Nấm âm đạo khi mang thai: Những điều mẹ bầu cần biết
Cơ thể mẹ bầu khi mang thai có nhiều thay đổi, lúc này nguy cơ viêm nhiễm nấm gia tăng. Nấm âm đạo không chỉ khiến mẹ bầu thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín mà còn gây nguy hại cho sức khỏe mẹ và bé. Vậy nấm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm hay không? Mẹ bầu cần làm gì để phòng tránh và điều trị căn bệnh này? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau!
Nội dung bài viết:
Nguyên nhân nữ giới bị nấm âm đạo khi mang thai
Có rất nhiều tác nhân gây nấm âm đạo ở nữ giới, nhưng nấm Candida là tác nhân phổ biến nhất. Thông thường chúng tồn tại với một tỷ lệ nhất định trong âm đạo nhằm cân bằng pH, ổn định môi trường trong cơ thể. Nhưng khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng như môi trường pH trong âm đạo khiến loại nấm này phát triển mạnh hơn. Những nguyên nhân cụ thể khiến mẹ bầu dễ bị nấm âm đạo trong quá trình mang thai là:
- Sự tăng cao nồng độ hormone estrogen trong thai kỳ.
- Hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai yếu hơn người bình thường nên dễ bị nấm tấn công.
- Dịch tiết âm đạo tăng khi mang thai tạo điều kiện cho nấm phát triển.
- Bệnh tiểu đường thai kỳ khiến hàm lượng đường trong màng nhầy của âm đạo gia tăng. Nó trở thành môi trường lý tưởng cho nấm men phát triển.
- Hóa trị hoặc sử dụng thuốc Steroid trong thời kỳ mang thai cũng dễ dẫn tới nấm âm đạo.
- Thụt rửa âm đạo, dùng thuốc xịt âm đạo: Sự cân bằng trong âm đạo dễ bị xáo trộn khi sử dụng những sản phẩm này.
- Quan hệ tình dục với người bị nấm: Dù nấm âm đạo không phải dạng bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng vẫn dễ lây từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục không an toàn.
Nếu âm đạo đã từng nhiễm nấm Candida thì khi mang thai, phụ nữ rất dễ tái phát căn bệnh này. Việc điều trị triệu chứng nấm là không quá khó khăn, nhưng để hoàn toàn tiêu diệt nấm Candida trong âm đạo thì lại không hề dễ dàng. Trong khi những nguy cơ nó có thể mang lại là khá cao.
Dấu hiệu nhận biết nấm âm đạo khi mang thai
Bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, mẹ bầu điều dễ bị nấm âm đạo. Tuy nhiên thông thường, mang thai đầu và cuối thai kỳ là thời điểm dễ bị nấm âm đạo nhất. Những dấu hiệu nhận biết nấm âm đạo khi mang thai bao gồm:
- Âm đạo của mẹ bầu đột nhiên nóng ran, đau rát, ngứa ngáy, tấy đỏ.
- Tiết nhiều khí hư bất thường. Khí hư có màu sắc khác lạ hoặc màu trắng đục, có mùi hôi.
- Tiểu són, tiểu buốt, tiểu rắt.
- Cơ thể mệt mỏi, cảm thấy lo lắng bất an, tính nết thay đổi thất thường, lưng đau nhức, khó tập trung làm việc…
Nấm âm đạo khi mang bầu nguy hiểm không?
Nấm âm đạo không gây ra quá nhiều nguy hiểm đến mẹ và bé. Nhưng nếu không điều trị, biến chứng nó mang lại có thể rất tai hại. Cụ thể như sau:
Ảnh hưởng đến thai nhi
Rất nhiều trường hợp nấm âm đạo phát triển nhanh chóng, làm viêm và vỡ màng ối, khiến trẻ bị sinh non.
Trong quá trình sinh nở, việc tiếp xúc với nấm âm đạo khiến bé có nguy cơ cao mắc bệnh hô hấp, bệnh da liễu, bệnh tiêu hóa… Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé sau khi sinh.
Ảnh hưởng đến thai phụ
Nấm âm đạo khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, tinh thần không được ổn định mà thường xuyên lo lắng. Ngoài ra nó cũng có thể lây lan sang các bộ phận khác, làm mẹ bầu bị viêm tử cung, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung…
Điều trị nấm âm đạo khi mang bầu
Ngày nay y học vô cùng phát triển, nên việc điều trị nấm âm đạo cho mẹ bầu không còn khó khăn như trước, đặc biệt nếu điều trị từ sớm. Vì thế khi thấy triệu chứng nấm âm đạo mẹ bầu cần liên hệ ngay với bệnh viện hoặc phòng khám để được hỗ trợ một cách tốt nhất. Chỉ cần áp dụng những biện pháp điều trị thích hợp, căn bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn từ 1 đến 2 tuần mà không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào.
