viêm da cơ địa khi mang thai và sau sinh
viêm da cơ địa khi mang thai và sau sinh
Những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ là một trong những nguyên nhân khiến viêm da cơ địa phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai. Điều này làm dấy lên nhiều nghi ngại về việc bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như kéo dài sau sinh. Chính vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị viêm da cơ địa khi mang thai an toàn, hiệu quả là vô cùng cần thiết.
Bài chia sẻ của Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Quy – Trưởng khoa Da liễu tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về viêm da cơ địa khi mang thai.
Nội dung bài viết:
Vì sao mẹ bầu bị viêm da cơ địa khi mang thai?
Viêm da cơ địa hay chàm thể tạng là tình trạng viêm da mãn tính có xu hướng xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hàng chục năm và một số ít trường hợp khởi phát khi bước vào độ tuổi trưởng thành. Những trường hợp này hiếm khi xảy ra và phần lớn xuất hiện ở những phụ nữ mang thai.
Viêm da cơ địa khi mang thai khiến chị em nổi mẩn, phát ban đỏ trên vùng da mặt, cổ, bụng, khuỷu tay, bàn tay,… kèm theo đó là triệu chứng ngứa, nóng rát, viêm da cơ địa nổi mụn nước, da khô căng, dày sưng, nứt nẻ,… Những triệu chứng khó chịu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của mẹ bầu. Vì thế mà việc nắm được nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở bà bầu giúp các mẹ biết được cách phòng ngừa và tìm ra phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất.
Thay đổi nội tiết tố
Giai đoạn mang thai là thời điểm người phụ nữ có nhiều sự thay đổi cả về thể chất, đặc biệt là nội tiết tố với sự gia tăng đáng kể của hormone progesterone và prolactin. Sự tăng cao hơn mức bình thường của hai loại hormone này gây ra nhiều vấn đề da liễu khi mang thai như nổi mụn trứng cá, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng,…
Ngoài ra, sự thay đổi của lượng hormone sau sinh cũng là lý do chính khiến nhiều mẹ bỉm đối mặt tình trạng viêm da cơ địa sau sinh.
Suy giảm hệ miễn dịch
Suy giảm hệ miễn dịch trong thời kỳ mang thai khiến hàng rào bảo vệ cơ thể kém và không đủ khả năng chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Điều này khiến mẹ bầu dễ mệt mỏi, suy nhược cơ thể và có nguy cơ mắc nhiều bệnh viêm nhiễm, trong đó có viêm da cơ địa.
Mặt khác, sự gia tăng nồng độ globulin E (IgE) trong huyết tương đã gây rối loạn chức năng cơ quan và gây ra triệu chứng viêm da cơ địa ở bà bầu.
Tâm lý bất ổn
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến tâm lý mẹ bầu nhạy cảm hơn bình thường, dễ cáu gắt, khó chịu và thường xuyên lo lắng, stress,… Tâm trạng bất ổn với xu hướng tiêu cực thái quá khiến nồng độ cortisol tăng cao đột ngột, làm suy giảm hệ miễn dịch, gây rối loạn giấc ngủ,… khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, suy giảm sức khỏe, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những yếu tố trên, viêm da cơ địa khi mang thai có thể khởi phát khi thai phụ dị ứng với thời tiết, phấn hoa, lông động vật, mạt bụi, nấm mốc; hay thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như khói thuốc lá, nước rửa bát, chất tẩy trắng quần áo, sản phẩm vệ sinh bồn cầu, sơn tường,…
Viêm da cơ địa khi mang thai có nguy hiểm không?
Nhiều mẹ bầu lo lắng việc mắc bệnh viêm da cơ địa khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Quy – Trưởng khoa Da liễu tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội thì viêm da cơ địa khi mang thai chỉ gây mất thẩm mỹ và mang lại cảm giác khó chịu cho mẹ bầu, ngoài ra không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Tuy nhiên, tình trạng viêm da cơ địa kéo dài và tái phát nhiều lần có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của em bé. Nguyên nhân là do viêm da cơ địa gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa dữ dội, nóng rát, sưng đau, nổi mụn nước rỉ dịch,… Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, hoặc xuất hiện các vết loét bội nhiễm thì mẹ bầu sẽ lo lắng, căng thẳng thường xuyên, ăn uống không ngon miệng, rối loạn giấc ngủ gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể,… Về lâu dài, mẹ sẽ không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con, khiếm thai nhi trong bụng mẹ còi cọc, chậm phát triển hơn bình thường.
