banner

Cơ quan sinh dục nữ có mùi hôi là do đâu?

Thẩm định nội dung

Bác Sĩ Bùi Thị Hường

BS.CKI Bùi Thị Hường đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, bác sĩ lâm sàng khám và điều trị các bệnh lý Sản Phụ khoa chuyên sâu, có bề dày kinh nghiệm trong việc xử lý các ca viêm phụ khoa nặng, tái phát nhiều lần.

Cơ quan sinh dục nữ có mùi hôi là một vấn đề tế nhị và không hiếm gặp, mùi hôi vùng kín nữ có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của nhiều nữ giới. Thống kê cho biết, có đến 75% nữ giới từng trải qua viêm nhiễm cơ quan sinh dục, với mùi hôi là dấu hiệu thường thấy nhất. Nguyên nhân nào dẫn đến mùi hôi khó chịu này, làm sao để phòng ngừa và điều trị hiệu quả?

Bài viết được thực hiện bởi bác sĩ Bùi Thị Hường – CKI – sản phụ khoa – phụ trách khám chữa bệnh viêm nhiễm ở nữ giới tại Phòng khám Đa Khoa Quốc tế Hà Nội sẽ giải đáp toàn bộ mọi thắc mắc về mùi hôi ở bộ phận sinh dục của nữ giới. [Đặt câu hỏi tại khung chat để được bác sĩ chuyên khoa trả lời trực tuyến]

Nguyên nhân cơ quan sinh dục nữ có mùi hôi là gì?

Nguyên nhân cơ quan sinh dục nữ có mùi hôi
Nguyên nhân cơ quan sinh dục nữ có mùi hôi

Mùi hôi ở cơ quan sinh dục nữ xuất hiện có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên chủ yếu là do tình trạng viêm nhiễm hoặc các chất thải không được vệ sinh sạch sẽ gây ra. Để giúp nữ giới tránh được mùi hôi ở vùng kín sinh dục bác sĩ Bùi Thị Hường sẽ chia sẻ các nguyên nhân chính gây ra mùi hôi ở cơ quan sinh dục nữ như sau:

1. Viêm nhiễm phụ khoa

Viêm nhiễm phụ khoa là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mùi hôi vùng kín. Các bệnh như viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm nấm Candida, hoặc Trichomonas là những nguyên nhân gây mùi hôi thường gặp nhất. Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), có đến 21 triệu phụ nữ Mỹ mỗi năm mắc viêm âm đạo do vi khuẩn, khiến đây trở thành bệnh phụ khoa phổ biến nhất. Tại Việt Nam 50-60% các trường hợp bệnh phụ khoa là viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra. Những vi khuẩn viêm âm đạo phá vỡ sự cân bằng tự nhiên, dẫn đến mùi hôi khó chịu ở cơ quan sinh dục nữ, ngứa ngáy, và dịch tiết bất thường.

2. Sự mất cân bằng vi khuẩn tự nhiên

Vùng kín có hệ vi khuẩn tự nhiên, gọi là hệ vi sinh vật âm đạo, chủ yếu là vi khuẩn Lactobacillus giúp duy trì độ pH và bảo vệ vùng kín khỏi nhiễm trùng. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng kháng sinh, hoặc thay đổi nội tiết tố, các vi khuẩn có hại phát triển mạnh, có thể gây ra mùi hôi khó chịu ở bộ phận sinh dục. Nghiên cứu cho thấy rằng sự suy giảm Lactobacillus có thể gia tăng nguy cơ viêm nhiễm và các triệu chứng bất thường.

3. Vệ sinh kém hoặc sai cách

Vệ sinh vùng kín không đúng cách, chẳng hạn như lau từ sau ra trước, không thay quần lót thường xuyên, hoặc sử dụng các sản phẩm vệ sinh có hóa chất mạnh, có thể gây kích ứng và làm thay đổi cân bằng vi khuẩn. Một số cô gái lười biếng nhiều ngày không chịu tắm rửa, chỉ xịt nước hoa bớt mùi sẽ làm cho vi khuẩn phát triển mạnh gây viêm nhiễm lan rộng và mùi rất kinh khủng.

Báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018 cho biết rằng vệ sinh cá nhân không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề phụ khoa ở phụ nữ, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

4. Thay đổi nội tiết tố

Các giai đoạn như kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh, hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết có thể ảnh hưởng đến mùi của vùng kín. Trong kỳ kinh nguyệt, máu kinh có thể làm thay đổi pH và hệ vi khuẩn âm đạo, dẫn đến mùi hôi đặc trưng. Tương tự, sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể làm gia tăng sự phát triển của vi khuẩn, khiến mùi của cơ quan sinh dục nữ trở nên nồng hơn.