Tuy nhiên trong quá trình điều trị nấm âm đạo cho phụ nữ mang bầu, cần đặc biệt lưu ý vì ở giai đoạn này sức đề kháng của các mẹ là khá yếu. Việc lựa chọn thuốc phải đảm bảo kỹ càng, nếu không có thể gây tác hại xấu cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Thông thường việc điều trị nấm âm đạo cho phụ nữ mang bầu sử dụng những loại thuốc sau:
Thuốc Imidazole
Đây là loại thuốc an toàn và hiệu quả, cực kỳ phù hợp cho phụ nữ mang thai. Nó có tác dụng tại chỗ, được dùng bằng cách đặt vào trong âm đạo. Tùy theo khả năng đáp ứng thuốc của mỗi mẹ bầu mà thời gian điều trị có sự thay đổi. Thông thường việc dùng thuốc cần kéo dài từ khoảng 7 đến 14 ngày.
Thuốc Miconazol
Đây cũng là một loại thuốc đặt âm đạo phổ biến dùng để tiêu diệt nấm tại chỗ. Thuốc ít hấp thụ toàn thân nên được đánh giá là an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Loại thuốc này đặc biệt phù hợp cho các mẹ bầu bị nấm trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Quá trình điều trị thuốc thường kéo dài 7 ngày. Để tránh bệnh tái phát mẹ bầu cần theo dõi thường xuyên.
Thuốc Clotrimazole
Đây là loại thuốc đặt âm đạo phù hợp cho mẹ bầu điều trị nấm trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ. Loại thuốc này cũng sử dụng theo đường đặt âm đạo, với một liệu trình kéo dài 7 ngày. Tuy nhiên ở những phụ nữ bị tái phát bệnh, thời gian cần kéo dài hơn, cụ thể là 14 ngày.
Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào người mẹ cũng cần trực tiếp nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, không được tự mua thuốc và dùng thuốc. Bởi lẽ việc mua sai, dùng sai thuốc sẽ khiến bệnh bệnh trở nặng hơn thay vì thuyên giảm. Mặt khác, điều này còn dễ dẫn tới nhờn thuốc.
Những lưu ý trong quá trình điều trị nấm âm đạo khi mang thai
Trong quá trình điều trị bệnh nấm âm đạo trong thời kỳ mang thai, chị em phụ nữ cần tuyệt đối lưu ý những điểm sau:
- Thường xuyên tắm rửa và thay đồ lót. Cứ cách một ngày cần giặt khăn tắm một lần. Trong quá trình tắm nên sử dụng vòi hoa sen, không nên ngâm mình trong bồn tắm.
- Nếu muốn sử dụng dung dịch làm sạch vùng kín thì cần trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ sẽ chỉ cho bạn loại thuốc phù hợp, giúp ngăn dịch tiết âm đạo tiết ra quá nhiều. Không được tự ý mua dung dịch vệ sinh khác về dùng vì nguy cơ gây kích ứng vùng kín là rất cao.
- Chỉ lựa chọn những loại đồ lót thông thoáng và mềm mại. Không nên dùng những loại quá chật, quá ôm sát vì sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho nấm phát triển. Y phục và đồ dùng cá nhân phải được giặt giũ sạch sẽ, sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô.
- Không sử dụng loại giấy vệ sinh rẻ tiền hay loại giấy không đảm bảo chất lượng. Khi lau cần lau từ trước ra sau.
- Cần thận trọng khi điều trị nấm âm đạo bằng cách xông hơi vùng kín. Nếu không cẩn thận, phương pháp này sẽ không mang lại hiệu quả mà còn khiến mẹ bầu dễ bị chuột rút, cơ thể mệt mỏi vì phải ngồi quá lâu…
- Trong thời kỳ mang thai, bữa ăn của chị em không chỉ cần đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé mà còn cần bổ sung thực phẩm tốt cho sự cân bằng âm đạo. Để chống các bệnh viêm nhiễm và cho sức khỏe tốt hơn, chị em nên ăn nhiều rau xanh, sữa chua, trái cây. Nên hạn chế thực phẩm ngũ cốc tinh chế và thực phẩm chứa nhiều đường, vì hàm lượng đường cao sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển.
- Nếu cảm thấy đau rát khi tiểu tiện, mẹ bầu hãy dùng nước nóng để vệ sinh âm hộ nhằm trung hòa axit. Việc uống nhiều nước hơn cũng có tác dụng làm loãng nước tiểu, giảm cảm giác đau.