Viêm da cơ địa ở bà bầu có di truyền sang con không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng viêm da cơ địa có tính chất di truyền. Nếu mẹ bầu mắc bệnh viêm da cơ địa khi mang thai thì em bé ra đời cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ khác. Ngoài ra, nếu cả cha và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì tỷ lệ con sinh ra mắc bệnh có thể lên đến 80%.
Nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa ở những trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có người thân trong gia đình mắc các bệnh liên quan đến dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng (sốt cỏ khô), viêm da tiếp xúc,… cũng cao hơn hẳn những người khác. Điều này dấy lên những nghi ngại trong việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh da liễu liên quan đến dị ứng.
Để giảm thiểu những tác động tiêu cực của viêm da cơ địa ở bà bầu và trẻ nhỏ, tốt nhất phụ nữ mang thai nên chủ động thăm khám tại địa chỉ khám chữa viêm da cơ địa sớm, kiên trì điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng như thực hiện các biện pháp hạn chế nguy cơ trẻ bị viêm da cơ địa di truyền.
Mẹ bầu bị viêm da cơ địa phải làm sao?
Viêm da cơ địa không khó chữa nhưng với cơ thể nhạy cảm của phụ nữ mang thai, việc dùng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị viêm da cơ địa trở nên phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Chính vì thế, các bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ tình trạng sức khỏe thai phụ, triệu chứng viêm da cũng như đặc điểm cơ địa mẹ bầu để đưa ra phác đồ điều trị an toàn và hiệu quả:
Chườm lạnh
Chườm lạnh là giải pháp hiệu quả giúp hạn chế tình trạng kích ứng da, từ đó giúp giảm ngứa rát, giảm sưng viêm do viêm da cơ địa gây ra. Mẹ bầu có thể chườm lạnh vùng tổn thương trước khi đi ngủ để cảm thấy thoải mái và ngủ ngon giấc hơn.
Kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm được sử dụng để cấp ẩm, làm mềm da, giảm tình trạng khô căng, ngứa ngáy, dày sừng do viêm da cơ địa. Để đạt hiệu quả tốt nhất, thai phụ cần thoa kem dưỡng thường xuyên từ 2 – 3 lần/ngày. Ngoài ra, cần lựa chọn một số loại kem có thành phần tự nhiên, lành tính để đảm bảo an toàn và ngăn chặn nguy cơ kích ứng da.
Thuốc bôi tại chỗ
Nếu viêm da cơ địa khi mang thai mức độ nặng và có xu hướng lan rộng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bôi tại vị trí viêm da cơ địa, các loại thuốc chứa kẽm oxide và thuốc kháng Histamine. Hai loại thuốc này được đánh giá an toàn với cơ địa bà bầu và có khả năng cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát nhanh chóng chỉ sau 1 – 2 lần sử dụng.
Trong quá trình sử dụng thuốc bôi, thai phụ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng. Hạn chế dùng thuốc trên diện rộng và các vùng da đặc biệt nhạy cảm như xung quanh mắt, cơ quan sinh dục,… Đồng thời tránh sử dụng thuốc dài ngày hoặc tự ý ngưng điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ da liễu.
Lưu ý: Việc dùng thuốc trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Do đó, thai phụ cần thận trọng khi dùng kỳ loại thuốc điều trị viêm da cơ địa khi mang thai. Trong quá trình sử dụng, nếu nhận thấy có biểu hiện bất thường, cần báo ngay bác sĩ để được hỗ trợ xử lý kịp thời.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội không chỉ cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị viêm da cơ địa ở tay, chân, mặt, mà còn thường xuyên có ưu đãi khám da liễu, giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và phương pháp điều trị cá nhân hóa, phòng khám hỗ trợ kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế tái phát hiệu quả. Bạn có thể liên hệ trước để biết thêm thông tin về các chương trình khuyến mãi hiện có.
Bài viết chung cấp chi tiết lý do mắc viêm da cơ địa khi mang thai cũng như chia sẻ cách khắc phục tình trạng bệnh hiệu quả, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0869 725 632 – 0396 875 319, các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc.