Phôi thai là gì quá trình hình thành và phát triển của thai
Phôi thai là một trong những kỳ quan sinh học đáng kinh ngạc, đánh dấu giai đoạn đầu tiên của sự hình thành và phát triển sự sống. Từ một tế bào hợp tử nhỏ bé, phôi thai trải qua quá trình phát triển phức tạp và kỳ diệu để trở thành một cơ thể hoàn chỉnh. Việc hiểu rõ về phôi thai không chỉ giúp khám phá những bí mật của sự sống mà còn mở ra cơ hội cải tiến y học và chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Bác sĩ CKI – Sản Phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên phụ trách nội dung bài viết “Phôi thai là gì những điều mẹ bầu cần nắm rõ” giúp nữ giới có thêm kiến thức quan trọng để chuẩn bị mang bầu.
Nội dung bài viết:
Phôi thai là gì?
Phôi thai là giai đoạn sơ khai nhất của quá trình mang thai, bắt đầu khi noãn (trứng) và tinh trùng kết hợp thành hợp tử. Sau đó, hợp tử sẽ tiếp tục phân chia để hình thành phôi. Ở trong cơ thể phụ nữ khoảng 24 – 26 giờ sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ bắt đầu phân bào đầu tiên để tạo thành phôi có hai phôi bào. Dù có hàng trăm triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo thì chỉ có 300-500 tinh trùng tới được nơi thụ tinh. Và chỉ có một tinh trùng duy nhất sẽ lọt vào bào tương noãn và kích hoạt noãn, khởi đầu cho chuỗi sự kiện sinh học bên trong noãn.
Nhờ quá trình thụ tinh, thai nhi được tạo ra mang đặc điểm di truyền của bố và mẹ. Giới tính thai nhi sẽ được quyết định ngay khi thụ tinh thành công. Nếu noãn của mẹ kết hợp với tinh trùng có bộ nhiễm sắc thể XY của bố, thai nhi sẽ là con trai. Nếu cặp nhiễm sắc thể của bố là XX, giới tính của bé sẽ là nữ. Sự phát triển của phôi thai diễn ra qua nhiều giai đoạn: từ thụ tinh, phân chia, di chuyển và hình thành cơ thể thai nhi. Quá trình này mang đậm dấu ấn di truyền của cả bố và mẹ.
Trong quá trình phát triển, phôi thai bắt đầu phân chia và tiến hóa qua các giai đoạn: phôi dâu, phôi nang, phôi vị và phôi thần kinh. Phôi sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng vào buồng tử cung của người phụ nữ. Theo quy trình phát triển bình thường, sau khi thụ tinh xảy ra, hợp tử sẽ phân chia và di chuyển để cuối cùng phát triển thành phôi nang. Phôi nang vùi vào nội mạc tử cung vào cuối ngày thứ 6 sau thụ tinh trước khi hình thành hoàn thiện cơ thể thai nhi.
Khi nào mới có phôi thai?
Thường sau 5 – 6 tuần mang thai thì trứng đã thụ tinh sẽ có phôi thai hoàn chỉnh. Quá trình hình thành và phát triển phôi bắt đầu từ ngày 10-12 đến tuần thứ 5 của thai kỳ. Ở tuần thứ 5, qua hình ảnh siêu âm, chúng ta có thể quan sát được hình ảnh của phôi thai. Kích thước túi thai vào thời điểm này rộng khoảng 18mm và có phôi thai trong đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thai trứng trống, túi thai vẫn phát triển bình thường nhưng không có phôi thai bên trong. Đây được xem là hình thức hư thai.
Vì phôi thai xuất hiện khá sớm nên các mẹ có thể chưa cảm nhận được sự có mặt của con. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng que thử thai để kiểm tra và có một số dấu hiệu mang thai sớm như chậm kinh, mệt mỏi. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kết luận rằng “chưa thấy phôi thai trong túi ối”. Trong trường hợp này, mẹ không nên quá lo lắng, vì có thể thai chưa về làm tổ, chỉ cần đợi thêm vài ngày là sẽ chính thức đón nhận tin vui.
Khi nào phôi thai bám vào tử cung?
Việc biết được thai bao nhiêu tuần thì vào tử cung là một điều mà nhiều chị em quan tâm. Thông thường, sau khi trứng được thụ tinh, trong vòng 48 giờ tiếp theo, trứng thụ tinh sẽ nằm trong bóng của ống dẫn trứng. Trong giai đoạn này, trứng thụ tinh sẽ trải qua các hoạt động phân chia và có khoảng từ 2 đến 8 tế bào.
