banner

Viêm da cơ địa ở trẻ em đối tượng thường gặp nhất

Thẩm định nội dung

Bác Sĩ Tạ Hồng Duyên

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên Chuyên khoa I sản - phụ khoa Đa khoa Quốc Tế Hà Nội, Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Viêm da cơ địa ở trẻ em là bệnh da liễu mãn tính với biểu hiện đặc trưng là ngứa ngáy, mẩn đỏ, khô da kéo dài,… Đặc biệt, bệnh dễ bùng phát trở lại khi gặp các yếu tố kích thích, khiến trẻ nhỏ và các bậc phụ huynh gặp không ít phiền toái. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ sẽ giúp phụ huynh chủ động hơn trong việc đưa trẻ đi khám chuyên khoa sớm, từ đó giúp giảm thiểu triệu chứng khó chịu và ngăn chặn bệnh tái phát.

Viêm da cơ địa trẻ em là gì?

Viêm da cơ địa trẻ em có tên gọi khác là chàm thể tạng, chàm sữa hay lác sữa. Đây là bệnh viêm da mãn tính có liên quan đến cơ địa dị ứng và thường có xu hướng tái phát nhiều lần. Viêm da cơ địa có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn cả ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bình thường, làn da có một lớp màng bảo vệ có để ngăn không cho nước trong da bốc hơi và bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Với những trẻ em bị viêm da cơ địa thì lớp màng bảo vệ bị tổn thương, khiến da bị mất nước, khô căng, nứt nẻ, đồng thời khiến các loại vi khuẩn, vi trùng xâm nhập và dẫn đến sự xuất hiện của các nốt mẩn đỏ, phát ban kèm theo mụn nước và ngứa ngáy khó chịu.

Viêm da cơ địa ở trẻ em

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em thường xuất hiện khá sớm, thường gặp nhất trong giai đoạn 3 tháng đầu sau sinh và kéo dài tới khoảng 5 tuổi hay cũng có thể gọi là viêm da cơ địa bẩm sinh. Tại Việt Nam, số liệu thống kê cho thấy có khoảng 26,6% trẻ nhũ nhi (từ 1 – 12 tháng tuổi) và 16% trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh viêm da cơ địa. Khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành thì bệnh sẽ biến mất. Tuy nhiên có không ít trường hợp trẻ em bị viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi trưởng thành, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và tâm lý của trẻ.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em

Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể trẻ cùng có thể bị ảnh hưởng bởi viêm da cơ địa. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, triệu chứng bệnh và vị trí viêm da cơ địa thường gặp nhất ở vùng mặt, cổ, khuỷu tay và chân.  Tuỳ vào từng giai đoạn bệnh mà viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện khác nhau:

Giai đoạn cấp tính

Viêm da cơ địa ở trẻ em 1

Đầu tiên, mẹ sẽ thấy tại vùng da mặt (gồm hai bên má, trán, cằm, quanh miệng) và mặt trước cổ nổi sẩn và xuất hiện các vùng ban đỏ có ranh giới không rõ. Trên các vùng da này nổi lên các nốt bọng nước, mụn nước rỉ dịch, khi khô sẽ đóng thành vảy tiết. Nếu bệnh nặng, tổn thương sẽ lan tới các chi và thân mình.

Giai đoạn bán tính

Viêm da cơ địa ở trẻ em

Triệu chứng bệnh xuất hiện nhẹ hơn và không dồn dập như trước. Các nốt sần tập trung thành từng mảng hoặc nằm rải rác trên nền da đỏ, rỉ dịch gây ngứa ngáy, có thể kèm theo phù nề.

Giai đoạn mãn tính 

Viêm da cơ địa ở trẻ em 3

Da em bé trở nên dày hơn, có ranh giới rõ với vùng da xung quanh và khô căng với các vết nứt gây đau đớn. Vùng tổn thương xuất hiện ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, cổ tay, cổ chân, gáy, cổ, các ngón tay,… Sau đó sẽ xuất hiện tình trạng tăng hoặc giảm sắc tố tại vùng da viêm nhiễm.

