banner

Bác sĩ chuyên khoa là gì sự khác nhau giữa bác sĩ CKI và bác sĩ CKII

Thẩm định nội dung

Bác Sĩ Tạ Hồng Duyên

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên Chuyên khoa I sản - phụ khoa Đa khoa Quốc Tế Hà Nội, Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Nỗi băn khoăn của hầu hết người bệnh khi lựa chọn bác sĩ thăm khám là nên chọn bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II. Những chức danh đó có ý nghĩa như thế nào và sự khác biệt giữa bác sĩ chuyên khoa I và II là gì? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích cụ thể bác sĩ chuyên khoa là gì cũng như giúp người đọc phân biệt bác sĩ chuyên khoa I và bác sĩ chuyên khoa II.

Bác sĩ chuyên khoa là gì?

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa là những người có chuyên môn cao trong lĩnh vực y khoa cụ thể như thần kinh, hệ tiêu hoá, sản phụ khoa, nam khoa, nhi,… Các bác sĩ chuyên khoa không chỉ khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lý mà còn có trách nhiệm tư vấn, cung cấp thông tin hữu ích về tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Vì thế mà các bác sĩ chuyên khoa đều phải trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu sau đại học, đảm bảo nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Từ đó có khả năng phân tích tình huống phức tạp và đưa ra các quyết định về phương pháp điều trị chính xác, nhằm giải quyết các trường hợp lâm sàng khác nhau.

Tại Việt Nam, chương trình đào tạo của các trường cao đẳng, đại học liên quan đến Y khoa thường kéo dài trong 6 năm. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên y khoa đã trở thành bác sĩ nhưng vẫn chưa được phép hành nghề. Để được chính thức chữa bệnh cho người dân, các “bác sĩ tập sự” cần học thêm ít nhất 18 tháng mới được cấp chứng chỉ hành nghề.

bác sĩ chuyên khoa

Ngoài ra, nếu muốn học tiếp lên bác sĩ chuyên khoa 1 (CKI), chuyên khoa 2 (CKII), các bác sĩ cần khoảng 2 – 4 năm để đào tạo chuyên sâu cũng như trau dồi kiến thức khi làm việc thực tế.

Phân biệt bác sĩ chuyên khoa I và bác sĩ chuyên khoa II

Bác sĩ chuyên khoa I và II là phân cấp trình độ của các bác sĩ sau đại học. Để được cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, II, các bác sĩ cần hoàn thành các chương trình tạo theo quy định. Quy chế đào tạo được ban hành kèm theo Quyết định 1635/2001/QĐ-BYT, 1636/2001/QĐ-BYT và 1637/2001/QĐ-BYT ngày 25/05/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bác sĩ chuyên khoa I là gì?

Bác sĩ chuyên khoa I (BSCKI) là người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực hành lâm sàng chuyên về một lĩnh vực y khoa cụ thể nào đó. Bác sĩ chuyên khoa I sẽ được cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I sau khi hoàn thành các khóa đào tạo theo Quy chế đào tạo được ban hành kèm theo Quyết định 1635/2001/QĐ-BYT, 1636/2001/QĐ-BYT và 1637/2001/QĐ-BYT ngày 25/05/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Một sinh viên Y khoa muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa I cần ít nhất 3 năm để lấy chứng chỉ BSCKI. Trong năm đầu tiên, sinh viên phải học để trở thành bác sĩ chuyên khoa định hướng trước, sau đó học tiếp thêm 2 năm nữa để lấy bằng chuyên khoa I. Vì thế, bác sĩ chuyên khoa 1 sẽ có vị trí cao hơn bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa định hướng.

bác sĩ chuyên khoa I

Để học lấy chứng chỉ bác sĩ chuyên khoa I thì các bác sĩ cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Về kinh nghiệm lâm sàng, cần đảm bảo từ 12 tháng trở lên
  • Vệ độ tuổi, bác sĩ nam không quá 50 tuổi, bác sĩ nữ không quá 45 tuổi

Một số bác sĩ chuyên khoa I sản phụ khoa nổi tiếng tại Hà Nội:

  • Bác sĩ CKI Sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên

Bác sĩ CKI - Sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên

Bác sĩ chuyên khoa I Tạ Thị Hồng Duyên là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Sản phụ khoa. Trong suốt quá trình làm việc, bác sĩ đã không ngừng học hỏi và  trau dồi kiến thức chuyên môn, nhờ đó đạt được nhiều thành tích cũng như danh hiệu quan trọng trong sự nghiệp của mình như Bác sĩ ưu tú,  top 10 bác sĩ giỏi tại miền Bắc, …

  • Bác sĩ CKI Sản phụ khoa Nguyễn Thị Phương Loan

Bác sĩ CKI - Sản phụ khoa Nguyễn Thị Phương Loan

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Phương Loan, nguyên Phó Giám Đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản thành phố có hơn 20 kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa. Trong suốt quá trình công tác, bác sĩ đã không chỉ khẳng định được chuyên môn, tay nghề kỹ năng giỏi mà còn gặt hái được hàng loạt thành tựu ấn tượng như danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, 5 năm liên tiếp đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và lọt top 10 bác sĩ Phụ khoa hàng đầu miền Bắc.

