Viêm da cơ địa ở tay, chân, mặt Nguyên nhân Hình ảnh và giải pháp điều trị
Viêm da cơ địa là một trong những bệnh da liễu phổ biến, khiến người bệnh luôn trong trạng thái ngứa rát khó chịu. Các triệu chứng này có thể trải khắp trên bề mặt da từ bàn tay, ngón tay, lòng bàn tay cho đến ngón chân, bàn chân, lòng bàn chân. Bệnh viêm da cơ địa ở tay,chân, mặt hoàn toàn có thể chữa khỏi, không gây biến chứng nếu như được điều trị sớm và đúng phương pháp.
Bài viết hôm nay sẽ là sự chia sẻ của chuyên gia Nguyễn Thị Quy về bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân cùng với các vị trí khác trên cơ thể. Các bạn hãy tham khảo để biết cách bảo vệ mình, ngăn chặn biến chứng, phòng tránh bệnh.
Nội dung bài viết:
Viêm da cơ địa ở tay chân mặt là gì?
Viêm da cơ địa ở tay, chân là một biến thể của bệnh viêm da cơ địa – Một trong những bệnh da liễu phổ biến có đến 20 % dân số mắc phải. Viêm da cơ địa ở tay chân là bệnh ngoài da do người bệnh tiếp xúc với vi khuẩn, các chất hóa học hoặc do gen di truyền gây ra. Khi mắc bệnh, niêm mạc da tại mặt, ngón tay, bàn tay, ngón chân sẽ bị tổn thương, nổi nốt sần đỏ kèm theo nhiều mụn nước li ti, khi các mụn nước bị vỡ chúng sẽ tiết dịch, gây bội nhiễm khiến vùng da bị viêm sưng, mưng mủ. Đến khi đóng vảy, lớp da bị bong tróc, gây cảm giác ngứa rát khó chịu.
Viêm da cơ địa ở tay, chân, mặt mặc dù dễ kiểm soát và dễ điều trị hơn so với viêm da cơ địa ở mông, háng, lưng…. Nhưng nếu người bệnh không điều trị đúng cách cũng như không biết cách chăm sóc, thường xuyên để bàn tay, bàn chân tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng, dị ứng sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng hơn, việc điều trị cũng khó khăn hơn.
Ngoài ra, bệnh viêm da cơ địa ở tay chân hay mặt cũng có thể lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể, khiến người bệnh bị viêm da cơ địa toàn thân, da bị viêm nhiễm, nhiễm trùng. Viêm da cơ địa dù xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, tình trạng bong tróc của da cũng sẽ gây mất thẩm mỹ, người bệnh tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp với mọi người. Để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm của bệnh, người bệnh cần nắm bắt được các triệu chứng của bệnh để thăm khám và điều trị bệnh sớm.
Nguyên nhân viêm da cơ địa ở tay chân và mặt
Nói về nguyên nhân gây viêm da cơ địa toàn thân, hoặc bất cứ vị trí nào như tay, chân, mặt; Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Thị Quy, Trưởng khoa da liễu phòng khám Đa Khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: “Hiện nay, vẫn chữa xác định chính xác nguyên nhân gây viêm da cơ địa. Nhưng những yếu tố dưới đây chính là tác nhân là tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa ngón tay; viêm da cơ địa bàn chân…:
Yếu tố di truyền
Trong gia đình nếu có người thân như cha mẹ hoặc ông bà có tiền sử mắc bệnh viêm da cơ địa ở mặt, miệng, môi, chân và tay…. thì những thế hệ sau như con, cháu cũng rất dễ mắc bệnh. Những người bị mắc viêm da cơ địa do di truyền dễ bị viêm da cơ địa bẩm sinh tức là bị bệnh từ khi còn là trẻ sơ sinh.
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất
Với những người thường xuyên tiếp xúc với bột giặt, nước rửa chén, nước tẩy vệ sinh như công nhân giặt là, thợ làm tóc, nhân viên y tế, người làm công việc nội trợ…, có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa ở ngón tay, ngón chân cao hơn gấp nhiều lần so với người bình thường, không tiếp xúc hóa chất.
Do dị ứng
Nếu da của bạn quá nhạy cảm, khi tiếp xúc với môi trường quá nóng, quá lạnh, thời tiết hanh khô hay bị côn trùng cắn,… cũng dễ bị kích ứng và biến triển thành viêm da cơ địa ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như viêm da cơ địa ở môi, mắt, miệng.