Sau khoảng 10-12 giờ tiếp theo sau khi thụ tinh, trứng thụ tinh sẽ vượt qua eo tử cung. Trong giai đoạn này, nồng độ progesterone tăng cao làm cho cơ tử cung giãn nở, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng di chuyển và đi vào tử cung. Khoảng 3-4 ngày sau thụ tinh, phôi sẽ đến và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ và tiếp tục phát triển. Do đó, thời gian mà phôi vào tử cung kéo dài từ 8-9 ngày và muộn nhất là 2 tuần.
Khi nào phôi thai làm tổ thành công ở trong tử cung?
Khoảng 10-14 ngày sau khi thụ thai, phôi thai sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng vào buồng tử cung. Tiếp đó cấy xuống lớp niêm mạc tử cung để làm tổ. Quá trình này có thể gây ra hiện tượng xuất huyết do một số mao mạch nhỏ bị phá vỡ. Chị em có thể quan sát được xuất hiện huyết âm đạo ít, nhỏ giọt, có màu nâu đen hoặc hồng nhạt và kéo dài khoảng 1-2 ngày.
Tình trạng xuất huyết do phôi làm tổ thường gần giống với ngày hành kinh bình thường của phụ nữ, vì vậy có nhiều chị em nhầm lẫn ngày xuất huyết này với ngày hành kinh. Hiện tượng này có tên gọi khác là máu báo thai. Hiện tượng này sẽ đi kèm với các dấu hiệu thai kỳ sớm như:
- Cảm giác căng, đau vú hoặc núm vú;
- Khó chịu ở bụng;
- Nôn hoặc buồn nôn;
- Đột ngột thèm ăn hoặc không muốn ăn loại đồ ăn nào đó;
- Mệt mỏi, thay đổi tâm trạng;
- Đi tiểu nhiều hơn.
Các triệu chứng này không phải lúc nào cũng xuất hiện ở tất cả các trường hợp phụ nữ mang thai. Để chắc chắn về tình trạng của mình, chị em có thể đến bệnh viện để làm xét nghiệm hoặc siêu âm để biết chính xác nhất.
Quá trình hình thành và phát triển của phôi thai
Giai đoạn hình thành
Sau khi trứng gặp tinh trùng và thụ tinh thành công, trứng và tinh trùng sẽ kết hợp và tiến hành phân chia để tạo thành hợp tử. Sau đó, hợp tử sẽ phát triển qua các giai đoạn: từ phôi dâu, phôi nang đến khi gắn vào lớp niêm mạc của tử cung.
Phôi nang sẽ chia thành hai nhóm tế bào: một nhóm bên ngoài phát triển thành nhau thai, trong khi nhóm bên trong sẽ phát triển thành phôi thai. Quá trình này diễn ra khoảng từ 9 đến 10 ngày kể từ khi thụ thai bắt đầu.
Quá trình làm tổ của phôi thai
Ngày thứ 6 đến ngày thứ 8, phôi thai bắt đầu quá trình làm tổ trong tử cung. Quá trình này kéo dài từ 7 – 10 ngày, kết thúc vào ngày 13 – 14 sau khi thụ tinh. Thường thì phôi thai làm tổ ở đáy tử cung. Trường hợp phôi làm tổ ở những vị trí thấp hoặc sát eo tử cung hơn sẽ trở thành rau tiền đạo.
Để chuẩn bị cho trứng làm tổ, niêm mạc tử cung sẽ liên tục phát triển và phát triển đầy đủ nhất vào thời điểm phôi thai di chuyển vào buồng tử cung. Đây được gọi là giai đoạn hoài thai.
Quá trình làm tổ của phôi thai bắt đầu khi phôi nang dính vào niêm mạc tử cung. Chân giả của lá nuôi sẽ bám vào niêm mạc. Các tế bào của lá nuôi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc tử cung để phôi nang có thể chui sâu qua lớp này. Vào ngày 9 – 10, phôi nang chui qua lớp biểu mô trụ nhưng chưa sâu vào lớp đệm và bề mặt chưa được phủ kín. Ở ngày thứ 11 – 12, phôi nang sẽ hoàn toàn nằm ở trong lớp đệm. Đến ngày 13 – 14, lớp biểu mô phát triển và phủ kín vị trí trứng làm tổ.
