banner

Danh sách những thực phẩm cần tránh ăn khi bị viêm da dị ứng

Thẩm định nội dung

Bác Sĩ Tạ Hồng Duyên

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên Chuyên khoa I sản - phụ khoa Đa khoa Quốc Tế Hà Nội, Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Danh sách những thực phẩm cần tránh ăn khi bị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng khiến nhiều người bệnh đứng ngồi không yên vì triệu chứng khó chịu có xu hướng kéo dài, gây phiền toái và làm giảm chất lượng sống. Để kiểm soát tình trạng bệnh, ngoài điều trị chuyên khoa thì chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục triệu chứng khó chịu và ngăn chặn viêm da tái phát. Vậy, viêm da dị ứng kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để nắm được cách chăm sóc da hiệu quả hơn.

Viêm da dị ứng kiêng ăn gì?

Viêm da dị ứng kiêng ăn gì

Viêm da dị ứng là tình trạng da phát ban, nổi mẩn đỏ ngứa do tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như hóa chất, phấn hoa, mỹ phẩm, mạt bụi, lông động vật, đặc biệt là thức ăn. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Quy, Trưởng khoa Da liễu tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: Trường hợp người bệnh viêm da dị ứng liên quan đến thức ăn, chỉ nên kiêng hoàn toàn loại thực phẩm gây dị ứng khi có bằng chứng xác minh cụ thể. Đối với những thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng hoặc khiến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn thì bệnh nhân cũng nên hạn chế sử dụng:

Viêm da dị ứng nên kiêng ăn thịt đỏ

Viêm da dị ứng kiêng ăn thịt đỏ

Thịt đỏ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ nhưng đây lại là nhóm thực phẩm người bệnh viêm da dị ứng không nên ăn. Nguyên nhân là do trong thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò có chứa nhiều protein lạ. Sau khi đi vào cơ thể, do các protein lạ không được hấp thụ nên hệ miễn dịch sẽ tạo ra nhiều kháng thể nhằm tiêu diệt chúng. Quá trình này sẽ sản sinh một lượng lớn chất trung gian histamine, đây là nguyên nhân chính gây dị ứng với triệu chứng điển hình là nổi mẩn ngứa, tiêu chảy, khó thở, hạ huyết áp,… Chính vì vậy, những người bệnh có biểu hiện dị ứng da được khuyến cáo nên hạn chế hoặc kiêng hẳn các loại thịt đỏ như thịt bò, cừu, lợn,…

Viêm da dị ứng nên kiêng ăn hải sản

Viêm da dị ứng kiêng ăn hải sản

Những người cơ địa nhạy cảm, có tiền sử viêm da dị ứng hoặc đang điều trị bệnh cần tránh sử dụng hải sản. Cơ chế gây dị ứng khi ăn hải sản cũng tương tự như thịt đỏ, cụ thể, sau khi ăn hải sản, các kháng nguyên tiết ra sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra chất gây dị ứng, khiến người bệnh bị nổi mày đay, mẩn ngứa, tiêu chảy, buồn nôn hoặc đau bụng.

Ngoài ra, hải sản còn chứa nhiều histamin – một chất có liên quan mật thiết tới các phản ứng của cơ thể như dị ứng, sốc phản vệ, tăng bài tiết nước mắt,… Nếu người bệnh cố tình ăn hải sản, đặc biệt là các loại tôm, cua sẽ khiến tình trạng dị ứng bùng phát dữ dội, gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Viêm da dị ứng kiêng ăn Sữa và các chế phẩm từ sữa

Người bệnh viêm da dị ứng nên tránh tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa vì chúng có thể gây kích ứng da và làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Nguyên nhân là do cơ thể nhận diện hai loại protein trong sữa – casein và whey là “tác nhân lạ”, miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng histamin và các chất gây viêm khác để chống lại. Ở những người bị viêm da dị ứng, phản ứng miễn dịch này có thể làm tình trạng viêm trầm trọng hơn, dẫn đến các triệu chứng khó chịu như phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy dữ dội.

Kiêng đậu phộng, lúa mạch

Viêm da dị ứng kiêng ăn đậu phộng, lúa mạch

Đậu phộng và lúa mạch là hai thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng, đặc biệt là đậu phộng (lạc). Chỉ một lượng đậu phộng nhỏ có thể khiến người có cơ địa mẫn cảm gặp phản ứng phát ban, nổi mẩn, phù nề, hoa mắt, chóng mặt,… hay nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng. Lý do đưa ra là hệ thống miễn dịch của cơ thể đã nhầm lẫn protein trong đậu phộng với các yếu tố gây hại, từ đó giải phóng ra các hóa chất trung gian gây ra các triệu chứng dị ứng.

Tương tự như đậu phộng, hàm lượng protein trong lúa mì đã kích thích kháng thể IgE và gây ra tình trạng nổi mề đay tại nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó có vùng mặt, cổ, tay,… Để giảm thiểu nguy cơ viêm da dị ứng tiến triển nặng, người bệnh cần tránh sử dụng hai loại thực phẩm này.

Viêm da dị ứng nên tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ

Đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ ảnh hưởng đến người bị viêm da dị ứng không chỉ qua cảm giác kích thích, mà còn thông qua nhiều cơ chế sinh học phức tạp trong cơ thể. Những loại thực phẩm này có thể làm gia tăng phản ứng viêm, rối loạn hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến quá trình giải độc và làm suy yếu hàng rào bảo vệ da – tất cả đều khiến tình trạng viêm da dị ứng trở nên nặng hơn.

Khi ăn đồ cay như ớt, cơ thể tiếp nhận capsaicin – một hợp chất kích thích các thụ thể nhiệt TRPV1 trong da và niêm mạc. Điều này làm gia tăng cảm giác nóng rát, đồng thời thúc đẩy sự giải phóng histamin từ các tế bào mast. Histamin là chất trung gian gây ngứa, nổi mẩn, đỏ da – đặc trưng của phản ứng viêm dị ứng. Ở người có cơ địa mẫn cảm, hiện tượng này có thể kéo dài và lan rộng hơn bình thường.

Thức ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt là chất béo bão hòa và trans fat, kích hoạt các con đường viêm nội sinh. Những chất béo này làm tăng sản xuất các cytokine tiền viêm như TNF-α, IL-6 và CRP (C-reactive protein). Những chất trung gian này không chỉ gây viêm tại ruột mà còn lan đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả da, khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, tăng tính thấm, từ đó khiến da dễ kích ứng và nhiễm trùng.

Viêm da dị ứng kiêng ăn đồ cay nóng nhiều dầu mỡ

Bên cạnh đó, gan đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa chất béo và thải độc. Khi nạp quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, gan phải làm việc quá tải để phân giải lipid và loại bỏ các gốc tự do sinh ra trong quá trình này. Nếu chức năng gan bị suy giảm, các chất độc, chất béo chưa chuyển hóa và sản phẩm phụ của viêm có thể tích tụ trong máu. Những chất này kích thích phản ứng miễn dịch và thường biểu hiện ra ngoài bằng các vấn đề về da như mẩn đỏ, khô, ngứa – đặc trưng của viêm da dị ứng.

Ngoài ra, các món cay nóng còn khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi, mất nước và rối loạn cân bằng điện giải. Khi da mất nước, lớp biểu bì bị khô, nứt nẻ, làm suy yếu hàng rào bảo vệ tự nhiên. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn, dị nguyên và các yếu tố kích thích từ môi trường dễ dàng xâm nhập, làm cho tình trạng viêm da dị ứng kéo dài và khó điều trị hơn.

Tóm lại, dưới góc độ sinh học, đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ làm tăng viêm, kích thích miễn dịch, cản trở chức năng gan và làm hư hại hàng rào bảo vệ da. Vì vậy, người bị viêm da dị ứng cần tuyệt đối hạn chế nhóm thực phẩm này để tránh làm trầm trọng thêm bệnh lý.

Thực phẩm chế biến sẵn

Viêm da dị ứng kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn

Đồ ăn chế biến sẵn, điển hình như lạp xưởng, xúc xích, dăm bông, thịt đóng hộp,…nằm trong danh sách những thực phẩm người bệnh viêm da dị ứng không nên ăn. Nguyên nhân là do những thực phẩm này chứa nhiều chất phụ gia và chất bảo quản hoá học, làm tăng nguy cơ ngộ độc và dị ứng. Người bệnh viêm da dị ứng nếu ăn nhiều thực phẩm này có thể khiến tình trạng viêm ngứa, mẩn đỏ nghiêm trọng và ngày càng lan rộng.