5. Ăn một số thực phẩm có mùi mạnh gây hôi vùng kín

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đáng kể đến mùi hôi của cơ quan sinh dục nữ, mặc dù đây là yếu tố ít được chú ý nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng vi khuẩn và độ pH tự nhiên của âm đạo.

a. Thực phẩm có mùi mạnh

Tỏi, hành, và gia vị cay nóng: Những thực phẩm này chứa các hợp chất sulfur, khi tiêu hóa sẽ được thải qua mồ hôi và các dịch cơ thể, bao gồm cả dịch tiết âm đạo, khiến mùi trở nên nồng hơn. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Food Research International chỉ ra rằng hợp chất allyl methyl sulfide trong tỏi có thể tồn tại trong cơ thể nhiều giờ sau khi tiêu hóa, gây ra mùi hôi khó chịu kéo dài.

b. Thực phẩm giàu đường và carbohydrate tinh chế

Đường và các sản phẩm chứa đường: Ăn quá nhiều đường làm tăng lượng glucose trong cơ thể, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm men Candida – một nguyên nhân phổ biến gây viêm âm đạo và mùi hôi. Theo nghiên cứu của Đại học Alabama, chế độ ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ nhiễm nấm lên đến 40%.

Carbohydrate tinh chế: Các loại thực phẩm như bánh mì trắng, mì ống, và đồ ngọt có chỉ số đường huyết cao có thể làm tăng nồng độ đường trong cơ thể, dẫn đến sự mất cân bằng vi khuẩn âm đạo.

c. Đồ uống có cồn và cà phê

Rượu: Cồn làm thay đổi cân bằng pH của âm đạo và có thể làm giảm số lượng vi khuẩn Lactobacillus có lợi, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Ngoài ra, rượu cũng làm cơ thể mất nước, dẫn đến dịch tiết âm đạo có mùi nồng hơn.

Cà phê: Cà phê không chỉ làm cơ thể mất nước mà còn làm thay đổi mùi cơ thể tổng thể, bao gồm cả vùng kín. Chất caffeine có thể gây kích thích tuyến mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển.

d. Chế độ ăn thiếu chất xơ và nước

Thiếu chất xơ: Chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, loại bỏ độc tố và duy trì cân bằng hormone, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến mùi cơ thể. Chế độ ăn thiếu chất xơ có thể dẫn đến táo bón, làm tăng độc tố trong cơ thể và ảnh hưởng đến mùi vùng kín.

Uống không đủ nước: Nước giúp cơ thể thải độc qua mồ hôi và nước tiểu, hỗ trợ việc duy trì cân bằng pH tự nhiên của âm đạo. Thiếu nước có thể làm dịch tiết trở nên đặc hơn và có mùi nồng hơn do không đủ khả năng thanh lọc cơ thể.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến mùi hôi vùng kín thông qua việc tác động lên cân bằng vi khuẩn, pH âm đạo, và sức khỏe tổng thể của cơ thể. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, hạn chế những món ăn có mùi mạnh có thể gây hôi vùng kín.

6. Một số nguyên nhân khác gây mùi hôi ở cơ quan sinh dục

  • Đồ lót không phù hợp: Mặc đồ lót quá chật, không thoáng khí, đặc biệt là đồ lót làm từ vải tổng hợp, có thể gây bí bách và mồ hôi tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Dùng băng vệ sinh hoặc tampon không đúng cách: Để băng vệ sinh hoặc tampon quá lâu mà không thay có thể gây tích tụ vi khuẩn, dẫn đến mùi hôi. Theo ACOG, phụ nữ nên thay băng vệ sinh mỗi 4-6 giờ để giảm nguy cơ viêm nhiễm và mùi hôi, khai.
  • Sản phẩm vệ sinh không phù hợp: Sử dụng dung dịch vệ sinh chứa hóa chất mạnh, xà phòng thơm, hoặc các sản phẩm không được khuyến nghị cho vùng kín có thể gây kích ứng và làm thay đổi môi trường tự nhiên của âm đạo.

Những yếu tố trên không chỉ gây mùi hôi mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn về sức khỏe phụ nữ. Hiểu rõ nguyên nhân gây mùi hôi ở cơ quan sinh dục nữ là bước đầu tiên để tìm ra cách phòng ngừa và điều trị phù hợp, giúp chị em phụ nữ duy trì sự tự tin và khỏe mạnh trong cuộc sống hàng ngày.