  • Bác sĩ CKI Sản phụ khoa Bùi Thị Hường

Bác sĩ CKI - Sản phụ khoa Bùi Thị Hường

Bác sĩ Bùi Thị Hường có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm khám, điều trị các bệnh phụ khoa, bệnh xã hội và tư vấn sức khỏe sinh sản. Bác sĩ có thâm niên công tác tại các bệnh viện phụ sản danh tiếng của thủ đô. Với năng lực chuyên môn cao cùng sự tận tâm, hết lòng vì người bệnh, bác sĩ đã giúp hàng nghìn chị em phụ nữ vượt qua bệnh tật, tìm lại sự cân bằng và niềm hạnh phúc trong cuộc sống.

Bác sĩ chuyên khoa II là gì?

Bác sĩ chuyên khoa II là những người nắm vai trò chủ chốt tại các cơ sở y tế. Họ là những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp II sau khi hoàn thành các chương trình đào tạo theo Quy chế đào tạo được ban hành bởi Bộ Y tế.

Xét về mặt trình độ thì bác sĩ chuyên khoa II thường có kiến thức sâu, rộng hơn so với bác sĩ chuyên khoa I. Do đó, các BSCKI nếu muốn nâng cấp trình độ chuyên môn cần học chuyên sâu khoảng 2 năm để trở thành BSCKII.

bác sĩ chuyên khoa II

Để trở thành bác sĩ chuyên khoa 2, các bác sĩ cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Là bác sĩ chuyên khoa 1 hoặc có bằng thạc sĩ đăng ký đúng ngành hoặc chuyên ngành được đào tạo ở chuyên khoa 1
  • Tốt nghiệp chuyên khoa 1 hoặc có thâm niên chuyên môn 36 tháng sau khi tốt nghiệp thạc sĩ kèm theo chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh
  • Về độ tuổi, bác sĩ nam không quá 55 tuổi, bác sĩ nữ không quá 50 tuổi

Một số bác sĩ chuyên khoa II Ngoại – Nam học tiêu biểu tại khu vực phía bắc:

Bác sĩ CKII Ngoại – Nam học Lê Đỗ Nguyên

Bác sĩ CKII - Nam học Lê Đỗ Nguyên

Bác sĩ CKII Ngoại Tiết niệu – Nam học Lê Đỗ Nguyên có thâm niên hơn 30 năm làm việc trong lĩnh vực khám, chữa bệnh nam khoa, bệnh tiết niệu và bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong suốt sự nghiệp của mình, bác sĩ Nguyên luôn tận tụy và cống hiến hết mình cho sự nghiệp chữa bệnh cứu người. Với những đóng góp nổi bật ấy, bác sĩ vinh dự được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú và nhiều năm liền được công nhận là bác sĩ xuất sắc.

Bác sĩ CKII Ngoại – Nam học Trần Mạnh Hiển

Bác sĩ CKII - Nam học Trần Mạnh Hiển

Bác sĩ CKII Ngoại – Nam học Trần Mạnh Hiển, nguyên Trưởng khoa cấp cứu Ngoại, bệnh viện Thanh Nhàn nhiều năm liền lọt top bác sĩ Ngoại – Nam học giỏi khu vực phía Bắc. Bác sĩ từng tu nghiệp tại nước ngoài cũng như tham dự nhiều hội thảo, hội nghị, khóa đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Ngoại tiết niệu – Nam học để nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ nghề nghiệp. Trong suốt 30 năm làm việc,bác sĩ đã thăm khám, điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lý tinh hoàn, tuyến tiền liệt, rối loạn chức năng sinh lý, chẩn đoán vô sinh nam,…

Bác sĩ CKII – Da liễu Nguyễn Thị Quy

Bác sĩ CKII - Da Liễu Nguyễn Thị Quy

bác sĩ chuyên khoa Da liễu Nguyễn Thị Quy, tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I Da liễu tại trường Đại học y Hà Nội. Nguyên Trưởng khoa Da liễu tại bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện da liễu Trung Ương. Trưởng khoa Da liễu tại Đa khoa Quốc tế Hà NộiThành viên tổ chức chuyên môn, Hội khoa họcThành viên Hội Da liễu Thành viên Hội chuyên ngành Da liễu.

Lựa chọn bác sĩ chuyên khoa phù hợp bằng cách nào?

Khi lựa chọn bác sĩ chuyên khoa phù hợp, việc tìm kiếm thông tin từ các nguồn uy tín và đáng tin cậy rất quan trọng. Dưới đây là một số nguồn thông tin bạn nên tham khảo để đảm bảo sự lựa chọn đúng đắn:

  • Tìm kiếm thông tin từ người thân, bạn bè

Đây là nguồn thông tin đầu tiên và dễ tiếp cận nhất. Họ sẽ đưa ra những đánh giá tin cậy và chân thực nhất về thái độ của bác sĩ, hiệu quả điều trị, thậm chí là chất lượng dịch vụ và chi phí điều trị tại cơ sở y tế mà bác sĩ đang làm việc.

