Viêm da cơ địa bẩm sinh ở trẻ em
Tại Việt Nam, tỷ lệ viêm da cơ địa ở trẻ em là 26.6%; trong đó trẻ dưới 5 tuổi chiếm 16%. Viêm da cơ địa bẩm sinh ở trẻ gây ra những triệu chứng khó chịu, kéo dài dai dẳng. Mỗi khi thời tiết thay đổi các triệu chứng của bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn. Điều này khiến cho các bậc phụ huynh rất lo lắng về tình trạng bệnh của con mình, làm sao để điều trị bệnh cũng như phòng tránh bệnh tái phát.
Qua chia sẻ của bác sĩ da liễu CKII – Nguyễn Thị Quy cùng làm rõ bệnh viêm da cơ địa bẩm sinh ở trẻ em là gì, hiểu về các phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh.
Nội dung bài viết:
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì?
Viêm da cơ địa ở trẻ sở sinh hay còn gọi là chàm sữa, là bệnh viêm da bẩm sinh khá phổ biến ở trẻ từ 0 đến 2 tuổi. Bệnh viêm da cơ địa bẩm sinh thường xảy ra ở những đối tượng có cơ địa dị ứng và kèm theo các yếu tố gây kích thích dị ứng tác động lên.
Biểu hiện viêm da khởi đầu mà trẻ hay gặp là ở da, 2 bên gò má và vùng da đầu. Khi trẻ lớn hơn thì những vùng da có tiếp xúc tì đè như da mặt ngoài của cánh tay, cẳng chân cũng sẽ xuất hiện triệu chứng của bệnh.
Chàm sữa ở trẻ nhỏ là bệnh khó điều trị bởi khả năng tái phát của bệnh khá cao. Dựa vào các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, sau khi thăm khám các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Viêm da cơ địa trẻ sơ sinh có đặc điểm gì?
Bác sĩ da liễu Nguyễn thị Quy cho biết, hầu hết trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khi bị viêm da cơ địa đều có chung các đặc điểm là ngứa, nổi mẩn đỏ, nóng rát kho chịu, cụ thể:
- Da của trẻ sẽ bị ngứa và nổi mề đay.
- Da của trẻ bị sưng và bị phù nề do trẻ gãi khiến da bị tổn thương.
- Niêm mạc da tại vị trí bị bệnh sẽ nổi mẩn đỏ nhiều, lan rộng ra các vị trí khác trên cơ thể.
- Khi các nốt mẩn đỏ bị viêm sẽ dẫn đến hiện tượng chảy dịch ra bên ngoài, da trở nên khô và đóng vẩy lại. Sau đó, tại vị trí bị tổn thương tế bào da bị chết sẽ dần bong ra khiến làn da của bé trở nên nhạy cảm và yếu dần đi.
Viêm da cơ địa trẻ sơ sinh phân chia làm mấy giai đoạn?
Thạc sĩ – Bác sĩ chuyên khoa da liễu Nguyễn Thị Quy cho biết: Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể của trẻ như mặt, cổ, khuỷu tay, vùng da đầu. Tùy vào từng giai đoạn, bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau.
Các bậc phụ huynh có thể dựa vào các triệu chứng dưới đây để nhận biết giai đoạn của bệnh, từ đó cho trẻ thăm khám và điều trị bệnh sớm:
Giai đoạn cấp tính:
- Niêm mạc da của trẻ sẽ bị tổn thương, nổi mẩn đỏ
- Da bị sẩn ngứa và nổi mụn nước
- Các mụn nước nhanh chóng bị vỡ khiến da bị đỏ rát, kèm theo rỉ dịch và nhanh chóng đóng thành vẩy tiết.
Giai đoạn bán cấp:
- Ở giai đoạn này, các triệu chứng viêm da cơ địa em bé sẽ nhẹ hơn so với giai đoạn cấp tính. Các dát sần sẽ nằm rải rác hoặc tạo thành từng mảng đỏ trên niêm mạc da.
- Lúc này, vùng da bị tổn thương sẽ tiếp tục rỉ và ứ dịch nhiều, gây nên tình trạng phù nề kèm theo ngứa.
Giai đoạn mãn tính:
- Viêm da cơ địa bé sơ sinh giai đoạn cấp tính nếu không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát chuyển sang giai đoạn bán cấp hoặc mãn tính.
- Ở giai đoạn mãn tính làn da của trẻ sẽ bị khô, các vết nứt bắt đầu xuất hiện tăng mức độ ngứa và đau rát. Lúc này trẻ sẽ dùng tay để gãi hoặc tì đè vùng da bị ngứa lên giường, lên chiếu để giảm ngứa. Chính động tác này đã khiến cho các tổn thương trên da bị bong tróc, bị rỉ nước, tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây ra các nhiễm trùng, gây viêm da mủ, thậm chí có thể gây nhiễm trùng huyết.
Nguyên nhân viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh do đâu?
Hiện nay, các chuyên gia da liễu vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây trẻ em sơ sinh bị viêm da cơ địa do đâu. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã xác định được cơ chế khởi phát bệnh chính là do lớp biểu bì bên ngoài da của trẻ bị tổn thương đã tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, kèm theo đó là các yếu tố dị nguyên khác kích thích dị ứng gây ra.
Da của trẻ khá là nhạy cảm, khi bị vi khuẩn cùng các dị nguyên khác tấn công, hàng rào tự nhiên bảo vệ làn da cơ thể của trẻ sẽ bị suy giảm, không thể thực hiện tốt chức năng như bình thường. Vì thế, mà da của trẻ sẽ bị mất nước, trở nên khô ráp, các vết mẩn đỏ sẽ dần xuất hiện.
Các chuyên gia da liễu cũng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý gen di truyền. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị viêm da cơ địa thì em bé sinh ra có thể sẽ bị viêm da cơ địa bẩm sinh.
Thực tế, có đến 80% trẻ bị viêm da cơ địa bẩm sinh là do trong gia đình như bố mẹ, hoặc ông bà đã từng mắc bệnh viêm da cơ địa. Ngoài ra, các yếu tố dưới đây cũng là tác nhân làm ra tăng nguy cơ viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ sơ sinh:
-
Dị ứng
Với những trẻ có làn da nhạy cảm khi tiếp xúc với hóa chất độc hại, sữa tắm có chứa thành phần hóa học mạnh; môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm,…. cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa ở trẻ.
-
Mặc quần áo quá dày
Việc cha mẹ cho bé mặc quần áo quá dầy, chất liệu vải bí, không khô thoáng, thấm hút mồ hôi sẽ khiến mồ hơi của trẻ không thoát được ra bên ngoài mà đọng lại ở lỗ chân lông, khiến lỗ chân lông bị bít tắc, gây nên bệnh viêm da.
-
Da khô
Việc cho trẻ nằm phòng điều hòa quá nhiều nhưng lại không bôi kem dưỡng ẩm, cộng thêm thời tiết hanh khô,… cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da ở trẻ nhỏ.
Một số câu hỏi thường gặp về viêm da cơ địa bẩm sinh
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh cần phải điều trị sớm nếu không bệnh sẽ nhanh chóng lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể của trẻ, đồng thời gây ngứa, khiến trẻ cảm thấy khó chịu, luôn quấy khóc, trẻ biếng ăn, giấc ngủ và sức khoẻ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Viêm da cơ địa trẻ em sơ sinh có tự khỏi không?
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh sẽ không tự khỏi. Vì thế, khi trẻ có các dấu hiệu của viêm da cơ địa, các bậc phụ huynh cần cho trẻ đến những cơ sở y tế chuyên khoa về da liễu. Sau khi thăm khám, căn cứ vào tình trạng của bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp, chấm dứt nhanh các triệu chứng của bệnh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Việc kéo dài tình trạng của bệnh hoặc không điều trị bệnh dứt điểm sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, gây khó khăn trong việc điều trị về sau.
Viêm da cơ địa sơ sinh chữa khỏi được không?
Bệnh án viêm da cơ địa ở trẻ em hoàn toàn có thể chữa khỏi khi bệnh được điều trị đúng phương pháp. Do đó, các bậc phụ huynh cần cho con thăm khám và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín chất lượng. Trong quá trình điều trị, cha mẹ cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với việc xây dựng cho trẻ chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Tùy vào mức độ bệnh của trẻ mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, có thể sử dụng kem bôi dưỡng ẩm kết hợp sữa tắm thảo dược. Hoặc điều trị bệnh bằng thuốc Tây y bao gồm thuốc uống, thuốc bôi để diệt khuẩn, kháng viêm, giảm đau, giảm ngứa…
Việc điều trị bệnh bằng thuốc cho trẻ chỉ an toàn và hiệu quả khi có sự thăm khám, chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Vì thế, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị, không tự ý thay đổi đơn thuốc. Nếu không sẽ khiến trẻ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, đồng thời gây nên tình trạng kháng thuốc, việc điều trị về sau gặp nhiều khó khăn.
Viêm da cơ địa trẻ sơ sinh tắm lá gì?
Bên cạnh việc thăm khám, và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các bậc phụ huynh có thể sử dụng một số loại lá thảo dược dưới đây để tắm cho trẻ, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh chóng, cũng như giúp làm giảm ngứa, giảm đau rát cho trẻ:
-
Lá tía tô
Cha mẹ lấy 1 nắm lá tía tô tươi, đem rửa sạch với nước rồi ngâm qua với nước muối pha loãng. Sau đó, cho lá tía tô vào đun với 2 lít nước. Đợi khi nước sôi thì tắt bếp, đợi nước nguội thì đem tắm cho trẻ. Mỗi ngày 1 lần, trong vòng 1 tuần các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm.
-
Lá trầu không
Chẩn bị 1 nắm lá trầu không bánh tẻ, rửa sạch với nước lã rồi đem ngâm qua nước muối pha loãng trong vòng 15 phút, vớt lá trầu ra để ráo nước.
Tiếp đó, cho lá trầu không vào nồi, đổ nước xâm xấp trên bề mặt, đun trong vòng 10 phút để chắt hết các tinh chất có trong lá trầu rồi tắt bếp. Đợi khi nước nguội, cha mẹ lấy nước tắm cho trẻ. Mỗi ngày 1 lần, kiên trì sử dụng trong 3 tuần các triệu chứng của bệnh sẽ dần biến mất.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể sử dụng lá kinh giới, lá cây sài đất hoặc lá khế chua để đun nước tắm cho bé. Lưu ý, các loại lá để đun nước tắm cho bé phải tươi, được làm sạch, không có hóa chất. Cha mẹ chỉ tắm cho bé khi nước lá đã nguội, không tắm khi nước còn nóng, để tránh gây bỏng. Nên kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như có chế độ chăm sóc da cho trẻ khoa học.
Bé bị viêm da cơ địa mẹ kiêng ăn gì?
Đối với những em bé đang bú sữa mẹ mà bị viêm da cơ địa thì mẹ cần phải kiêng những thực phẩm dưới đây để tránh gây ngứa, phát ban cho da, khiến bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn:
- Kiêng các loại thịt đỏ
- Không ăn hải sản
- Không sử dụng các sản phẩm được làm từ sữa
- Không ăn thực phẩm nhiều gia vị và dầu mỡ
- Kiêng các sản phẩm được chế biến từ đậu nành
- Không ăn những thực phẩm chứa chất phụ gia như đồ ăn nhanh hay thức ăn đóng hộp.
- Ngoài ra, mẹ cũng cần kiêng các loại trái cây sấy khô hoặc đồ ăn muối chua, lên men.
Viêm da cơ địa bẩm sinh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng lại ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và có thể trở thành bệnh lý mãn tính khiến trẻ phải sống chung với bệnh ngay cả khi đến tuổi trưởng thành. Do đó, khi thấy da của trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ không nên tự điều trị tại nhà mà cần cho con thăm khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, để có biện pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả, ngăn chặn biến chứng của bệnh.