Viêm da cơ địa trẻ em có liên quan đến một số bệnh tự miễn và bệnh dị ứng khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Do đó, trẻ em bị viêm da cơ địa có thể gặp một số triệu chứng khác như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt, khó thở, tức ngực, ho, khò khè,…

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa trẻ em

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa đến nay vẫn là câu hỏi lớn bởi việc xác định căn nguyên gây bệnh khá phức tạp. Song các nhà nghiên cứu đã chỉ ra hai yếu tố quan trọng liên quan đến viêm da cơ địa là do gen di truyền và rối loạn miễn dịch

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Quy – Trưởng khoa Da liễu tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết sự thay đổi về gen di truyền có thể ảnh hưởng đến chức năng của hàng rào bảo vệ da, khiến da mất nước và tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây hại như vi khuẩn, dị nguyên,… dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm. Do đó trong gia đình nếu cả cha và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì trẻ sinh ra có tỷ lệ mắc bệnh lên tới 80%. Nếu trong gia đình có các thành viên mắc các bệnh tự miễn, bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng thì thế hệ sau có nguy cơ mắc các bệnh viêm da cơ địa dị ứng cao hơn những trẻ khác.

Viêm da cơ địa ở trẻ em 4

Với rối loạn miễn dịch, bác sĩ Quy cho biết đây là phản ứng bất thường qua trung gian IgE (type I) và phản ứng bất thường qua trung gian tế bào (type IV). Ngoài ra, môi trường, thời tiết và các dị nguyên là những yếu tố có nguy cơ làm khởi phát viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng, tiết trời quá lạnh, quá hanh khô, nhiều gió
  • Tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, mạt bụi, nấm mốc,…
  • Trẻ nhỏ bị dị ứng với thức ăn như lạc (đậu phộng), thịt bò, trứng, sữa, tôm, cua,…
  • Tiếp xúc gần với các chất độc hại như sơn, vecni, khói thuốc lá,…
  • Dị ứng với các hóa chất trong xà phòng tắm, nước rửa tay, chất tẩy trắng quần áo,…
  • Trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hoặc nhiễm virus

Biến chứng viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa ở trẻ em 5

Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ thường khởi phát thành từng đợt,sau đó có thể tự thuyên giảm. Bệnh thể nhẹ thường không gây ra biến chứng nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài và tái phát nhiều lần thì bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ, tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ:

Ảnh hưởng đến sức khỏe 

Trẻ em bị viêm da cơ địa nếu không khám chữa và kiểm soát kịp thời sẽ gây ngứa nhiều, đau rát vô cùng khó chịu. Điều này khiến trẻ quấy khóc, chậm bú, bỏ ăn, kén ăn, ngủ không ngon giấc,… ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ . Tình trạng này kéo dài sẽ làm sức khỏe, hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ suy giảm, khiến trẻ ốm yếu, dễ mắc nhiều bệnh lý.

Nhiễm trùng da 

Viêm da cơ địa ở trẻ em gây ngứa dữ dội, khiến trẻ khó chịu và thường xuyên cào gãi, chà xát. Điều này không làm tình trạng ngứa thuyên giảm, mà còn khiến vùng da tổn thương thêm trầy xước và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

Ảnh hưởng đến tâm lý

Với những trẻ lớn, viêm da cơ địa với những nốt mẩn đỏ, mụn nước rỉ dịch, bong tróc da gây mất thẩm mỹ sẽ khiến trẻ tự ti, mặc cảm. Thậm chí bị bạn bè trêu chọc, cô lập. Điều này có thể khiến trẻ nghĩ mình khác biệt với mọi người xung quanh, từ đó trẻ  dần thu mình, không thể hòa nhập với bạn bè đồng trang lứa.

Nguy cơ mắc bệnh hen suyễn

Trẻ em bị viêm da cơ địa có nguy cơ biến chứng thành bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô (một dạng viêm mũi dị ứng với triệu chứng điển hình là chảy nước mũi, hắt hơi, sung huyết, áp lực xoang).

Cách điều trị viêm da cơ địa trẻ em

Viêm da cơ địa trẻ sơ sinh uống thuốc gì? Viêm da cơ địa ở trẻ em dễ tái đi tái lại nhiều lần và không thể loại bỏ dứt điểm. Dù vậy, triệu chứng bệnh có thể kiểm soát hiệu quả nếu được thăm khám và điều trị sớm, đúng cách. Do đó, khi có biểu hiện bất thường,cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa, phòng khám viêm da cơ địa uy tín càng sớm càng tốt để được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời.