Một số căn bệnh có thể gây mùi hôi ở cơ quan sinh dục nữ

Cơ quan sinh dục nữ có mùi hôi là bệnh gì
Cơ quan sinh dục nữ có mùi hôi là bệnh gì

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo hay viêm nhiệm phụ khoa có thể do nhiều tác nhân gây ra bao gồm: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Đây là bệnh phụ khoa rất phổ biến mà hầu hết nữ giới đều bị mắc một lần trong đời. Triệu chứng điển hình của bệnh là cơ quan sinh dục có mùi hôi, khí hư thay đổi màu sắc sang trắng, vàng hoặc xám, ngứa ngáy âm đạo, đau rát khi quan hệ…

Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Các bệnh xã hội như chlamydia và lậu cũng là nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi khó chịu. Đây là các bệnh lây nhiễm khi quan hệ tình dục không an toàn. Hai bệnh lý này có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Chậm trễ trong việc điều trị có thể gây nhiều biến chứng về sau, trong đó có cả vô sinh. Các biểu hiện của các bệnh lý này là: dịch âm đạo ra nhiều, đi tiểu đau buốt, đau khi quan hệ.

Bệnh viêm khung chậu (PID)

Nguyên nhân tiếp theo khiến cơ quan sinh dục có mùi hôi là các bệnh viêm vùng chậu. Bệnh viêm vùng chậu thường là hệ quả do viêm nhiễm ở âm đạo lây lan lên hoặc do biến chứng của bệnh lậu hoặc chlamydia. Bệnh viêm vùng chậu có thể không có triệu chứng hoặc có những triệu chứng nhẹ như sau:

  •       Đau bụng dưới và khung chậu
  •       Cơ quan sinh dục có mùi hôi, tiết nhiều dịch
  •       Đau rát khi quan hệ
  •       Chảy máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt
  •       Nóng rát khi đi tiểu tiện

Hôi cơ quan sinh dục sau sinh do sản dịch

Cơ quan sinh dục nữ có mùi hôi  2

Sản dịch sau sinh có mùi hôi là vì sao?

Sản dịch là hiện tượng âm đạo chảy nhiều dịch sau sinh. Thực tế, sản dịch là những cục máu đông nhỏ bám ở vết thương trong tử cung, mảnh vụn nội mạc tử cung, nước ối dư thừa, dịch tiết từ vết thương ở tử cung… Sản dịch xuất hiện ở cả phụ nữ sinh thường và sinh mổ. Sau sinh, tử cung sẽ dần co lại và đẩy hết sản dịch ra ngoài. Sản dịch có thể kéo dài vài tuần, tùy từng người.

Sản dịch thường có mùi tanh, giống như máu kinh. Vì vậy sản dịch sau sinh có mùi hôi là một hiện tượng bất thường. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm bên trong tử cung hoặc ở vết rạch tầng sinh môn. Do đó nếu thấy hiện tượng này, bạn cũng nên đi thăm khám sớm để điều trị.

Sản dịch màu nâu mùi hôi cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Sản dịch màu nâu có mùi hôi chắc chắn là một biểu hiện bất thường. Nếu kèm theo triệu chứng đau bụng thì rất có thể đó là biến chứng hậu sản. Khi đó, chị em nên đi thăm khám để ngăn ngừa những biến chứng. Sản dịch ra nhiều sau sinh khiến vi khuẩn phát triển thuận lợi. Trong thời gian này, chị em đang bị rối loạn nội tiết nên rất dễ bị viêm nhiễm âm đạo. Viêm âm đạo khiến khí hư có màu nâu, vùng kín ngứa ngáy và có mùi hôi.

Bên cạnh đó việc không đảm bảo chăm sóc và vệ sinh tốt sau sinh, chị em rất dễ bị viêm nhiễm tử cung. Biểu hiện của căn bệnh bệnh này là khí hư màu nâu, mùi hôi, đau vùng bụng dưới.

Ngoài ra sản dịch màu nâu mùi hôi còn cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung. Căn bệnh khiến chị em mệt mỏi, giảm cân đột ngột và xuất huyết âm đạo bất thường. Nói chung, nếu sau sinh hai tháng mà vẫn còn sản dịch và mùi hôi bất thường ở vùng kin thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

Cơ quan sinh dục nữ có mùi hôi có phải làm gì?

Điều trị cơ quan sinh dục nữ có mùi hôi

Tùy vào từng nguyên nhân mà sẽ có các biện pháp để xử lý tình trạng cơ quan sinh dục có mùi hôi. Nếu chỉ là do các nguyên nhân sinh lý thì bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

Cải thiện chế độ ăn uống để tránh mùi hôi ở cơ quan sinh dục

Như thông tin đã chia sẻ, ăn nhiều thực phẩm có mùi nồng có thể khiến vùng kín có mùi hôi. Vậy ăn gì để âm đạo không có mùi?

