banner

Viêm da dị ứng bôi gì tốt nhất, tắm lá gì nhanh khỏi?

Thẩm định nội dung

Nguyễn Thị Quy

Giới thiệu Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa Da liễu Nguyễn Thị Quy Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I Da liễu tại trường Đại học y Hà Nội, Nguyên Trưởng khoa Da liễu tại bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện da liễu Trung Ương. Trưởng khoa Da liễu tại Đa khoa Quốc tế Hà Nội

Viêm da dị ứng bôi gì tốt nhất, tắm lá gì nhanh khỏi?

Viêm da dị ứng bôi gì tốt nhất? Viêm da dị ứng có thể bôi kem chứa corticosteroid (như hydrocortisone) hoặc kem dưỡng ẩm để giảm viêm và ngứa một cách thông dụng và hiệu quả nhất. Nhưng do đặc điểm cơ địa và tình trạng bệnh mỗi người khác nhau nên việc lựa chọn thuốc bôi và cách chữa viêm da dị ứng cần được cân nhắc kỹ lưỡng sau khi đã được thăm khám chuyên khoa.

Làn da tổn thương do viêm da dị ứng cần sự chăm sóc đặc biệt để làm dịu cơn ngứa, phục hồi làn da hiệu quả và ngăn chặn dị ứng tái phát. Để tìm hiểu cụ thể hơn vấn đề viêm da dị ứng bôi gì, hãy theo dõi ngay bài chia sẻ của Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Thị Quy, Trưởng khoa Da liễu tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.

Hiểu về bệnh viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng được biết đến với tên gọi khác là chàm thể tạng. Đây là bệnh lý da liễu mãn tín với các biểu hiện đặc trưng là phát ban, nổi mụn nước, mẩn đỏ ngứa trên một vùng da hoặc khắp cơ thể. Mặc dù vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây viêm da dị ứng song các bác sĩ cho biết bệnh có liên quan mật thiết với gen di truyền và thường khởi phát khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như:

  • Hoá chất có trong nước hoa, xà phòng, bột giặt, nước tẩy rửa bồn cầu, mỹ phẩm,…
  • Thời tiết thay đổi đột ngột hoặc quá khắc nghiệt (lạnh, khô, nhiều gió)
  • Tiếp xúc với mạt bụi, nấm mốc, da, lông động vật, phấn hoa,…
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: lạc (đậu phộng), sữa, trứng, thịt bò, lúa mì,…
  • Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì, khi mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt
  • Tâm trạng bất ổn, thường xuyên căng thẳng, lo lắng, stress
  • Nhiễm trùng da cấp tính

Viêm da dị ứng bôi gì 1

Một số người bệnh hồi phục và khỏi hẳn sau khi loại bỏ căn nguyên dị ứng song nhiều trường hợp có xu hướng tiến triển mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần trong đời mà không thể điều trị dứt điểm. Điều này không chỉ khiến người bệnh khó chịu, gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và chất lượng sống.

Viêm da dị ứng bôi gì? Cách chữa viêm da dị ứng tốt nhất

Hiện nay, bệnh viêm da dị ứng được điều trị hiệu quả bằng thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống. Nếu thuốc uống được chỉ định cho tình trạng viêm da nặng, tổn thương da diện rộng và có dấu hiệu bội nhiễm thì thuốc bôi được dùng trong trường hợp viêm da thể nhẹ đến trung bình, vùng thương tổn nhỏ.

Thuốc bôi viêm da dị ứng thường là các loại thuốc có khả năng ức chế phản ứng dị ứng, với công dụng chính là giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, hạn chế phát ban, nổi mẩn đỏ, mụn nước. Ngoài ra, thuốc bôi còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ngăn chặn nguy cơ lan rộng và bội nhiễm.

