banner

Viêm da tiếp xúc có lây không làm sao để phòng tránh hiệu quả

Thẩm định nội dung

Nguyễn Thị Quy

Giới thiệu Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa Da liễu Nguyễn Thị Quy Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I Da liễu tại trường Đại học y Hà Nội, Nguyên Trưởng khoa Da liễu tại bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện da liễu Trung Ương. Trưởng khoa Da liễu tại Đa khoa Quốc tế Hà Nội

Viêm da tiếp xúc là một vấn đề da liễu khá phổ biến, xảy ra khi da phản ứng với một chất kích thích hoặc dị ứng. Những triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa rát hay phồng rộp đôi khi khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt là về câu hỏi viêm da tiếp xúc có lây không? Không chỉ khiến người bệnh lo lắng, mà những người xung quanh cũng có thể dè chừng khi tiếp xúc.

Bài viết Viêm da tiếp xúc có lây không làm sao để phòng tránh? có sự tham vấn chuyên môn bởi ThS.BS Da liễu Nguyễn Thị Quy – Nguyên Trưởng khoa Da liễu bệnh viện Da liễu TW, bệnh viện Thanh Nhàn.

Sơ lược về bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da do da phản ứng với các tác nhân kích thích hoặc dị ứng từ môi trường. Bệnh da liễu này thường gây ra mẩn đỏ, ngứa, rát hoặc phồng rộp tại vùng da tiếp xúc với chất gây kích ứng.

Có hai loại chính là viêm da tiếp xúc kích ứng (do hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa) và viêm da tiếp xúc dị ứng (do phản ứng miễn dịch với chất gây dị ứng như kim loại, mỹ phẩm, phấn hoa). Bệnh không gây nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt nếu không được xử lý đúng cách.

viêm da tiếp xúc có lây không

Viêm da tiếp xúc có lây không?

Bản chất của viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm của da khi tiếp xúc với một chất kích thích hoặc chất gây dị ứng, không phải do vi khuẩn, virus hay nấm, nên không thể truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc thông thường.

Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Do tiếp xúc với hóa chất mạnh, xà phòng, chất tẩy rửa, kim loại, hoặc các chất khác gây kích ứng da. Nếu một người chạm vào cùng một chất kích ứng, họ cũng có thể bị viêm da tiếp xúc, nhưng đây không phải là sự lây nhiễm mà là do tiếp xúc với cùng một tác nhân gây bệnh.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với một chất gây dị ứng (như nhựa cây, mỹ phẩm, thuốc nhuộm). Những người có cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc với cùng một chất có thể bị viêm da, nhưng điều này cũng không phải do lây nhiễm.
  • Trường hợp đặc biệt: Nếu viêm da tiếp xúc có biến chứng nhiễm trùng (do gãi nhiều làm tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập), vi khuẩn từ vết thương hở có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ cá nhân, nhưng đó là nhiễm trùng da chứ không phải viêm da tiếp xúc.

Viêm da tiếp xúc không lây từ người sang người. Để tránh tái phát hoặc lan rộng trên chính cơ thể mình, người bệnh nên xác định và tránh xa tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng, đồng thời chăm sóc da đúng cách.

viêm da tiếp xúc có lây không 1

Viêm da tiếp xúc có lan ra không?

Đặc điểm của viêm da tiếp xúc là thường bị tại chỗ, các triệu chứng bệnh xuất hiện tại vị trí tiếp xúc với chất gây kích ứng hay dị ứng. Nên bệnh thường ít lây lan ra các khu vực lân cận hay toàn thân. Trừ trường hợp người bệnh mắc viêm da tiếp xúc dị ứng do hóa chất như sữa tắm, dầu gội thì có thể lan toàn thân.

Viêm da tiếp xúc khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Hơn nữa, các ban đỏ, mụn nước, bọng nước gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt, trường hợp người bệnh gãi mạnh để giảm cơn ngứa còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Vì thế, người bệnh nên khắc phục viêm da tiếp xúc càng sớm càng tốt.

Viêm da tiếp xúc điều trị như nào hiệu quả?

Để chữa viêm da tiếp xúc hiệu quả, đầu tiên, người bệnh cần xác định được tác nhân gây viêm, sau đó tránh tiếp xúc với yếu tố đó để bệnh không tiến triển nặng, giảm triệu chứng ngứa ngáy, đau rát.

Trường hợp viêm da tiếp xúc với mức độ tổn thương trung bình đến nặng, lan rộng toàn thân thì người bệnh có thể phải sử dụng thuốc đặc hiệu. Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc thường là thuốc bôi dạng kem hoặc mỡ, dùng tại chỗ – vị trí bị viêm, có tác dụng làm mềm da, giảm đau, ngứa ngáy.

viêm da tiếp xúc có lây không 2

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định kết hợp dùng thuốc đường uống với trường hợp viêm nặng để nâng cao hiệu của chữa bệnh. Hầu hết tình trạng viêm da tiếp xúc được kiểm soát tốt sau khi dùng thuốc.

Nếu người bệnh bị viêm da tiếp xúc có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc nguy cơ cao bị nhiễm trùng, bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn thuốc kháng khuẩn để tiêu diệt tác nhân gây bệnh, thuyên giảm triệu chứng bệnh, ngừa biến chứng.

Lưu ý khi điều trị viêm da tiếp xúc

Khi điều trị viêm da tiếp xúc, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:

Không tự ý dùng thuốc

Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về chữa viêm da tiếp xúc. Bởi có một số loại thuốc bôi có hoạt tính cao, nếu dùng quá liều hoặc thời gian dài có thể gây ra biến chứng khó lường như bỏng rát da, teo da, hoại tử da hay khiến làm tăng nguy cơ phát triển viêm da tiếp xúc kích ứng hơn.

Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Để bệnh thuyên giảm nhanh chóng, thời gian khỏi bệnh viêm da tiếp xúc ngắn, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về loại thuốc, liều dùng, thời gian sử dụng. Tuyệt đối không được bỏ dở giữa chừng khi thấy bệnh thuyên giảm hay dùng quá liều để tránh những biến chứng không mong muốn.

Sinh hoạt hợp lý để kiểm soát bệnh tốt, không tái phát

Để bệnh viêm da tiếp xúc được kiểm soát tốt cũng như hạn chế tình trạng tái phát, ngoài việc sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị, người bệnh cũng cần chú trọng tới vấn đề sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:

  • Tránh tiếp xúc với chất gây viêm da. Trường hợp không thể tránh tiếp xúc với chất gây kích ứng, dị ứng da do tính chất công việc, nghề nghiệp thì người bệnh có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ da như: Sử dụng khẩu trang lọc không khí, đeo mặt nạ khi làm việc, dùng găng tay dài, bảo hộ lao động khi làm việc,…
  • Không dùng tay gãi, cào vùng da bị tổn thương để tránh nguy cơ nhiễm trùng
  • Khi bị viêm da tiếp xúc ở tay, chân thì nên rửa sạch và lau khô tay khi tiếp xúc với nước.
  • Dùng dưỡng ẩm tay để giữ ẩm da
  • Khi sử dụng sản phẩm mới, hãy thử một lượng nhỏ trên da ở cổ tay và quan sát trong vòng 24 giờ để kiểm tra phản ứng da.
  • Ưu tiên những loại quần áo được làm từ chất vải cotton hoặc sợi tự nhiên để ngăn chặn đổ mồ hôi và giảm ma sát trên da. Tránh các loại vải như len, lụa và polyester có thể gây kích ứng da.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh khu vực sống thường xuyên.
  • Giữ ẩm không khí trong phòng
  • Hạn chế các loại thực phẩm gây kích thích đến da như hải sản, thực phẩm giàu đạm, muối chua, đồ cay nóng và chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,..).
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho da, có tác dụng đẩy nhanh quá trình hồi phục như rau củ chứa nhiều vitamin E, C.
  • Uống đủ nước mỗi ngày

Cách phòng tránh viêm da tiếp xúc

viêm da tiếp xúc có lây không 3

Tránh tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng

Để phòng tránh viêm da tiếp xúc, điều quan trọng nhất là xác định và tránh xa các chất có thể gây kích ứng hoặc dị ứng cho da. Hóa chất trong xà phòng, nước rửa chén, mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, kim loại như nickel trong trang sức đều có thể là nguyên nhân. Việc đọc kỹ thành phần sản phẩm trước khi sử dụng sẽ giúp hạn chế nguy cơ kích ứng da.

Sử dụng đồ bảo hộ khi cần thiết

Nếu phải tiếp xúc với hóa chất hoặc các chất có nguy cơ gây viêm da, hãy sử dụng đồ bảo hộ phù hợp. Đeo găng tay khi rửa chén, lau dọn, tiếp xúc với dung môi hay hóa chất công nghiệp sẽ giúp bảo vệ da tay. Khi làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn, hóa chất hoặc cây cỏ dễ gây dị ứng, việc mang quần áo dài, khẩu trang cũng là cách hiệu quả để giảm nguy cơ kích ứng da.

Chăm sóc và bảo vệ da đúng cách

Giữ cho da luôn sạch sẽ và đủ độ ẩm là một cách giúp da khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị kích ứng. Sau khi tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài, hãy rửa sạch da bằng nước và sữa rửa mặt hoặc sữa tắm dịu nhẹ. Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên giúp duy trì hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, tránh tình trạng khô da làm tăng nguy cơ kích ứng.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị viêm da tiếp xúc với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tại đây, bạn sẽ được kiểm tra, xác định nguyên nhân gây kích ứng hoặc dị ứng và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc bôi, thuốc uống kháng viêm, kháng histamin hoặc liệu pháp phục hồi da để giảm triệu chứng. Với trang thiết bị hiện đại và phác đồ điều trị cá nhân hóa, phòng khám giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, ngăn ngừa tái phát hoàn toàn.

Lo lắng về việc “viêm da tiếp xúc có lây không” là điều dễ hiểu, nhưng khi đã nắm rõ bản chất của bệnh, bạn có thể an tâm hơn. Dù không lây từ người sang người, viêm da tiếp xúc vẫn có thể lan rộng trên da nếu không được kiểm soát đúng cách. Bảo vệ làn da khỏi các tác nhân kích ứng và chăm sóc đúng phương pháp sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Nếu cần tư vấn thêm hoặc thăm khám, hãy liên hệ Hotline 0869 725 632 – 0396 875 319 để được hỗ trợ kịp thời.

Đánh giá post

banner
map phòng khám map phòng khám mobile
21 26 28 35 44 51