banner

Rối loạn kinh nguyệt: chị em đang coi thường biểu hiện nhiều bệnh phụ khoa!

Thẩm định nội dung

Bác Sĩ Bùi Thị Hường

BS.CKI Bùi Thị Hường đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, bác sĩ lâm sàng khám và điều trị các bệnh lý Sản Phụ khoa chuyên sâu, có bề dày kinh nghiệm trong việc xử lý các ca viêm phụ khoa nặng, tái phát nhiều lần.

Rối loạn kinh nguyệt, tùy mức độ mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên có nhiều chị em đang rất coi thường vấn đề này.  Rối loạn kinh nguyệt là gì? Rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân nào gây ra là cách điều trị vấn đề này như thế nào? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết các thắc mắc này!

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 28 đến 35 ngày và hành kinh trong khoảng 3 đến 5 ngày. Lượng máu kinh chảy ra từ 80-150 ml. Nếu các biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt không tuân theo quy luật trên được gọi là rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt trong rất phổ biến ở nữ giới trong mọi độ tuổi. Chính vì điều này, nhiều chị em chủ quan và không tìm hiểu rõ nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt là gì
Rối loạn kinh nguyệt là gì

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

Hầu hết nữ giới đều bị rối loạn kinh nguyệt một vài lần trong đời. Điều này xảy ra là do rối loạn kinh nguyệt do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể đó là:

Căng thẳng kéo dài

Tâm lý stress căng thẳng thường xuyên sẽ tác động đến các homrone nội tiết. Từ đó chị em sẽ dễ bị rối loạn kinh nguyệt.

Tăng hoặc giảm cân đột ngột

Việc tăng giảm cân đột ngột gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các hormone trong cơ thể, bao gồm cả bộ môn nội tiết. Do đó việc này cũng làm xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt.

Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì thường do rối loạn nội tiết. Ở thời kỳ này, hệ nội tiết chưa hoạt động ổn định. Thông thường sau 1-2 năm, hệ nội tiết sẽ hoạt động ổn định để ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

Lạm dụng đồ uống có chất kích thích

Nữ giới sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích hoặc nước ngọt có ga cũng có thể bị rối loạn nội tiết. Đây là nguyên nhân chính gây ra rối loạn kinh nguyệt.

Uống kháng sinh dài ngày

Những chị em phải sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày thường bị ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do thuốc kháng sinh làm rối loạn hormone estrogen. Do đó nếu phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài và bị mất kinh bạn cần tư vấn ngay với bác sĩ.

Mắc bệnh tuyến giáp

Tuyển giáp là cơ quan điều hòa hormone trong cơ thể, bao gồm cả hormone nội tiết. Do đó mắc bệnh tuyến giáp cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Suy buồng trứng

Rối loạn kinh nguyệt cũng là biểu hiện của bệnh phụ rất nguy hiểm là bị suy buồng trứng. Buồng trứng là cơ quan sản xuất ra các hormone nội tiết và trứng để để thụ thai. Suy buồng trứng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động rụng trứng, kèm theo đó là gây rối loạn kinh nguyệt.

Cùng với suy buồng trứng thì bệnh hội chứng buồng trứng đa nang cũng làm thay đổi hệ nội tiết tố. Người mắc bệnh buồng trứng đa nang có thể bị mất kinh rất nhiều tháng. Biến chứng rất nguy hiểm của căn bệnh này là có thể là vô sinh.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Các bệnh lý tử cung

Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện phổ biến của các bệnh lý ở tử cung, bao gồm:

  • U xơ tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Ung thư cổ tử cung và nội mạc tử cung

Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Triệu chứng thông thường có tình trạng rối loạn kinh nguyệt là:

  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc dài hơn bình thường.
  • Xuất huyết âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt
  • Số ngày hành kinh rất ngắn hoặc rất dài (có thể là 7-10 ngày)
  • Bị mất kinh trong nhiều tháng
  • Máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều
  • Bị đau bụng kinh dữ dội
  • Máu kinh có thể có màu đen sẫm

Nếu gặp phải các biểu hiện này, bạn cần đến ngày cơ sở y tế để thăm khám.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Khi bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, chị em rất lo lắng và thắc mắc rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không. Trả lời câu hỏi này, các bác sĩ cho biết: Tình trạng này kéo dài chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe lý nói riêng và sức khỏe nói chung.