Dưới đây là một số thuốc bôi viêm da dị ứng phổ biến:

Kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm có kết cấu mềm mịn, thẩm thấu nhanh với công dụng chính là cấp ẩm, chống mất nước qua da, phục hồi hàng rào bảo vệ da và giảm các triệu chứng ngứa, nứt nẻ, ban đỏ, lichen hoá. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm tại chỗ còn hỗ trợ giảm viêm, duy trì và ngăn ngừa bùng phát bệnh. Có thể nói, dưỡng ẩm chính là nền tảng quan trọng khi điều trị viêm da dị ứng. Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Viêm da dị ứng bôi kem dưỡng ẩm

Dưới đây là một số loại kem dưỡng ẩm thường được khuyến cáo cho viêm da dị ứng:

  1. Eucerin Advanced Repair Cream – Giúp dưỡng ẩm sâu và làm dịu da.
  2. Cetaphil Restoraderm Eczema Calming Body Moisturizer – Phù hợp cho da nhạy cảm và bị viêm da dị ứng.
  3. Vaseline Intensive Care Essential Healing – Cung cấp độ ẩm lâu dài, giúp làm mềm da.
  4. Aveeno Eczema Therapy Moisturizing Cream – Chứa yến mạch colloidal, giúp làm dịu da bị kích ứng và khô.
  5. Neutrogena Hydro Boost Water Gel – Cung cấp độ ẩm tức thì và giữ ẩm lâu dài.
  6. La Roche-Posay Lipikar Balm AP+ – Dành cho da khô và nhạy cảm, giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da.
  7. Aquaphor Healing Ointment – Thích hợp cho da bị tổn thương và cần phục hồi nhanh chóng.

Thuốc bôi viêm da dị ứng chứa corticosteroid

Thuốc bôi chứa corticoid được biết đến là hoạt chất điều trị chính của liệu pháp chống viêm. Ngoài khả năng kiểm soát tốt triệu chứng viêm da dị ứng cấp tính, mãn tính, thuốc bôi chứa corticoid còn giúp giảm ngứa và ngăn chặn nguy cơ tái phát. Bên cạnh công dụng kháng viêm hiệu quả, kem bôi corticoid có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô da, ngứa rát, tăng sắc tố da, teo da, viêm nang lông, giãn mao mạch xuất huyết,… Vì thế, người bệnh chỉ nên dùng thuốc bôi ngắn ngày với liều lượng phù hợp để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Viêm da dị ứng bôi thuốc gì

Dưới đây là một số loại thuốc bôi viêm da dị ứng chứa corticosteroid thường được sử dụng:

  1. Hydrocortisone (0.5% – 1%) – Là loại corticosteroid nhẹ, thường được sử dụng cho các trường hợp nhẹ và an toàn cho da nhạy cảm.
  2. Betamethasone (0.05%) – Mạnh hơn hydrocortisone, thường dùng cho các tình trạng viêm da nặng hơn.
  3. Mometasone (0.1%) – Được sử dụng trong các trường hợp viêm da dị ứng vừa và nặng, giúp giảm viêm và ngứa hiệu quả.
  4. Fluticasone (0.05%) – Một lựa chọn khác cho viêm da dị ứng, giúp giảm viêm và ngứa.
  5. Triamcinolone (0.1%) – Corticosteroid có tác dụng mạnh, dùng cho trường hợp viêm da nặng.
  6. Clobetasol (0.05%) – Là corticosteroid rất mạnh, thường chỉ dùng trong các tình trạng viêm da nghiêm trọng và được bác sĩ chỉ định.

Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ

Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ được điều chế từ vi khuẩn Streptomyces, có khả năng ngăn chặn quá trình sản xuất các cytokine tiền viêm và chất trung gian kích thích phản ứng viêm.Thuốc đạt hiệu quả trong điều trị viêm da dị ứng mức độ trung bình đến nặng và có thể dùng cho những vùng da nhạy cảm như mắt, bộ phận sinh dục, vùng nếp gấp da trên cơ thể . Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ ban đầu khá phổ biến như hơi nóng rát, ngứa, châm chích da.