Viêm da cơ địa ở trẻ em 6

Điều trị viêm da cơ địa trẻ em tập trung vào việc loại bỏ triệu chứng ngứa viêm ngứa, giảm dị ứng, cấp ẩm và chống nhiễm trùng da. Sau khi thăm khám, tuỳ vào tình trạng viêm da mà bác sĩ da liễu sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị viêm da cơ địa trẻ em bằng thuốc

Viêm da cơ địa trẻ em chủ yếu khắc phục bằng thuốc. Thuốc bôi viêm da cơ địa ở trẻ em chủ yếu là thuốc điều trị tại chỗ, nhằm loại bỏ triệu chứng bệnh và giảm dị ứng.

  • Thuốc bôi kháng viêm: Thuốc bôi tại chỗ chứa thành phần corticosteroid có hoạt tính phù hợp với lượng thuốc vừa đủ được dùng trong ngắn hạn và giảm liều từ từ. Công dụng chính là kháng viêm, giảm sưng ngứa, đỏ da và dị ứng.

Phụ huynh dùng thuốc chứa corticosteroid để điều trị viêm da cơ địa trẻ em cần thận trọng lưu. Bởi đây là loại thuốc chống viêm mạnh, có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như teo da, loét dạ dày, suy thượng thận, loãng xương, rối loạn mỡ máu,… Để đảm bảo an toàn, cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không dùng corticosteroid liều cao trong thời gian dài.

  • Kem bôi làm ẩm da: Dưỡng ẩm da là bước điều trị căn bản trong giai đoạn khắc phục triệu chứng viêm da. Ngoài công dụng cấp ẩm, làm mềm da, kem dưỡng ẩm còn làm tăng tác dụng của kem bôi corticosteroids tại chỗ, giảm tác dụng phụ không mong muốn và ngăn chặn những đợt bùng phát về sau.
  • Thuốc kháng sinh/kháng virus: Trường hợp bệnh nhi bị viêm da cơ địa nặng, có biến chứng nhiễm trùng thứ phát thì cần sử dụng thuốc kháng sinh, kháng virus đường uống hoặc thuốc bôi tại chỗ để kiểm soát sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Đồng thời ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm lan rộng và bội nhiễm. Lưu ý chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự cần thiết và chỉ dùng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng.

Trong quá trình dùng thuốc bôi viêm da cơ địa  trẻ em, nếu bệnh không thuyên giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường, cần ngưng dùng thuốc. Sau đó liên hệ ngay bác sĩ da liễu để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

Điều trị tại nhà 

Sau khi thăm khám và được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà, cha mẹ cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và đưa trẻ tái khám định kỳ.

Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp điều trị dân gian, dùng các thảo mộc thiên nhiên như lá cỏ mần trầu, lá chè xanh, trầu không, lá khế,… để tắm cho bé. Ngoài ưu điểm lành tính, an toàn, dễ tìm, dễ kiếm thì những loại thảo mộc này có tác dụng giảm ngứa, chống viêm và hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hiệu quả.

Viêm da cơ địa ở trẻ em 7

Để đảm bảo an toàn, cha mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lựa chọn nguyên liệu sạch, không nhiễm thuốc trừ sâu và rửa lá sạch sẽ trước khi nấu nước lá tắm cho bé.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị viêm da cơ địa với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Hiện tại, phòng khám đang triển khai các chương trình ưu đãi hấp dẫn, bao gồm giảm giá phí khám và điều trị da liễu. Để cập nhật thông tin chi tiết về các ưu đãi hiện có, bạn nên liên hệ trực tiếp với phòng khám qua số điện thoại hoặc truy cập trang web chính thức.

Viêm da cơ địa trẻ em cần được quan tâm và điều trị sớm để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ thăm khám kịp thời và áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả để giảm thiểu triệu chứng khó chịu và ngăn chặn nguy cơ tái phát. Để nhận sự tư vấn miễn phí từ các bác sĩ, phụ huynh có thể liên hệ tới số điện thoại 0869 725 632 – 0396 875 319 hoặc nhấn chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾN.

5/5 - (1 bình chọn)

banner
map phòng khám map phòng khám mobile
21 26 28 35 44 51