  • Tìm hiểu thông tin qua phản hồi của bệnh nhân khác.

Bạn có thể truy cập các trang web hoặc ứng dụng y tế có chức năng đánh giá bác sĩ và cơ sở y tế, ví dụ như Google Map, Google Reviews, Facebook,… Sau đó đọc, tìm hiểu các bình luận về thái độ, kỹ năng chuyên môn và hiệu quả điều trị của bác sĩ. Cẩn thận với những đánh giá quá tích hoặc quá tiêu cực, nên so sánh nhiều phản hồi để có cái khách quan hơn.

  • Xác minh thông tin bác sĩ qua web chính thức của Bộ Y tế và các cơ quan y tế.

Bạn hãy truy cập vào trang web của Bộ Y tế, Sở Y tế địa phương hoặc các Hiệp hội y tế để kiểm tra thông tin cá nhân, lĩnh vực chuyên khoa, các chứng chỉ chuyên môn và số năm công tác của từng bác sĩ. Từ đó bạn sẽ xác định liệu họ có phù hợp với nhu cầu điều trị của mình hay không.

  • Tham gia các diễn đàn sức khỏe

Các diễn đàn hoặc nhóm trực tuyến về sức khỏe như Webtretho, Lamchame,… là nơi  thường chia sẻ kinh nghiệm thực tế về quá trình chữa bệnh. Tham gia những diễn đàn này, bạn sẽ được biết được những đánh giá chi tiết và chân thực về bệnh lý cũng như các bác sĩ từ góc nhìn của bệnh nhân.

Một số câu hỏi liên về bác sĩ chuyên khoa

Về bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ đa khoa khác nhau như thế nào?

Về kiến thức, bác sĩ đa khoa được đào tạo nhiều lĩnh vực y học khác nhau, từ ngoại khoa, nhi khoa, sản phụ khoa, đến tâm lý – thần kinh, da liễu, tai mũi họng. Họ có kiến thức cơ bản về bệnh lý cũng như các phương pháp điều trị. Trong khi đó, bác sĩ chuyên khoa được đào tạo nâng cao, tập trung vào một lĩnh vực y học cụ thể nên nếu xét về kiến thức thì bác sĩ đa khoa không chuyên sâu bằng bác sĩ chuyên khoa.

Về quy trình khám chữa bệnh, bác sĩ đa khoa tập trung vào việc khám, chẩn đoán và đưa ra các phương án điều trị ban đầu bao gồm chỉ dẫn xét nghiệm hoặc kê đơn thuốc. Trong khi đó bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán chuyên sâu, tập trung nghiên cứu và áp dụng những phương pháp điều trị tiên tiến cho từng trường hợp bệnh cụ thể.

Bác sĩ chuyên khoa I có giỏi hơn bác sĩ chuyên khoa II không? Nên khám BSCKI hay BSCKII?

Bác sĩ chuyên khoa 1 và 2 đều là nguồn nhân lực chủ chốt của ngành y tế, có vai trò quan trọng trong quá trình thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Xét về mặt trình độ thì BSCKII thường có kiến thức sâu, rộng hơn so với BSCKII. Bởi để được cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, bác sĩ chuyên khoa I cần hoàn thành các khóa đào tạo theo quy định trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, không thể đánh giá BSCKII thăm khám giỏi hơn BSCKI nếu chỉ dựa vào bằng cấp và thời gian học tập. Bởi lẽ chuyên môn bác sĩ cũng như chất lượng khám chữa bệnh còn phụ thuộc vào khả năng tự trau dồi kiến thức cũng như kiến thức thực tế và  kinh nghiệm hành nghề.

Nên khám bác sĩ chuyên khoa II hay thạc sĩ?

Căn cứ pháp lý Mục III.1 Thông tư liên tịch 30/2003/TTLT-BGDĐT-BYT, người có bằng chuyên khoa cấp I có trình độ tương đương thạc sĩ và có thể chuyển đổi lấy bằng thạc sĩ y học nếu đáp ứng một số điều kiện về giấy tờ, thủ tục liên quan. Trong khi đó, bác sĩ chuyên khoa 2 có thể chuyển đổi sang bằng tiến sĩ với theo quy định tại Mục III.4 Thông tư liên tịch 30/2003/TTLT-BGDĐT-BYT. Nếu xét về trình độ chuyên môn thì bác sĩ chuyên khoa 2 sẽ cao hơn thạc sĩ. Do đó, bạn có thể cân nhắc khám, điều trị bệnh với BSCKII.

Qua nội dung bài viết chia sẻ, bạn đọc sẽ nắm được bác sĩ chuyên khoa là gì, biết cách phân biệt bác sĩ chuyên khoa I và bác sĩ chuyên khoa II. Đồng thời có thêm kinh nghiệm lựa chọn bác sĩ chuyên khoa phù hợp khi cần thăm khám. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0869 725 632 – 0396 875 319 để được hỗ trợ miễn phí 24/24.

5/5 - (1 bình chọn)

banner
map phòng khám map phòng khám mobile
21 26 28 35 44 51