Viêm da dị ứng bôi thuốc ức chế calcineurin

Dưới đây là một số loại thuốc ức chế calcineurin tại chỗ phổ biến:

  1. Tacrolimus (Protopic) – Được sử dụng để điều trị viêm da dị ứng, đặc biệt là trong các trường hợp không đáp ứng tốt với corticosteroid. Có thể sử dụng cho da mặt và các vùng nhạy cảm.
  2. Pimecrolimus (Elidel) – Là thuốc bôi nhẹ nhàng, thường được dùng cho các trường hợp viêm da dị ứng nhẹ đến trung bình, đặc biệt là cho trẻ em trên 2 tuổi.

Thuốc sát khuẩn tại chỗ

Dung dịch sát khuẩn tại chỗ với nồng độ không quá cao có vai trò hữu ích trong quá trình điều trị viêm da dị ứng giai đoạn cấp tính. Ngoài bôi trên da, người bệnh có thể pha vào bồn tắm (đối với viêm da toàn thân) hoặc ngâm vùng da thương tổn vào dung dịch sát khuẩn. Để tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ chỉ định thêm các loại kem, thuốc mỡ hoặc gel dưỡng ẩm, làm mềm da.

Việc quyết định viêm da dị ứng bôi gì cần do bác sĩ trực tiếp chỉ định dựa trên mức độ viêm da và thể trạng của người bệnh. Do đó, người bệnh không được tự ý mua và sử dụng các loại thuốc bôi viêm da dị ứng khi chưa được bác sĩ thăm khám và chỉ định. Việc dùng thuốc bừa bãi có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng, viêm nhiễm lan rộng, bội nhiễm và nhiễm độc da.

Viêm da dị ứng bôi thuốc sát khuẩn

Một số thuốc sát khuẩn tại chỗ phổ biến bao gồm:

  1. Povidone-iodine (Betadine) – Là một dung dịch sát khuẩn phổ biến, giúp diệt vi khuẩn, nấm và virus, thường được dùng để vệ sinh vùng da bị tổn thương.
  2. Chlorhexidine – Được sử dụng rộng rãi để sát khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, đặc biệt là trong các vết thương hở hoặc viêm da.
  3. Hydrogen peroxide (Oxyjen peroxide) – Thường dùng để làm sạch vết thương, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn và làm sạch vết thương hở.
  4. Silver sulfadiazine – Là một loại kem sát khuẩn được sử dụng trong điều trị các vết thương, bỏng hoặc các vết trầy xước bị nhiễm khuẩn.
  5. Bacitracin – Thuốc mỡ kháng sinh, giúp sát khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng cho các vết thương nhỏ hoặc vết xước.

Thuốc uống trị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng uống thuốc gì

Đối với những bệnh nhân bị viêm nặng, xuất hiện viêm nhiễm hoặc biến chứng thì  bác sĩ sẽ kê các loại thuốc uống trị viêm da dị ứng.

Thuốc uống chữa viêm da dị ứng chứa corticoid

Thuốc chứa corticoid đường uống tác động đến hệ thống miễn dịch bằng cách ngăn cơ thể sản xuất các chất gây viêm, từ đó giảm nhanh triệu chứng viêm đỏ, sưng ngứa, nóng rát,… Lưu ý, thuốc chứa corticoid là loại thuốc chống viêm mạnh nên thường chỉ định sử dụng ngắn hạn với liều lượng phù hợp để kiểm soát nhanh chóng tình trạng bệnh.

Một số loại thuốc uống corticosteroid phổ biến bao gồm:

  1. Prednisone – Là corticosteroid phổ biến nhất, giúp giảm viêm và kiểm soát các triệu chứng viêm da dị ứng nặng.
  2. Methylprednisolone (Medrol) – Thường được sử dụng trong điều trị ngắn hạn, giúp giảm viêm và ngứa.
  3. Dexamethasone – Là corticosteroid mạnh, thường được sử dụng trong các trường hợp viêm da dị ứng nặng hoặc khi các thuốc khác không hiệu quả.
  4. Hydrocortisone – Thường được sử dụng trong các trường hợp viêm da dị ứng nhẹ đến trung bình.