Viêm da dị ứng nên kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều đường

Người bị viêm da dị ứng nên kiêng thực phẩm chứa nhiều đường vì đường ảnh hưởng đến cơ thể thông qua nhiều cơ chế sinh học có thể làm trầm trọng thêm phản ứng viêm và rối loạn miễn dịch. Những tác động này không chỉ xảy ra trong máu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng da.

Khi tiêu thụ đường, đặc biệt là đường tinh luyện (glucose, fructose), lượng đường huyết trong máu tăng nhanh, kích thích cơ thể sản xuất insulin để duy trì cân bằng. Tuy nhiên, mức insulin cao có thể kích hoạt con đường viêm NF-κB – một yếu tố phiên mã có vai trò chính trong việc khởi phát và duy trì phản ứng viêm mạn tính. Hệ quả là cơ thể giải phóng các cytokine tiền viêm như IL-6, TNF-α, từ đó làm tăng mức độ viêm ở da, khiến tình trạng viêm da dị ứng trở nên nặng hơn, kéo dài hơn và ngứa nhiều hơn.

Đường còn làm tăng sản xuất các gốc tự do (ROS – reactive oxygen species) trong quá trình chuyển hóa, gây stress oxy hóa lên tế bào. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào da, làm giảm chức năng hàng rào bảo vệ biểu bì và làm tăng tính thấm của da đối với các chất gây dị ứng từ bên ngoài. Da dễ bị kích ứng, bong tróc, khô rát và nhiễm khuẩn thứ phát – những biến chứng phổ biến của viêm da dị ứng khi không được kiểm soát tốt.

Viêm da dị ứng kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều đường

Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột – vốn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa miễn dịch. Sự mất cân bằng hệ vi sinh vật (dysbiosis) làm suy yếu hệ miễn dịch niêm mạc và làm tăng tính nhạy cảm của cơ thể đối với các dị nguyên, từ đó gia tăng nguy cơ bùng phát các phản ứng dị ứng ngoài da.

Nhìn chung, thực phẩm nhiều đường làm tăng phản ứng viêm, gây stress oxy hóa, rối loạn miễn dịch và làm hư hại hàng rào bảo vệ da – tất cả đều khiến viêm da dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần hạn chế tối đa đường tinh luyện và thực phẩm ngọt để hỗ trợ quá trình phục hồi và duy trì làn da khỏe mạnh.

Viêm da dị ứng cần lưu ý gì?

Viêm da dị ứng là bệnh lý mãn tính, có xu hướng kéo dài và tái phát nhiều lần trong đời,. Hiện bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị viêm da dị ứng dứt điểm hoàn toàn nên người bệnh chỉ có thể dựa vào thuốc để cải thiện, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, đồng thời kiểm soát nguy cơ tái phát bằng cách chăm sóc da đúng cách bà điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

chế độ ăn kiêng cần lưu ý khi viêm da dị ứng

Dưới đây là một số vấn đề người bệnh viêm da dị ứng cần lưu ý để tránh nguy cơ bùng phát bệnh trong tương lai:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường độ ẩm và giảm tình trạng khô, bong tróc da.
  • Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng khỏi thực đơn ăn uống. Hạn chế dung nạp nhóm thực phẩm có thể khiến tình trạng viêm da tiến triển nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, da, lông động vật,…
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu,… để duy trì độ ẩm cho da, giúp giảm tình trạng khô, nứt nẻ, từ đó làm dịu cơn ngứa.
  • Tránh cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da dị ứng. Điều này giúp ngăn chặn tổn thương da lan rộng và phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không nên tắm nước nóng, thay vào đó hãy hòa một ít baking soda vào nước ấm để tắm, sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch mềm và thoa kem dưỡng ẩm.
  • Lựa chọn trang phục phù hợp, ưu tiên quần áo rộng rãi, thoáng khí, làm từ chất liệu mềm mại như cotton để tránh ma sát và kích ứng da.
  • Dùng thuốc điều trị viêm da dị ứng đúng hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát triệu chứng viêm ngứa, nổi mẩn đỏ.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng viêm da dị ứng. Bằng cách kiêng nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, bạn có thể ngăn chặn viêm da tiến triển nặng và hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh trong tương lai. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề viêm da dị ứng kiêng ăn gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0869 725 632 – 0396 875 319 để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp miễn phí.

Đánh giá post

map phòng khám map phòng khám mobile
21 26 28 35 44 51