Giai đoạn xuất hiện hoàn thiện
Khoảng 10 đến 12 ngày sau thụ thai, phôi thai sẽ hình thành và phát triển đầy đủ vào khoảng 5 tuần tuổi. Trong giai đoạn này, bên trong màng ối sẽ chứa dung dịch nước ối trong suốt, bao bọc phôi thai suốt quá trình mang thai cho đến khi sinh ra.
Giai đoạn phát triển
Nhiều chị em tò mò không biết phôi thai phát triển như thế nào? Đây là quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ và phát triển trong suốt thai kỳ. Em bé sẽ từ từ lớn lên, hình thành và hoàn thiện hình hài đầy đủ và khỏe mạnh. Sau khi hình thành phôi thai (5 tuần tuổi), phôi thai tiếp tục phát triển bên trong túi ối dưới lớp niêm mạc tử cung. Đây là thời điểm quan trọng để hình thành hầu hết các cơ quan nội tạng và cấu trúc bên ngoài của thai nhi.
Khoảng thời gian này, phôi thai bắt đầu kéo dài và dần dần có hình dạng giống với con người. Tủy sống và não của bé bắt đầu phát triển. Đồng thời, tim và các mạch máu lớn đã hình thành vào khoảng ngày thứ 16 của thai kỳ.
Cần xác nhận rằng, sau khoảng 10 tuần từ thời điểm thụ tinh, hầu hết bộ phận trên cơ thể của em bé đã hình thành tương đối. Tuy nhiên, não bộ và tủy sống sẽ tiếp tục phát triển trong suốt giai đoạn thai kỳ.
Mốc thời gian quan trọng trong quá trình phát triển phôi thai
- Tuần 3: Cấy ghép xảy ra.
- Tuần 4: Khởi đầu giai đoạn hình thành hệ thống thần kinh trung ương.
- Tuần 5: Tim thai bắt đầu hoạt động, cánh tay, mắt, tai và chồi chi cũng đang dần hình thành.
- Tuần 6: Bàn tay, chồi chi dưới (chân) và bàn chân bắt đầu hình thành.
- Tuần 7: Xuất hiện ngón tay.
- Tuần 8: Mí mắt hình thành.
- Tuần 9: Các cơ quan sinh dục bên ngoài bắt đầu biệt hóa.
- Tuần 10: Đầu phôi thai tròn hơn, cổ bắt đầu hình thành, mí mắt đã hoàn thành, có thể đóng mở bảo vệ mắt.
Mẹ bầu cần chú ý và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh. Các xét nghiệm này cho phép phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh, từ đó tìm giải pháp kịp thời. Giai đoạn phôi thai là thời kỳ nhạy cảm nhất. Vì phôi thai dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố như tia bức xạ, chất kích thích, virus, thuốc lá, uống thuốc,… Do đó, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý và cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe thai nhi.
Thai phụ cần làm gì để phôi thai phát triển khỏe mạnh
Để giúp phôi thai phát triển khỏe mạnh trong tử cung, chị em cần đầu tư vào chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hằng ngày.
- Cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng, không cần thiết phải ăn quá nhiều nhưng cần đảm bảo bổ sung đủ các dưỡng chất quan trọng như sắt (giúp bổ sung máu), axit folic (giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh), vitamin và khoáng chất.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có gia vị cay nóng và đồ sống.
- Đảm bảo giấc ngủ đủ giấc và chất lượng tốt.
- Ngoài ra, nên duy trì lối sống lành mạnh bao gồm các bài tập thể dục lành mạnh, nhẹ nhàng cho bà bầu.
- Giữ tâm trạng thư giãn, tránh căng thẳng và stress, suy nghĩ nhiều.
- Tránh tia bức xạ, các chất phóng xạ, thuốc trừ sâu, hóa chất
Phôi thai hình thành và phát triển cần một quá trình dài chăm sóc và chờ đợi. Đây chỉ là giai đoạn sơ khai đầu đời của em bé nên mẹ bầu cần tiếp tục quá trình chăm sóc sức khỏe bản thân thật chu đáo để em bé phát triển thuận lợi, an toàn nhất. Hy vọng thông qua bài viết hôm nay, bạn đã hiểu phôi thai là gì, phôi thai phát triển như thế nào và làm gì để phôi thai phát triển tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ qua hotline 0869 725 632 – 0396 875 319 (Tổng đài trực 24/24) để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.