Thuốc kháng sinh

Đối với người bệnh bị viêm da dị ứng có dấu hiệu nhiễm khuẩn như bọng nước, mụn mủ hoặc sưng đau thì việc sử dụng kháng sinh đường uống là cần thiết để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển phức tạp. Trường hợp viêm da nhiễm trùng nặng, bệnh nhân cần nhập viện để điều trị bằng kháng sinh qua đường truyền tĩnh mạch.

Thuốc kháng sinh uống:

  1. Cephalexin (Keflex) – Kháng sinh nhóm cephalosporin được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn ngoài da.
  2. Dicloxacillin – Thuốc kháng sinh nhóm penicillin, thường dùng trong điều trị nhiễm khuẩn ngoài da, đặc biệt là nhiễm khuẩn do Staphylococcus aureus.
  3. Amoxicillin – Thuốc kháng sinh phổ rộng, đôi khi được chỉ định khi có nghi ngờ nhiễm khuẩn da hoặc mô mềm.

Thuốc kháng histamin

Histamin là một chất hoá học làm tăng lưu lượng máu và hoạt động thần kinh do hệ miễn dịch tiết ra trong phản ứng dị ứng. Thuốc kháng histamin bôi tại chỗ mặc dù được thử nghiệm trong điều trị viêm da dị ứng song hiệu quả không được giới chuyên môn đánh giá cao. Hiện nay, viêm da dị ứng thường sử dụng thuốc kháng histamin đường uống.

Thuốc kháng histamin dạng uống:

  1. Loratadine (Claritin) – Thuốc kháng histamin thế hệ 2, không gây buồn ngủ, giúp giảm ngứa và các triệu chứng dị ứng khác.
  2. Cetirizine (Zyrtec) – Cũng thuộc thế hệ 2, ít gây buồn ngủ, giúp giảm ngứa và sưng do viêm da dị ứng.
  3. Fexofenadine (Allegra) – Một thuốc kháng histamin khác thuộc thế hệ 2, không gây buồn ngủ và giúp giảm các triệu chứng dị ứng.
  4. Diphenhydramine (Benadryl) – Thuốc kháng histamin thế hệ 1, có tác dụng nhanh và mạnh nhưng có thể gây buồn ngủ.
  5. Chlorpheniramine – Thuốc kháng histamin thế hệ 1, giúp giảm ngứa nhưng cũng có tác dụng gây buồn ngủ.

Viêm da dị ứng tắm lá gì?

Viêm da dị ứng tắm lá gì

Để giảm thiểu triệu chứng và làm dịu da, nhiều người lựa chọn phương pháp tắm lá từ thiên nhiên. Các loại lá này không chỉ giúp giảm ngứa mà còn có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn, giúp cải thiện tình trạng da một cách an toàn. Dưới đây là một số loại lá được sử dụng phổ biến trong việc tắm cho người bị viêm da dị ứng:

1. Lá Khế

Lá khế từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các vấn đề về da như viêm da dị ứng. Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, lá khế giúp làm dịu da, giảm ngứa và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn da. Cách sử dụng rất đơn giản: bạn chỉ cần đun nước lá khế, sau đó dùng nước này tắm hoặc ngâm da trong khoảng 10-15 phút mỗi ngày.

2. Lá Chè Xanh

Chè xanh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là một trong những nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị viêm da dị ứng. Lá chè xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và tính kháng viêm, giúp giảm sự kích ứng da và làm dịu các vết viêm. Bạn có thể sử dụng nước lá chè xanh tắm hoặc chườm lên vùng da bị viêm để giảm ngứa và sưng tấy.

3. Lá Ngải Cứu

Ngải cứu là một loại thảo dược phổ biến trong y học cổ truyền với tính ấm và khả năng kháng viêm mạnh mẽ. Lá ngải cứu giúp làm dịu các vết da bị viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trên da. Để tắm lá ngải cứu, bạn chỉ cần đun sôi lá ngải cứu với nước và dùng nước này tắm hoặc xông hơi. Tuy nhiên, do lá ngải cứu có tính nóng, bạn cần thận trọng và chỉ sử dụng khi tình trạng da không quá nhạy cảm.