Hệ miễn dịch bị rối loạn
Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên thức khuya sẽ khiến đồng hồ sinh học cơ thể bị xáo trộn, hệ miễn dịch bị suy giảm, làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa.
Căng thẳng, stress kéo dài
Ngoài các yếu tố nêu trên thì viêm da cơ địa trên mặt, vùng mắt… còn do căng thẳng, stress kéo dài gây ra. Tinh thần căng thẳng kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng, nồng độ IgE tăng nhanh các triệu chứng viêm da cơ địa ở đầu, da đầu sẽ bùng phát.
Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa trên từng vị trí
Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên, thường thấy bệnh phổ biến ở vùng tay, má, mặt, ngón tay, bàn chân:
Viêm da cơ địa ở tay
Bàn tay, ngón tay, lòng bàn tay là những vị trí dễ bị viêm da cơ địa nhất. Nguyên nhân là do bàn tay thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng như nước rửa chén, xà pòng, bột giặt, lông động vật,…
Viêm da cơ địa bàn tay được chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng điển hình sau:
Giai đoạn cấp tính:
- Trên da xuất hiện các nốt ban đỏ hình tròn, ranh giới giữa các nốt ban thường không rõ ràng.
- Làn da trở nên sần sùi, các mụn nước nhỏ li ti bắt đầu xuất hiện, gây cảm giác ngứa. Nếu người bệnh dùng tay để gãi sẽ gây trầy xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Viêm da cơ địa tay giai đoạn bán cấp:
Viêm da cơ địa ngón tay giai đoạn cấp tính nếu như không điều trị bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn bán cấp với các triệu chứng:
- Da không phù nề, không tiết dịch nhưng lại nổi sần nhiều hơn.
- Bề mặt da xuất hiện các vết nứt, gây đau nhức khó chịu.
Viêm da cơ địa ngón tay giai đoạn mạn tính:
Viêm da cơ địa ngón tay giai đoạn mạn tính chính là hậu quả của viêm da cơ địa giai đoạn cấp và bán cấp không được điều trị dứt điểm. Lúc này da đã bị lichen hóa, tức là da trở nên khô và dày hơn, tình trạng da bị nứt sẽ lan rộng ra khắp lòng bàn tay, niêm mạc da tại vị trí bị tổn thương sẽ trở nên sẫm màu hơn, đồng thời bắt đầu bị bong tróc, mức độ ngứa cũng trở nên dữ dội hơn.
Bệnh ở giai đoạn này rất khó điều trị, hơn nữa bệnh lại rất dễ tái phát, người bệnh có thể sẽ phải chung sống với bệnh suốt đời.
Viêm da cơ địa ở chân
Viêm da cơ địa ở chân là một dạng viêm da mãn tính ở toàn bộ chân, bàn chân, lòng bàn chân, ngón chân,…. Bệnh có thể tái phát nhiều lần, với các triệu chứng điển hình như da khô, ngứa ngáy, mụn nước, viêm đỏ, sưng, nứt nẻ.
Khi bị viêm da cơ địa ở chân, lòng bàn chân hay ngón chân, người bệnh sẽ thấy:
- Da tại bàn chân, lòng bàn chân trở nên khô và ửng đỏ.
- Lòng bàn chân và ngón chân xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti.
- Da ở chân trở nên cứng, dày và sần sùi hơn
- Mụn khi bị vỡ sẽ gây ra tình trạng bong tróc
- Người bệnh bị ngứa dữ dội tại bàn chân, ngón chân. Hiện tượng ngứa có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng ngứa nhiều vào ban đêm, khiến người bệnh bị mất ngủ.
- Việc gãi khi bị ngứa đã vô tình khiến da ở chân bị tổn thương nặng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm sinh sôi phát triển gây nhiễm trùng da, da bị sưng viêm, tiết dịch mủ.
Viêm da cơ địa bàn chân cần phải khắc phục sớm, nếu không sẽ khiến người bệnh bị đau nhức, khó chịu khi di chuyển, sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng.
Viêm da cơ địa ở mặt
Các triệu chứng viêm da cợ địa trên mặt không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn gấy mất thẩm mỹ, khiến người bệnh không đủ tự ti trong việc giao tiếp với mọi người.