Cụ thể những tác hại của tình trạng rối loạn kinh nguyệt là:

Gây thiếu máu

Số ngày hành kinh dài sẽ làm mất nhiều máu và khiến chị em rơi vào nguy cơ thiếu máu. Thiếu máu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị suy nhược. Thiếu máu nghiêm trọng còn đe dọa đến tính mạng.

Ảnh hưởng đến đời sống tình dục

Chu kỳ kinh nguyệt dài hơn bình thường làm giảm số ngày có thể quan hệ tình dục. Đồng thời ham muốn tình dục của chị em cũng suy giảm. Những điều này ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chăn gối vợ chồng.

Có thể bị vô sinh- hiếm muộn

Một số bệnh lý gây rối loạn kinh nguyệt, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Đó là các bệnh lý về buồng trứng, ống dẫn trứng. Cac căn bệnh này tác động trực tiếp đến quá trình rụng trứng và phóng thích trứng, do đó nó chắc chắn cũng tác động đến khả năng thụ thai.

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, do đó bạn về đến các cơ y tế để thăm khám cụ thể. Khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Biện pháp thông thường nhất là dùng thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt. Đó là các loại thuốc giúp điều hòa nội tiết, ví dụ như thuốc tránh thai. Sử dụng loại thuốc và liều lượng bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào tình trạng của từng người, do đó bạn không được tự ý mua thuốc.

Đối với các bác sĩ phụ khoa thì sẽ được điều trị theo phác đồ điều trị riêng của từng bệnh. Các bệnh lý nghiêm trọng sẽ kết hợp điều trị bằng thuốc và biện pháp ngoại khoa như phẫu thuật.

Ngoài việc áp dụng các biện pháp y tế, chị em cần sinh hoạt khoa học để cân bằng nội tiết. Dưới đây là những điều bạn nên lưu ý:

  • Tăng cường rau xanh, trái cây trong các bữa ăn hàng ngày
  • Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, đồ ăn chế biến sẵn
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi
  • Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch vụ sinh có độ pH thích hợp
  • Tránh quan hệ vào những ngày đèn đỏ để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm
  • Nếu có điều kiện, hãy đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin về tình trạng rối loạn kinh nguyệt chia sẻ với bạn đọc. Tuy đây là hiện tượng thường gặp nhưng nó vẫn có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe sinh lý. Vì vậy chị em tuyệt đối không được chủ quan mà cần sớm tìm các biện pháp khắc phục kết hợp. Hy vọng bài viết đã chia sẻ và các kiến thức hữu ích để hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Chat với bác sỹ chuyên khoa

Tư vấn sức khỏe sinh sản và các bệnh phụ khoa

Trực tuyến, Miễn phí, Tiết kiệm thời gian, Tiết kiệm chi phí TẠI ĐÂY

Bài viết được sự tham vấn của: BS Tạ Hồng Duyên Bác sĩ chuyên khoa I Sản phụ khoa

✔️ Tốt nghiệp Học viện Quân y ngành Sản phụ khoa (năm 1990)

✔️ Tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa I tại Đại học Y Hà Nội.

Đừng ngại ngần TRÒ CHUYỆN TRỰC TUYẾN  cùng bác sĩ Tạ Hồng Duyên TẠI ĐÂY hoặc điền vào mẫu liên hệ trong khung chat phía dưới để được tư vấn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc muốn giải đáp! Các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Xã Đàn Hà Nội sẵn sàng đồng hành cùng bạn! 

5/5 - (26 bình chọn)

banner
map phòng khám map phòng khám mobile
21 26 28 35 44 51