4. Lá Tràm

Lá tràm nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn và kháng viêm, vì vậy rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là viêm da dị ứng. Lá tràm giúp làm dịu da, giảm ngứa và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào da, hỗ trợ quá trình lành vết thương. Bạn có thể đun lá tràm để tắm hoặc chà nhẹ lên các vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, bạn nên thử một lượng nhỏ trước để tránh kích ứng.

5. Lá Lốt

Lá lốt không chỉ là gia vị trong ẩm thực mà còn là một phương thuốc tự nhiên giúp điều trị các vấn đề về da, đặc biệt là viêm da dị ứng. Với khả năng kháng khuẩn, chống viêm, và giảm ngứa, lá lốt là một sự lựa chọn tuyệt vời. Bạn có thể đun lá lốt và dùng nước này để tắm hoặc ngâm vùng da bị viêm trong vài phút. Lá lốt sẽ giúp làm dịu da, giảm ngứa và sưng đỏ.

Cách Tắm Lá Đúng Cách:

  1. Chuẩn Bị: Rửa sạch lá tươi trước khi sử dụng để đảm bảo không có bụi bẩn hoặc hóa chất.
  2. Đun Sôi Nước Lá: Đun lá với nước sôi khoảng 10-15 phút để tinh chất trong lá hòa vào nước. Sau đó, để nguội bớt trước khi sử dụng.
  3. Tắm Hoặc Ngâm Da: Tắm bằng nước lá hoặc ngâm vùng da bị viêm trong nước lá đã chuẩn bị. Lưu ý, không nên sử dụng nước quá nóng để tránh làm kích ứng da.
  4. Thực Hiện Đều Đặn: Để đạt hiệu quả, bạn nên tắm bằng nước lá đều đặn mỗi ngày hoặc ít nhất 2-3 lần một tuần.

Lưu Ý Quan Trọng:

  • Kiểm Tra Dị Ứng: Trước khi sử dụng, hãy thử một lượng nhỏ nước lá lên một vùng da nhỏ để kiểm tra xem có phản ứng dị ứng nào không.
  • Tư Vấn Bác Sĩ: Nếu tình trạng viêm da dị ứng của bạn nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị đúng cách.
  • Không Sử Dụng Khi Da Quá Nhạy Cảm: Một số loại lá như ngải cứu có tính ấm, có thể gây kích ứng nếu da bạn quá nhạy cảm.
  • Trẻ em có làn da nhạy cảm ơn cần tìm hiểu kỹ về viêm da dị ứng ở trẻ em tắm lá gì phù hợp nếu muốn da bé nhanh lành và khoẻ mạnh.

Tắm lá là một phương pháp tự nhiên giúp làm dịu và hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng, nhưng cần sử dụng đúng cách và kiên trì để có hiệu quả tốt nhất.

Cách chữa viêm da dị ứng bằng đông y

Bên cạnh việc tìm hiểu viêm da dị ứng bôi gì, nhiều người bệnh đã tìm đến đông y với hy vọng điều trị viêm da dị ứng hiệu quả, hạn chế tối đa tác dụng phụ trong quá trình trị liệu. Bởi ngoài việc cải thiện triệu chứng bệnh, các bài thuốc đông y còn giúp điều hoà khí huyết, giải phóng thấp nhiệt ứ trệ, nâng cao sức đề kháng và bồi bổ cơ thể. So với thuốc tây y, các bài thuốc đông y tác động toàn diện đến căn nguyên của bệnh nên thường đem lại hiệu quả lâu dài và không có tác dụng phụ.