Viêm da cơ địa ở mặt được chia làm 2 giai đoạn, triệu chứng ở mối giai đoạn sẽ không giống nhau, cụ thể:
Viêm da cơ địa mặt giai đoạn ủ bệnh
- Triệu chứng của bệnh giai đoạn này thường chưa rõ ràng, lúc này da của người bệnh mới chỉ bị khô.
- Niêm mạc da tại má, trán, xung quanh khóe mắt hơi ửng hồng rồi chuyển sang màu đỏ tấy.
Giai đoạn bùng phát
- Người bệnh bị ngứa rát khó chịu khắp mặt
- Phần da mặt bị sưng phồng đau nhức
- Mặt xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ, tiết dịch mủ.
Viêm da trên mặt cần phải điều trị sớm, điều trị đúng cách nếu không bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường như:
- Gây viêm kết mạc, viêm mí mắt.
- Việc gãi khi ngứa sẽ khiến các vết trầy bị tổn thương sâu hơn, để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị viêm da thần kinh.
- Nếu người bệnh vệ sinh mặt không đúng cách, sử dụng sữa rửa mặt có chất tẩy rửa mạnh sẽ khiến da bị nhiễm trùng, bị bội nhiễm, bệnh sẽ lan ra toàn bộ khuôn mặt, gây viêm da cơ địa xung quanh mắt.
Viêm da cơ địa ở mặt có thể tái phát sau khi đã điều trị. Cách tốt nhất để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh bùng phát trở lại chính là chăm sóc dã mặt đúng cách như bôi kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên, an toàn và lành tính. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh xa các chất có thể gây kích ứng hoặc dị ứng như bia rươu, phấn hoa….
Viêm da cơ địa môi
Là tình trạng môi bị viêm hoặc bị kích ứng, khiến lớp da mỏng ở bị trở nên khô cằn, dễ bị bong tróc kèm theo hiện tượng nứt nẻ, chảy máu, người bệnh vì thế sẽ bị đau.
Viêm da cơ địa ở môi có thể là do bệnh từ vị trí khác trên cơ thể như mặt, mắt hoặc tay lân lan sang. Ngoài ra, khi môi tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng như kem đánh răng son dưỡng môi hoặc các hóa chất làm đẹp môi cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa.
Những tổn thương ở môi do viêm da cơ địa gây ra cần phải được xử lý nhanh chóng nếu không bệnh sẽ lan rộng ra các vùng lân cận, khiến người bệnh bị viêm da cơ địa xung quanh môi. Nguy hiểm hơn có thể còn bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus khiến niêm mạc da bị tổn thương nghiêm trọng có thể để lại sẹo lõm ở môi, gây mất thẩm mỹ, giảm sự tự tin của người bệnh.
Viêm da cơ địa ở đầu
Viêm da cơ địa ở đầu có thể là do da đầu quá khô hoặc quá nhờn, thêm vào đó là sử dụng dầu gội có tính chất tẩy rửa mạnh gây ra.
Các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm da cơ địa da đầu:
- Vùng da tại phần chân tóc, sau gáy và sau vành tai nổi mẩn đỏ bất thường.
- Da đầu khô, bong tróc, kèm theo tình trạng ngứa dữ dội
- Tóc bị rụng nhiều một cách bất thường
- Phần da trên đầu bị phồng rộp, tiết dịch nhờn dính
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở đầu:
Viêm da cơ địa ở đầu cần điều trị sớm nếu để bệnh kéo dài, chuyển biến sang mức độ nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến hệ thần kinh như:
- Người bệnh bị đau đầu thường xuyên, không thể tập trung vào học tập, công việc.
- Tại những vùng da bị tổn thương, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào sâu bên trong, tấn công vào não, vào mạch máu gây viêm màng não, nhiễm trùng huyết.
- Các triệu chứng của viêm da cơ địa da đầu khiến người bệnh luôn trọng trạng thái ngứa, đau rát. Tâm lý người bệnh sẽ bị ảnh hưởng, người bệnh cảm thấy chán nản, mặc cảm tự ti.
