng hẹp bao quy đầu.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi có đáng ngại không? Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ.

Theo bác sĩ Hốt, nếu hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi là hiện tượng sinh lý bình thường thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng, bởi theo thời gian lớp da bao quy đầu của trẻ sẽ tự tụt xuống được.

Nhưng nếu bao quy đầu của trẻ có hiện tượng lạ hoặc trẻ đã lớn tuổi hơn mà lớp da trên bao quy đầu không thể tụt xuống được, cha mẹ cần cho con thăm khám bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời vì có thể trẻ đã bị hẹp bao quy đầu bệnh lý.

Các bậc phụ huynh có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để nhận biết hẹp bao quy đầu bệnh lý ở trẻ:

  • Phần quy đầu không tự tuột ra khỏi quy đầu dù bé đã lên 4 tuổi.
  • Bé đi tiểu khó, gồng mình rặn tiểu và tia nước tiểu yếu, nhỏ giọt.
  • Phần bao quy đầu sưng phồng, nóng đỏ khiến bé đau đớn.
  • Bé cảm thấy ngứa ở bao quy đầu và hay dùng tay để gãi.

Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Đây có lẽ là câu hỏi chung của nhiều bố mẹ khi nhận thấy “bé yêu” của mình có vấn đề về bao quy đầu. Tuy nhiên, lý giải từ góc độ chuyên gia, bác sĩ Hốt cho biết: tùy thuộc vào độ tuổi cũng như mức độ bệnh ở bao quy đầu mà bác sĩ có tiến hành cắt bao quy đầu cho trẻ hay không. Cụ thể:

  • Hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi, trẻ sơ sinh.

Bé mới 4 tháng tuổi, việc xác định bao quy đầu của trẻ là hẹp sinh lý hay bệnh lý là khá khó khăn. Vì thế, việc làm của cha mẹ lúc này là vệ sinh bao quy đầu cho trẻ thật sạch, thay bỉm tã cho trẻ thường xuyên, giữ vùng kín của trẻ khô thoáng, hạn chế tình trạng bị hăm tã hoặc bị kích ứng da. Không nên cắt bao quy đầu cho trẻ ở độ tuổi này trừ các trường hợp dị tật bắt buộc phải điều trị.

  • Trẻ bị hẹp bao quy đầu nhưng không viêm nhiễm.

Với những trường hợp trẻ đã trên 2 tuổi phần bao quy đầu vẫn bị hẹp không tự tụt xuống được, các bậc phụ huynh có thể dùng thuốc mỡ bôi để hỗ trợ kéo da quy đầu cho bé tại nhà:

  • Thoa chất bôi trơn lên dương vật của bé, một số chất bôi trơn nên dùng như Baby Oil, Vaseline, các tinh dưỡng lành tính chuyên dành cho trẻ em,…
  • Nhẹ nhàng vuốt ve dương vật của bé rồi dùng tay kéo nhẹ da quy đầu của bé lên trước, cố gắng kéo càng xa càng tốt nhưng chú ý không quá xa để tránh bé đau.
  • Sau đó từ từ kéo ngược bao quy đầu về phía sau và giữ trong vài phút. Mọi động tác đều phải làm thật nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh bé đau.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường hợp lột bao quy đầu cho trẻ tại nhà, các bậc phụ huynh nên thực hiện chuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các bậc phụ huynh nên kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ ngày và kiên trì trong ít nhất 1 tháng. Nếu sau 2 – 3 tháng không có hiệu quả thì nên cho con thăm khám bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.

  • Trẻ gặp khó khăn do hẹp bao quy đầu

Với những trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu gặp khó khăn trong việc tiểu tiện, mỗi lần tiểu trẻ thường bị đau. Cha mẹ cần cho con thăm khám bác sĩ để được nong bao quy đầu, giúp mở rộng lỗ tiểu để trẻ đi tiểu được dễ dàng thuận lợi hơn.

Trước khi tiến hành nong, bác sĩ sẽ xịt thuốc tê ở bao quy đầu để giảm đau cho bé. Sau khi nong, bác sĩ sẽ kê một số đơn thuốc kháng viêm để phòng ngừa nguy cơ bị viêm nhiễm bao quy đầu.

Lưu ý: sau khi nong bao quy đầu, mở rộng lỗ tiểu cho trẻ, khi vệ nhà các bậc phụ huynh tiếp tục nong phần bao quy đầu ở trẻ một cách nhẹ nhàng đúng theo hướng dẫn để tránh không bị hẹp bao quy đầu tái phát.

  • Trẻ 10 tuổi vẫn còn hẹp bao quy đầu.

Trường hợp trẻ đã trên 10 tuổi vẫn bị hẹp bao quy đầu, các biện pháp nong lột bao quy đầu tại nhà không đạt hiệu quả, bác sĩ sau khi thăm khám xác định tình trạng hẹp của trẻ sẽ tiến hành thủ thuật cắt bao quy đầu để giảm thiểu nguy cơ bị viêm nhiễm, cũng như tạo điều kiện để dương vật của trẻ phát triển được tốt nhất.

có nên cắt bao quy đầu cho trẻ không?

Theo WHO thì thủ thuật cắt bao quy đầu là phương pháp hữu hiệu giúp trẻ nhỏ, nam giới phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh HIV cũng như các bệnh viêm nhiễm nam khoa khác.

Tuy nhiên, khi lựa chọn địa chỉ thăm khám, tiến hành thủ thuật cắt bao quy đầu, cha mẹ nên lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín chất lượng, có bác sĩ nam khoa giỏi giàu kinh nghiệm, trang thiết bị khám các bệnh nam khoa hiện đại tân tiến.

Một trong những địa chỉ cắt bao quy đầu uy tín được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn, được giới chuyên môn đánh giá cao chính là phòng khám đa khoa Quốc Tế Hà Nội cũng là nơi làm việc hiện tại của Bác sĩ Lê Văn Hốt đồng hành với các chuyên gia nổi tiếng khác như Bác sĩ Lê Đỗ Nguyên, Bác sĩ Trần Văn Vỵ, Bác sĩ Đặng Tuấn Trình,… Với trang thiết bị được nhập ngoại, đội ngũ bác sĩ chuyên nam khoa có ít nhất 30 năm kinh nghiệm, tay nghề chuyên môn cao, phương pháp hiện đại giúp thủ thuật cắt bao quy đầu ở bé gọn gàng, không đau, không chảy máu, nhanh hồi phục,…. Vì thế, bao quy đầu có vấn đề, các bạn có thể lựa chọn Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội để thăm khám và điều trị.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi, bao gồm hẹp bao quy đầu là gì, có nên cắt bao quy đầu cho trẻ. Mong những thông tin này sẽ giúp ích cho quý phụ huynh. Nếu còn bất cứ băn khoăn thắc mắc nào, các bạn có thể chọn khung chat phía dưới, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn, giải đáp miễn phí giúp bạn.

Đánh giá post

banner
map phòng khám map phòng khám mobile
21 26 28 35 44 51