Cách chữa viêm da dị ứng bằng đông y

Dưới đây là một số bài thuốc chữa viêm da dị ứng:

Bài thuốc Đông y Tiêu Phong Tán

Bài thuốc Tiêu Phong Tán được chỉ định trong các trường hợp viêm da dị ứng có mẩn đỏ ngứa, nổi nhiều mụn nước, dịch rỉ, phù nề kèm theo đau nhức khó chịu. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giải phong thấp và giảm ngứa hiệu quả.

Thành phần: 6g thuyền thoái, 4g quốc lão, 8g tri loại, 8g phòng phong, 8g hắc phong tử , 8g thạch cao, 10g khổ sâm, 10g tần quy, 10g kinh giới,  12g sài đất, 12g thổ phục linh, 12g kim ngân hoa, 12g sinh địa, 12g hương truật, 12g bồ công anh, 12g tích tuyết thảo.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các dược liệu và cho vào nồi sắc cùng 2 lít nước, đun cho đến khi còn 2/3 lượng nước ban đầu thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước uống 3 lần mỗi ngày, sau bữa ăn, bỏ phần bã.

Bài thuốc Thanh Dinh Thang

Bài thuốc Thanh Dinh Thang được áp dụng trong trường hợp dị ứng thức ăn, dị ứng lông động vật, thay đổi thời tiết và đặc biệt là viêm da cơ địa.

Thành phần: 12g rau má, 12g lá đỏ, 12g đẳng sâm,12g sài đất, 12g mạch đông , 12g ngân hoa, 8g hoàng liên, 10g huyết sâm, 8g toái cốt tử .

Cách thực hiện: Làm sạch các thảo dược, sau đó sắc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc, kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn.

Bài thuốc Kinh Phòng Bại Độc Tán

Kinh Phòng Bại Độc Tán giúp tán phong, giải độc, thanh nhiệt và trừ thấp, giúp cải thiện các triệu chứng viêm da một cách nhanh chóng.

Thành phần: thuyền thoái, bạch dược, phòng phong, thương hoạt, đường quất, sà diệp sài hồ, kinh giới, độc hoạt, bạch tiên bì, ngân hoa, bồ công anh, bạch linh.

Cách thực hiện:

  • Các dược liệu được làm sạch, sau đó sắc cùng 2 lít nước trong 60 phút ở lửa nhỏ.
  • Uống nước sắc 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn, duy trì đều đặn cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Chữa viêm da dị ứng bằng đông y đều sử dụng các thảo dược thiên nhiên nên an toàn, lành tính, ít gây kích ứng và không gây hại gan, thận. Tuy nhiên, tác dụng của phương pháp này khá chậm, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới đạt hiệu quả như mong muốn.

Ngoài cách chữa viêm da cơ địa bằng bài thuốc đông y, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp chữa viêm da dị ứng tại nhà bằng cách uống nước lá. Vậy viêm da dị ứng uống lá gì? Người bệnh viêm da dị ứng có thể đun sôi nước lá sài đất, lá trà xanh, đinh  lăng, lá đơn đỏ,… lọc lấy nước cốt uống trong ngày để cải thiện triệu chứng.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội là địa chỉ uy tín chuyên điều trị các bệnh về da liễu, bao gồm viêm da dị ứng. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các phương pháp điều trị hiện đại, từ thuốc bôi, thuốc uống đến các liệu pháp chăm sóc da chuyên sâu, giúp giảm ngứa, viêm và ngăn ngừa tái phát. Bên cạnh đó, phòng khám còn cung cấp các ưu đãi đặc biệt, như giảm giá cho các gói khám và điều trị viêm da dị ứng, nhằm mang lại sự thuận tiện và tiết kiệm cho bệnh nhân.

Nội dung bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc viêm da dị ứng bôi gì cũng như gợi ý một số bài thuốc đông y và cách chữa viêm da dị ứng an toàn hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị viêm da dị ứng nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc bôi, thuốc uống để điều trị bệnh. Nếu còn vấn đề băn khoăn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0869 725 632 – 0396 875 319 để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp miễn phí.

Đánh giá post

map phòng khám map phòng khám mobile
21 26 28 35 44 51