Viêm da cơ địa ở lưng
Viêm da cơ địa ở lưng thường xuất hiện dưới dạng các nốt đỏ sưng tấy, kèm theo tình trạng da bị khô, gây ngứa ngáy khó chịu. Viêm da cơ địa ở lưng có thể do nhiều nguyên nhân gây da bao gồm dị ứng toàn thân hoặc tiếp xúc với các chất gây kích ứng như sữa tắm, sữa dưỡng thể. Ngoài ra, việc mặc áo lót quá chật, áo được làm chất liệu nilong cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa tại đây.
Viêm da cơ địa vùng kín
Vùng kín là bộ phận rất nhạy cảm vì thế rất dễ bị kích ứng, bị tổn thương và bị viêm da cơ địa. Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở vùng kín, mông bao gồm:
- Bẹn, háng, âm đạo ở nữ, dương vật ở nam sẽ bị nổi mẩn đỏ kèm theo hiện tượng bong tróc da.
- Vùng kín của người bệnh bị ngứa một cách dữ dội, nhất là khi về đêm, hoặc khi tiếp xúc với quần áo chật, ẩm ướt.
- Da ở vùng kín trở nên sần sùi khô rắt rất dễ bị bong tróc.
- Da ở vùng kín sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ, có màu đỏ. Các mụn nước này rất dễ vỡ, khi bị vỡ sẽ gây nhiễm trùng, khiến da vùng kín của người bệnh bị sưng tấy.
- Vùng kín luôn có cảm giác nóng rát
- Vùng kín tiết dịch nhầy bất thường, có mùi hôi tanh
- Âm đạo, tinh hoàn bị sưng tấy
- Da xuất hiện hạch, kèm theo tình trạng sưng và đau nhức
- Người bệnh bị sốt nhẹ
- Bụng dưới căng tức khó chịu và đau
- Khi đi tiểu tiện người bệnh có cảm giác nóng rát khó chịu.
Viêm da cơ địa vùng kín cần phải điều trị sớm và đứt điểm nếu không sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, các tác nhân có hại như nấm, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào sâu bên trong gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác như viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm nam khoa, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản, chức năng sinh lý của người bệnh.
Viêm da cơ địa ở tay bôi thuốc gì?
Viêm da cơ địa ở tay hoặc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể cũng phải điều trị sớm nếu không sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, ngay khi có dấu hiệu của bệnh hoặc nghi ngờ bản thân bị viêm da cơ địa, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị.
Một trong những phương pháp điều trị viêm da cơ địa phổ biến hiện nay chính là thuốc, trong đó thuốc bôi là chủ yếu. Thuốc bôi có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ phù hợp riêng với từng người bệnh. Do đó, người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị cũng như không lấy đơn thuốc của người khác để làm đơn thuốc của mình. Tham khảo thuốc chữa viêm da cơ địa aderma.
Việc sử dụng thuốc không phù hợp sẽ khiến cho tình trạng của bệnh chuyển biến nặng hơn, các triệu chứng của bệnh sẽ bùng phát nặng, gây khó khăn cho việc điều trị về sau. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể sẽ phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ khác của thuốc.
Để biết chính xác viêm da cơ địa ở tay bôi thuốc gì? Người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa, sau khi soi da, làm các xét nghiệm, căn cứ vào kết quả bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc bôi phù hợp giúp chấm dứt nhanh các triệu chứng của bệnh, ngăn chặn bệnh không tái phát, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Viêm da cơ địa là một trong những bệnh da liễu dễ mắc nhưng khó điều trị. Vì thế, người bệnh cần điều trị bệnh từ sớm, điều trị bệnh triệt để tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín chất lượng, có bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại, phương pháp điều trị tân tiến. Tuyệt đối không chủ quan, không tự mua thuốc về điều trị, nếu không sẽ khiến bản thân phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường, tốn kém tiền bạc và thời gian.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội không chỉ cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị viêm da cơ địa ở tay, chân, mặt, mà còn thường xuyên có ưu đãi khám da liễu, giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và phương pháp điều trị cá nhân hóa, phòng khám hỗ trợ kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế tái phát hiệu quả. Bạn có thể liên hệ trước để biết thêm thông tin về các chương trình khuyến mãi hiện có.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến viêm da cơ địa ở tay, chân, mặt cùng hình ảnh chi tiết và giải pháp điều trị hiệu quả nhất. Hy vọng sẽ hữu ích với các bạn trong việc phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn thắc mắc nào liên quan đến bệnh viêm da cơ địa hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể, chi tiết nhất.