  • Sữa chua: Sữa chua có nhiều lợi khuẩn sẽ có tác dụng rất tốt trong việc duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh, vi khuẩn ở vùng kín. Ngoài ra lượng probiotic trong sữa chua cùng ngăn chặn các bệnh lý liên quan đến nấm men và nhiễm khuẩn âm đạo. Vì vậy ăn sữa chua thường xuyên sẽ ngăn ngừa được viêm âm đạo do vi khuẩn và nấm gây ra.
  • Quả dứa: Dứa là loại quả tốt cho sức khỏe vì có nhiều vitamin và khoáng chất, Ngoài ra, dứa còn có mùi thơm tự nhiên giúp vùng kín luôn thơm tho.
  • Các loại quả chứa nhiều vitamin C: Ngoài dứa, chị em cũng nên ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C. Vitamin C rất cần thiết để bài tiết chất độc và tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa viêm nhiễm vùng kín hiệu quả.
  • Quế: Trong chế biến món ăn hàng ngày, bạn có thêm quế. Quế có rất nhiều công dụng tuyệt vời như giảm đau, sát trùng, hỗ trợ tiêu hóa… Ngoài ra, quế còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, cân bằng môi trường âm đạo, giúp “cô bé” có mùi hương dễ chịu.

Xông hơi vùng kín sau sinh

Nếu sau sinh cơ quan sinh dục có mùi hôi, chị em có thể thử phương pháp xông hơi vùng kín sau sinh. Hơi nước nóng bốc lên vùng kín giúp làm sạch vùng kín hiệu quả, loại bỏ vi khuẩn. Để tăng cường hiệu quả điều trị, chị em nên đun nước xông từ các loại thảo dược như lá trầu không, gừng, ngải cứu, sả…

Tuy nhiên, khi xông vùng kín sau sinh, chị em nên lưu ý một số điều sau:

  • Không xông hơi quá 15 phút
  • Giữ khoảng cách an toàn để tránh bị bỏng
  • Không xông hơi khi vừa ăn no
  • Chờ 1-2 tiếng sau khi xong rồi hãy tắm bằng nước ấm
  • Chỉ nên xông 2 lần/ 1 tuần

Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ mỗi ngày

Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách là yếu tố quan trọng giúp duy trì sức khỏe sinh sản và ngăn ngừa mùi hôi khó chịu. Việc làm sạch vùng kín cần được thực hiện nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh có độ pH cân bằng, tránh xà phòng có chất tẩy rửa mạnh hoặc mùi thơm. Chỉ nên vệ sinh vùng ngoài, không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo để tránh làm mất cân bằng vi khuẩn tự nhiên và gây viêm nhiễm.

Ngoài ra, sau khi vệ sinh vùng kín cần lau khô nhẹ nhàng sau khi vệ sinh, lựa chọn đồ lót thoáng khí và thay đồ lót hằng ngày để đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ và khô ráo. Việc duy trì vệ sinh đúng cách giúp hạn chế vi khuẩn gây mùi và giữ vùng kín luôn khỏe mạnh.

Khám và kiểm tra sức khoẻ, điều trị hôi vùng kín theo chỉ định của bác sĩ

Khi cơ quan sinh dục nữ có mùi hôi, và có dấu hiệu của các vấn đề y khoa như viêm nhiễm âm đạo, nhiễm nấm, hay bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các bước cần thực hiện bao gồm:

  • Khám phụ khoa: Đến gặp bác sĩ để kiểm tra, xác định nguyên nhân và nhận chỉ định phù hợp.
  • Xét nghiệm dịch âm đạo: Kiểm tra dịch âm đạo để xác định loại vi khuẩn, nấm, hoặc ký sinh trùng gây mùi.
  • Điều trị theo chỉ định: Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng nấm, hoặc thuốc đặt âm đạo theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh đúng cách: Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp, không thụt rửa quá sâu hoặc dùng xà phòng gây kích ứng.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Mặc đồ lót thoáng mát, tránh quần áo chật và hạn chế các sản phẩm có mùi hương.
  • Tái khám định kỳ: Đảm bảo tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm tra hiệu quả điều trị.

Khi vùng kín bị hôi, hầu hết các trường hợp sẽ được cải thiện bằng việc duy trì chế độ vệ sinh đúng cách, ăn uống lành mạnh, và cân bằng môi trường âm đạo. Việc hiểu rõ nguyên nhân cơ quan sinh dục nữ có mùi hôi và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp không chỉ giúp giảm mùi mà còn bảo vệ sức khỏe, mang lại sự tự tin và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho phái đẹp.

5/5 - (29 bình chọn)

banner
map phòng khám map phòng khám mobile
21 26 28 35 44 51