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị nấm âm đạo, nếu không dễ làm lây nhiễm cho bạn tình.
- Tăng sức đề kháng bằng cách tập thể dục hoặc yoga nhẹ nhàng.
- Khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của các chuyên gia để đảm bảo không có gì bất thường xảy ra trong thai kỳ.
Bị nấm âm đạo khi mang bầu, chị em có nên sinh thường không?
Tam cá nguyệt cuối cùng là thời điểm vô cùng quan trọng với các mẹ bầu. Ở giai đoạn này nếu bị nấm âm đạo, chị em thường lo lắng không biết có nên sinh thường hay không. Nếu không điều trị bệnh dứt điểm, nguy cơ sinh non hoặc thai nhi thấp bé nhẹ cân là rất cao. Nếu đó là một bé gái, thì nguy cơ bé mắc nấm âm đạo bẩm sinh cũng vô cùng lớn.
Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu sử dụng một cách thận trọng các loại thuốc. Ưu tiên chỉ định những loại không làm ảnh hưởng tới thai nhi.
Tùy vào tình hình nhiễm nấm của mẹ là nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ quyết định xem mẹ bầu có nên sinh thường hay chuyển sang sinh mổ. Cho dù không điều trị kịp thời trước khi sinh, việc đặt thuốc có thể làm sạch đường sinh dục, và mẹ bầu vẫn có khả năng sinh thường. Nhưng các chuyên gia vẫn cần cân nhắc kỹ các mặt lợi và hại để làm sao bảo vệ an toàn tuyệt đối cho cả hai mẹ con. Lý tưởng nhất là mẹ bầu cần điều trị bệnh triệt để trước ngày dự sinh. Có như thế mới loại bỏ hoàn toàn nguy cơ trẻ bị nhiễm nấm âm đạo.
Sau khi sinh con thành công, nếu vẫn chưa khỏi bệnh nấm âm đạo, các mẹ có thể áp dụng biện pháp điều trị khác sao cho hiệu quả hơn. Thậm chí một số phương pháp dân gian như sử dụng khổ sâm, hoàng bá, diếp cá, dây ký ninh… cũng có thể thích hợp cho trường hợp này. Việc dùng thuốc nam sẽ giúp loại bỏ nấm candida mà vẫn đảm bảo sự an toàn, lành tính cho các mẹ.
Nấm âm đạo khi mang thai là một tình trạng đòi hỏi sự thận trọng và cảnh giác ở chị em. Phòng ngừa và điều trị nấm âm đạo khi mang thai là cách để trị em bảo vệ sức khỏe thai kỳ của chính mình một cách tốt nhất!
Tư vấn sức khỏe sinh sản, các bệnh phụ khoa, điều trị nấm âm đạo ở nữ giới ở Hà Nội
Trực tuyến, Miễn phí, Tiết kiệm thời gian, Tiết kiệm chi phí TẠI ĐÂY
Bài viết được sự tham vấn của: BS Tạ Hồng Duyên Bác sĩ chuyên khoa I Sản phụ khoa
✔️ Tốt nghiệp Học viện Quân y ngành Sản phụ khoa (năm 1990)
✔️ Tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa I tại Đại học Y Hà Nội.
Chuyên tư vấn, khám và điều trị các bệnh phụ khoa:
- Chức vụ: Bác sĩ Chuyên khoa phụ khoa tại Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội – 152 Xã Đàn.
- Lĩnh vực chuyên môn: Là bác sĩ có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, có tay nghề và trình độ cao.
- Tôn chỉ của bác sĩ: Nỗ lực hết mình vì sức khỏe bệnh nhân, tiết kiệm tối đa chi phí cho bệnh nhân khám chữa bệnh.
- Tư vấn, khám và điều trị các bệnh phụ khoa (viêm nhiễm phụ khoa, rối loạn kinh nguyệt, bệnh lý cổ tử cung, tử cung, vòi trứng,…), kế hoạch hóa gia đình (khám tư vấn tránh thai, đình chỉ thai ngoài ý muốn tại 152 Xã Đàn…
Đừng ngại ngần TRÒ CHUYỆN TRỰC TUYẾN cùng bác sĩ Tạ Hồng Duyên TẠI ĐÂY hoặc điền vào mẫu liên hệ trong khung chat phía dưới để được tư vấn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc muốn giải đáp! Các chuyên gia Phòng khám sản phụ khoa 152 Xã Đàn Hà Nội sẵn sàng đồng hành cùng bạn!